Tòa án online đầu tiên tại Trung Quốc
Một tòa án xét xử trực tuyến đầu tiên sẽ sớm xuất hiện tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.
Theo hãng tin Tân Hoa Xã, ngày 26/6, tòa án trực tuyến đầu tiên ở Trung Quốc sẽ được đặt tại thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang.
Tòa án trực tuyến sẽ xét xử các vụ án liên quan đến gian lận thương mại trực tuyến, các hợp đồng vay nợ ký kết trên mạng, những trường hợp vi phạm bản quyền Internet. Tất cả các thủ tục pháp lý, bắt đầu từ việc nộp đơn kiện đều diễn ra trên trang web của tòa án. Các cuộc xét xử sẽ được tiến hành trực tiếp qua video.
Được biết, thành phố Hàng Châu là nơi đặt trụ sở của nhiều doanh nghiệp liên quan đến Internet, bao gồm Alibaba, tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ của Trung Quốc. Thành phố Hàng Châu và tỉnh Chiết Giang nói chung hằng năm xảy ra rất nhiều vụ kiện tụng liên quan đến kinh doanh trực tuyến, chẳng hạn như tranh chấp về hợp đồng, sản phẩm, các khoản vay và bản quyền.
Cho đến nay, hệ thống pháp luật của thành phố đã xét xử nhiều vụ án tội phạm mạng và số lượng những vụ liên quan đến không gian mạng vẫn tiếp tục tăng. Chẳng hạn, trong năm 2013, tòa án Hàng Châu đã xét xử khoảng 600 vụ, nhưng năm ngoái, con số này đã vượt quá 10 triệu.
Video đang HOT
“Việc thành lập tòa án trực tuyến tại Hàng Châu là một sự đổi mới quan trọng. Nó thể hiện sự chủ động thích nghi với xu hướng phát triển Internet của các cơ quan tư pháp”, Tân Hoa Xã cho biết.
(Theo PetroTimes)
Hãng bảo mật Kaspersky Lab bị nghi can thiệp bầu cử Mỹ?
Kaspersky Lab đang bị nghi ngờ có mối liên hệ với cơ quan tình báo Nga và có thể can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
Reuter hôm 29/6 cho hay, các nghị sĩ Mỹ đã yêu cầu quân đội nước này không sử dụng phần mềm của hãng bảo mật Kaspersky Lab của Nga bởi lo ngại công ty này bị tác động bởi chính quyền Nga.
Các nhân viên người Mỹ của Kaspersky bị FBI "sờ gáy".
Lời yêu cầu được đưa ra hôm thứ 4, một ngày sau khi Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) tiến hành thẩm vấn một số nhân viên Mỹ hoạt động tại Kaspersky Lab.
Reuters dẫn 2 nguồn tin cho biết, các nhân viên FBI đã tới nhà của các nhân viên Mỹ làm việc cho Kaspersky Lab vào cuối ngày thứ 3 tại nhiều thành phố ở Mỹ dù không có bất cứ lệnh khám xét nào.
Trong khi đó, Kaspersky Lab cũng xác nhận vào hôm thứ 4 rằng các mật vụ FBI đã trao đổi với một số nhân viên tại Mỹ của họ.
NBC News thông tin, đã có ít nhất mười hai nhân viên của Kaspersky Lab tại Mỹ phải trả lời thẩm vấn của FBI.
Nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành Kaspersky Lab - ông Eugene Kaspersky khẳng định sẵn sàng có mặt tại Thượng viện để điều trần và xóa bỏ mọi ngờ vực với các sản phẩm của công ty ông.
Công ty Nga nhiều lần khẳng định không có sự liên quan đến bất kỳ chính phủ nào. Các cáo buộc về sản phẩm của Kaspersky Lab được sử dụng nhằm hỗ trợ các điệp viên Nga là không có căn cứ, thiếu bằng chứng xác đáng.
Các nhà lập pháp Mỹ đang dấy lên những lo ngại trước việc Moscow có thể sử dụng các sản phẩm của Kasperksy để tấn công các mạng lưới máy tính ở Mỹ.
Các phần mềm phòng chống virus của Kaspersky hiện khá thông dụng tại Mỹ và trên toàn cầu. Giới chức Mỹ lâu nay vẫn nghi ngờ rằng công ty này có ít nhiều mối liên hệ với cơ quan tình báo Nga.
Hiện tại, tấn công mạng là một vấn đề thực sự nhạy cảm khi giới chức tình báo Mỹ trong thời gian qua không ngừng cáo buộc Nga là thủ phạm vụ hack và làm rò rỉ email của Đảng Dân chủ nhằm can thiệp kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 giữa ông Donal Trump và bà Hillary Clinton.
Vụ rò rỉ email cá nhân của bà Hillary bị nghi ngờ do tin tặc Nga tấn công.
Chưa rõ cuộc điều tra về các hoạt động của Kaspersky Lab có liên quan gì tới cuộc điều tra do công tố viên đặc biệt Robert Mueller đang tiến hành hay không.
Ông Robert Mueller được giao phụ trách cuộc điều tra về những cáo buộc can thiệp bầu cử của Nga cũng như những âm mưu cấu kết giữa nhóm tranh cử của ông Trump và chính quyền Nga.
(Theo Dân Việt)
8 công chúa Ả Rập bị kết án tù vì đối xử tàn tệ người hầu 8 công chúa đến từ Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) mới đây đã bị tòa án ở Bỉ kết án vì cáo buộc đối xử với người giúp việc như nô lệ và buôn người trái phép. 8 công chúa bị kết tội là người thân của Quốc vương Zayed bin Sultan al-Nahyan. Theo Independent, công chúa Shekha Hamda...