Tòa án Thụy Sĩ cáo buộc Credit Suisse tội danh rửa tiền
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, ngân hàng Credit Suisse đang đối mặt với cáo buộc bao che rửa tiền sau khi một cựu giám đốc phụ trách về quan hệ khách hàng của ngân hàng này được cho là không ngăn chặn hành vi hợp pháp hóa hàng triệu euro “tiền bẩn” của những khách hàng người Bulgaria có liên quan tới buôn bán ma túy.
Ngoài ra, ngân hàng trên cũng bị cáo buộc tham gia một phần vào vụ việc trên. Như vậy, Credit Suisse trở thành ngân hàng lớn đầu tiên của Thụy Sĩ bị tòa án cáo buộc tội danh này.
Ngân hàng Credit Suisse. Ảnh: rte
Trong một tuyên bố với hãng tin Reuters, Credit Suisse đã bác bỏ mọi cáo buộc và khẳng định vị cựu giám đốc trên vô tội.
Tại phiên tòa nói trên, các công tố viên cho rằng Credit Suisse đã không thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để ngăn chặn một cựu đô vật người Bulgaria hợp pháp hóa số tiền 146 triệu CHF (158 triệu USD) trong thời gian từ năm 2004 – 2008. Người này bị cáo buộc buôn bán ma túy.
Trong hai năm qua, Credit Suisse đã hứng chịu hàng loạt tin xấu và đây là vụ việc mới nhất trong một loạt vụ bê bối gây tổn hại tới uy tín của ngân hàng 166 năm tuổi này. Trước tiên, đó là vụ bê bối do các hoạt động do thám của Credit Suisse liên quan đến các giám đốc điều hành cấp cao, sau đó là hoạt động tương tự giữa ngân hàng này với công ty tài chính Greensill Capital. Hồi năm ngoái, ngân hàng có trụ sở ở Zurich này đã thiệt hại hàng tỷ USD do các kế hoạch đầu tư bị phá sản và bị phạt một khoản tiền lớn vì có liên quan đến một vụ bê bối tham nhũng ở Mozambique.
Ngoài Credit Suisse, các ngân hàng khác của Thụy Sĩ như UBS, Falcon, Julius Br và BSI cũng đã phải đối mặt với các án phạt hoặc kiểm duyệt trong những năm gần đây vì nhiều tội danh khác nhau.
Theo Cơ quan giám sát chống tham nhũng của Thụy Sĩ (Public Eye), phiên tòa kể trên đã chỉ ra những kẽ hở trong hoạt động của cơ quan quản lý tài chính Thụy Sĩ. Vụ kiện này cho thấy giới chức cần tăng cường giám sát cách thức kinh doanh của các ngân hàng ở Thụy Sĩ.
Thụy Sĩ kêu gọi tháo gỡ khó khăn trong quan hệ với EU
Ngày 6/2, Tổng thống Thụy Sĩ Ignazio Cassis kêu gọi các bên cần có thái độ "bình tĩnh và sáng tạo" để tháo gỡ bế tắc trong mối quan hệ giữa nước này với Liên minh châu Âu (EU).
Tổng thống Thụy Sĩ Ignazio Cassis. Ảnh: AFP/TTXVN
Trả lời phỏng vấn báo giới, Tổng thống Cassis cho biết để giải quyết các mối quan hệ với EU, Thụy Sĩ cần tránh các vấn đề thuần túy về kỹ thuật và thể chế, thay vào đó nên tập trung vào các nội dung. Ông lưu ý rằng hai bên chỉ có thể nối lại quan hệ hữu nghị khi Thụy Sĩ được đảm bảo về các lợi ích chính trị, xã hội và tình hình hiện nay đòi hỏi một sự bình tĩnh và sáng tạo. Tổng thống Cassis cho rằng Thụy Sĩ không nên chỉ quan tâm đến thị trường nội khối của EU mà còn phải mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực như y tế, nghiên cứu và văn hóa.
Chính phủ Thụy Sĩ đang hướng tới một gói thỏa thuận với EU, hoặc ít nhất là một chương trình nghị sự cho các cuộc đàm phán. Theo nhà lãnh đạo nước này, cả hai bên đều quan tâm đến thể chế hóa các mối quan hệ, do đó các mối quan hệ không ổn định không phải là một giải pháp lâu dài cho cả Thụy Sĩ và EU. Bên cạnh đó, ông cho rằng Thụy Sĩ nên thắt chặt quan hệ với EU vì hai bên có sự gần gũi về kinh tế, hệ tư tưởng và xã hội. Tuy nhiên, Thụy Sĩ không thể đơn giản từ bỏ các nguyên tắc của nước này, coi nhẹ vấn đề bảo vệ tiền lương và nhập cư, vốn có nguy cơ gây bất ổn cho hòa bình xã hội.
Thụy Sĩ là đối tác thương mại lớn thứ tư của EU. Ước tính 1,4 triệu công dân EU đang sinh sống tại Thụy Sĩ. Quan hệ giữa EU và Thụy Sĩ hiện đang được điều chỉnh bởi một loạt thỏa thuận rời rạc. Trong hơn một thập kỷ, hai bên đã tiến hành nhiều cuộc thảo luận nhằm hướng tới một thỏa thuận tổng thể, giúp đảm bảo sự hài hòa trong khung pháp lý về quan hệ song phương và thiết lập một cơ chế giải quyết tranh chấp.
Tuy nhiên, đàm phán đã rơi vào bế tắc sau khi EU từ chối nhượng bộ các yêu cầu của Thụy Sĩ về loại trừ các vấn đề chính liên quan đến hỗ trợ nhà nước, bảo vệ tiền lương và tự do đi lại. Về phần mình, Thụy Sĩ cũng do dự trong việc đáp ứng yêu cầu của EU về đóng góp ngân sách và đảm bảo tuân thủ các quy định của khối để có thể tiếp cận thị trường rộng lớn này. Quan hệ song phương trở nên căng thẳng khi Thụy Sĩ quyết định dừng các cuộc thảo luận hướng tới một thỏa thuận hợp tác rộng rãi với EU vào tháng 5/2021.
Triều Tiên là một trong các chủ tịch luân phiên Hội nghị Giải trừ quân bị LHQ năm 2022 Ngày 27/1, Liên hợp quốc (LHQ) thông báo trong năm nay, Triều Tiên sẽ đảm nhận cương vị Chủ tịch luân phiên Hội nghị Giải trừ quân bị của LHQ trong vòng một tháng. Quang cảnh phiên họp toàn thể Hội nghị giải trừ quân bị tại trụ sở LHQ ở Geneva, Thụy Sĩ tháng 3/2020. Ảnh tư liệu: Tố Uyên/Pv TTXVN tại...