Tòa án Thổ Nhĩ Kỳ ra lệnh trả tự do cho 10 cựu chỉ huy hải quân
Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ ngày 13/4 đưa tin một tòa án của nước này đã trả tự do cho 10 chỉ huy hải quân đã nghỉ hưu, những người từng bị Tổng thống Tayyip Erdogan cáo buộc liên quan đến một “cuộc đảo chính chính trị”.
Tòa án ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Anh: AFP/TTXVN
Các cựu chỉ huy hải quân đã bị bắt giữ sau khi tên của họ xuất hiện trên một bức thư ngỏ có chữ ký của 104 chỉ huy đã nghỉ hưu ủng hộ Công ước Montreux năm 1936, nhằm mục đích phi quân sự hóa Biển Đen bằng cách đặt ra các quy tắc nghiêm ngặt về việc tàu chiến đi qua eo biển Bosphorus và Dardanelles dẫn đến Địa Trung Hải.
Tuy nhiên, Tổng thống Erdogan đang có kế hoạch xây dựng một con kênh mới ở Istanbul kéo tới phía Tây eo biển Bosphorus để giảm bớt áp lực cho một trong những tuyến đường thủy đông đúc nhất thế giới. Chính vì vậy, Tổng thống Erdogan đã công kích các cựu sĩ quan hải quân, đồng thời cho rằng “những nỗ lực của một nhóm đô đốc đã nghỉ hưu là không bao giờ có thể được chấp nhận”.
Tòa án Thổ Nhĩ Kỳ đã ra lệnh thả 10 chỉ huy nhưng buộc họ phải chịu sự giám sát đặc biệt, đồng thời yêu cầu họ phải trình diện cảnh sát theo định kỳ, cũng như cấm họ rời khỏi đất nước.
Video đang HOT
Cũng trong ngày 13/4, các công tố viên Thổ Nhĩ Kỳ công bố lệnh tạm giam đối với 84 nghi phạm vì liên quan tới một mạng lưới bị cáo buộc đứng sau âm mưu đảo chính vào năm 2016.
Hãng thông tấn Anadolu cho biết cảnh sát nước này đã triển khai đồng loạt các chiến dịch ở 49 tỉnh để bắt giữ các nghi phạm, theo lệnh của Văn phòng Trưởng Công tố ở thành phố Izmir. Những người bị nhắm tới trong các chiến dịch này được cho là binh lính đang tại ngũ, quân nhân đã xuất ngũ và cảnh sát đang thi hành công vụ. Văn phòng này cho biết các nghi phạm có mối liên hệ với mạng lưới do giáo sĩ Fethullah Gulen cầm đầu, có trụ sở tại Mỹ.
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ quy trách nhiệm cho giáo sĩ Fethullah Gulen và mạng lưới của ông này là chủ mưu cuộc đảo chính vào tháng 7/2016, khiến 250 người thiệt mạng và đang thúc đẩy việc dẫn độ vị giáo sĩ này.
Trump 'trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ vì mua tên lửa S-400'
Trump đã ký lệnh trừng phạt cơ quan chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ vì theo đuổi hợp đồng mua tên lửa S-400 của Nga, theo các nguồn tin.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phê chuẩn gói biện pháp trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ do Ngoại trưởng Mike Pompeo đề xuất và có thể công bố nội dung ngay trong ngày 11/12, các nguồn tin giấu tên, trong đó có ba quan chức Mỹ, cho biết.
Lệnh cấm vận dường như sẽ nhằm vào Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng thuộc chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, cùng người đứng đầu cơ quan này là Ismail Demir. Tổng cục này được cho là cơ quan thúc đẩy thương vụ Thổ Nhĩ Kỳ mua tên lửa S-400 của Nga. Demir hồi tháng 11 năm ngoái từng tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 là để sử dụng, chứ không phải để loại bỏ theo yêu cầu của Mỹ.
Hành động trừng phạt của Washington có thể gây nhiều thiệt hại cho Ankara, nhưng không nghiêm trọng như kịch bản trừng phạt toàn diện được nhiều chuyên gia dự đoán.
Thành phần hệ thống S-400 chuyển cho Ankara hồi tháng 8/2019. Ảnh: Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ.
Đòn trừng phạt sẽ được thực thi theo Đạo luật chống các đối thủ của Mỹ thông qua cấm vận (CAATSA), vốn quy định bất cứ quốc gia nào tham gia các giao dịch trên 15 triệu USD với các nhà thầu quốc phòng thuộc nhà nước Nga đều phải hứng chịu lệnh trừng phạt từ chính quyền Mỹ.
Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, Bộ Tài chính và Bộ Ngoại giao Mỹ đều chưa bình luận về thông tin.
Quan chức Thổ Nhĩ Kỳ giấu tên cho biết lệnh cấm vận có thể phản tác dụng và gây tổn hại quan hệ giữa hai nước thành viên NATO. "Thổ Nhĩ Kỳ ưu tiên giải quyết vấn đề thông qua biện pháp ngoại giao và đàm phán. Chúng tôi không chấp nhận các hành động cưỡng ép đơn phương", người này cho hay.
Tổng thống Trump từ lâu đã phản đối áp lệnh trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ, nhất là khi ông xây dựng được quan hệ tốt với người đồng cấp Recep Tayyip Erdogan. Tuy nhiên, biện pháp trừng phạt có thể được áp dụng ngay cả khi ông chủ Nhà Trắng không hành động.
Hạ viện Mỹ hồi đầu tuần đã phê chuẩn dự thảo Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) cho năm tài khóa 2021, trong đó buộc Washington áp lệnh cấm vận Ankara trong vòng 30 ngày kể từ khi đạo luật được lưỡng đảng thông qua. NDAA dự kiến được Thượng viện Mỹ phê chuẩn với tỷ lệ ủng hộ cao.
Quan chức Mỹ giấu tên cho biết Trump quyết định thúc đẩy lệnh cấm vận Thổ Nhĩ Kỳ nhằm tách vấn đề này khỏi NDAA và cho thấy ông không bị quốc hội thúc ép.
Thổ Nhĩ Kỳ đặt mua hai hệ thống tên lửa S-400 của Nga trị giá 2,5 tỷ USD vào tháng 12/2017. Nga hoàn tất bàn giao loạt vũ khí này cho Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 1 năm nay. Ankara tiến hành đợt bắn thử đầu tiên hồi tháng 10 và tuyên bố sẽ tiếp tục thử nghiệm S-400 mà "không cần xin phép Washington".
Mỹ nhiều lần phản đối hợp đồng, cho rằng S-400 không tương thích với hệ thống phòng thủ NATO và đe dọa tiêm kích tàng hình F-35. Washington đã gạt Ankara khỏi chương trình F-35, từ chối bàn giao 105 máy bay F-35A nước này đặt mua và loại các tập đoàn quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ khỏi dây chuyền sản xuất F-35.
Thổ Nhĩ Kỳ ấn định thời gian tổ chức hội nghị hòa bình quốc tế về Afghanistan Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ ngày 13/4 thông báo nước này sẽ tổ chức hội nghị hòa bình quốc tế về Afghanistan tại Istanbul từ ngày 24/4 tới ngày 4/5, với sự tham gia của đại diện Chính phủ Afghanistan và lực lượng phiến quân Taliban. Liên hợp quốc (LHQ) và Qatar là các bên đồng tài trợ cho hội nghị này....