Tòa án Mỹ ra phán quyết vụ ‘tiền bịt miệng’ và yêu cầu ông Trump hầu tòa ngày 10/1
Ngày 3/1, Tòa án Mỹ đã ra phán quyết rằng không có cơ sở để bác bỏ vụ án liên quan đến “khoản tiề.n bịt miệng” của Tổng thống đắc cử Donald Trump, đồng thời yêu cầu ông phải ra hầu tòa vào ngày 10/1 để tòa tuyên án.
Ông Donald Trump tại phiên xét xử của tòa án New York ngày 4/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo lệnh của quyền Thẩm phán Tòa án Tối cao tiểu bang New York, đơn yêu cầu hủy bỏ cáo trạng của ông Trump đã bị bác bỏ, dựa trên quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự New York.
Trước đó, vào tháng 5/2024, bồi thẩm đoàn đã kết luận ông Trump phạm 34 tội danh làm giả hồ sơ kinh doanh liên quan đến khoản thanh toán cho cựu diễn viên phim người lớn Stormy Daniels. Ông Trump bị cáo buộc đã thực hiện giao dịch này để che giấu mối quan hệ ngoài hôn nhân nhằm bảo vệ triển vọng tranh cử trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016. Tuy nhiên, ông đã bác bỏ mọi cáo buộc và đội ngũ pháp lý của ông đã nhiều lần tìm cách yêu cầu hủy bỏ bản án.
Thẩm phán Juan Merchan, xét xử vụ án của ông Trump đã yêu cầu ông phải tham dự phiên tòa ngày 10/1 trực tiếp hoặc trực tuyến – chỉ 10 ngày trước lễ nhậm chức Tổng thống. Mặc dù có thể đối mặt với mức án tối đa 4 năm tù, ông Trump nhiều khả năng sẽ nhận phán quyết “trả tự do vô điều kiện”. Theo đó, ông không phải chịu án tù, tiề.n phạt hay án treo nhưng hồ sơ kết án vẫn được lưu giữ.
Đội ngũ pháp lý của ông Trump đang tìm cách trì hoãn phiên tòa bằng cách đề nghị một tòa phúc thẩm trung gian can thiệp. Họ hy vọng có thể ngăn chặn quá trình tuyên án. Trong khi đó, người phát ngôn chiến dịch tranh cử – ông Steven Cheung, ch.ỉ tríc.h phán quyết của thẩm phán Merchan và cho rằng đây là “sự vi phạm trực tiếp nguyên tắc miễn trừ tổng thống” đã được Tòa án Tối cao xác nhận. Ông Cheung nhấn mạnh, Tổng thống đắc cử cần tập trung vào quá trình chuyển giao quyền lực và thực hiện nhiệm vụ quốc gia, thay vì bị cản trở bởi các thủ tục tố tụng mang động cơ chính trị.
Video đang HOT
Nếu phiên tòa không thể diễn ra theo kế hoạch vào ngày 10/1, thẩm phán Merchan cho biết ông có thể hoãn tuyên án cho đến khi ông Trump kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống. Ông nhấn mạnh rằng phương án “miễn tội vô điều kiện” là lựa chọn hợp lý nhất để duy trì tính hợp pháp của phán quyết bồi thẩm đoàn, đồng thời đảm bảo nguyên tắc miễn trừ dành cho Tổng thống đương nhiệm.
Văn phòng công tố Manhattan – đơn vị đã theo vụ kiện chống lại ông Trump – từ chối đưa ra bình luận về phán quyết mới nhất. Trước đó, họ đã bảo vệ tính hợp pháp của bản án, nhấn mạnh rằng vụ án liên quan đến hành vi cá nhân và không thuộc phạm vi miễn trừ dành cho Tổng thống. Trong phán quyết, thẩm phán Merchan cũng ch.ỉ tríc.h các nỗ lực trì hoãn của đội ngũ luật sư của ông Trump, cảnh báo rằng việc xóa bỏ toàn bộ bản án sẽ làm suy yếu nghiêm trọng nguyên tắc pháp quyền và ảnh hưởng đến lòng tin của công chúng vào hệ thống tư pháp.
Phiên tòa ngày 10/1 được xem là một trong những cột mốc quan trọng, không chỉ quyết định số phận pháp lý của Tổng thống đắc cử Donald Trump mà còn có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển giao quyền lực cũng như bối cảnh chính trị tại Mỹ trong thời gian tới.
Bồi thẩm đoàn bắt đầu nghị án, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tỏ ra bi quan
Ngày 29/5, các thành viên bồi thẩm đoàn trong vụ án xét xử cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump chi tiề.n mua sự im lặng của ngôi sao khiê.u dâ.m bắt đầu tiến hành thảo luận để cân nhắc các bằng chứng và lờ.i kha.i mà họ đã nghe và nhìn thấy trong năm tuần qua nhằm đưa ra quyết định cuối cùng liên quan tới vụ án.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh tư liệu: ÀFP/TTTXVN
Ông Trump tỏ ra bi quan sau khi rời phòng xử án sau nhiều giờ đọc hướng dẫn đối với bồi thẩm đoàn, lặp lại khẳng định của ông rằng đây là một "phiên tòa rất bất công", "toàn bộ sự việc đã được dàn dựng".
Cựu Tổng thống Mỹ nhấn mạnh hai lần rằng: "Mẹ Teresa không thể bác bỏ những cáo buộc này".
Bồi thẩm đoàn gồm 12 công dân thành phố New York, trong đó có 7 nam và 5 nữ, bắt đầu tham gia phiên xét xử các cáo buộc hình sự đối với cựu Tổng thống Donald Trump vào ngày 22/4/2024.
Tuy nhiên, họ đã ngồi im lặng trong phòng xử án ở New York trong nhiều tuần khi các công tố viên trình bày vụ án còn các luật sư của ông Trump cố gắng bác bỏ nó.
Ngày 29/5, bồi thẩm đoàn đã rời phòng xét xử để tiến hành các phiên họp kín.
Nội dung thảo luận của bồi thẩm đoàn sẽ được giữ bí mật, mặc dù họ có thể gửi ghi chú cho thẩm phán yêu cầu xem lại lờ.i kha.i hoặc xem bằng chứng. Bồi thẩm đoàn cũng sẽ sử dụng hình thức này để thông báo về kết quả nghị án.
Không rõ bồi thẩm đoàn sẽ mất bao lâu để đưa ra phán quyết trong phiên tòa hình sự đầu tiên xét xử một cựu Tổng thống Mỹ.
Theo trình tự, sau khi có quyết định của bồi thẩm đoàn, thẩm phán sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng đối với vụ án.
Về phần mình, ngay trước khi nghị án bắt đầu, thẩm phán Juan Merchan giám sát phiên tòa đã nói với bồi thẩm đoàn rằng họ không thể chỉ dựa vào lờ.i kha.i của nhâ.n chứn.g Michael Cohen, người đóng vai trò trung tâm trong việc trả tiề.n bịt miệng.
Theo thẩm phấn Merchan, ngay cả khi thấy lờ.i kha.i của Michael Cohen là đáng tin cậy thì cũng không thể kết tội bị cáo (ông Trump) chỉ dựa trên lờ.i kha.i đó trừ khi thấy nó được chứng thực bởi các bằng chứng khác.
Thẩm phán Merchan yêu cầu thành viên bồi thẩm đoàn phải gạt bỏ mọi ý kiến cá nhân hoặc thành kiến khi nghị án.
Một phán quyết có tội có thể đảo ngược cuộc đua tổng thống năm 2024, trong đó ông Trump, ứng cử viên Đảng Cộng hòa, đang tìm cách giành lại Nhà Trắng từ tay Tổng thống Đảng Dân chủ Joe Biden trong cuộc bầu cử diễn ra vào ngày 5/11 tới.
Ông Trump, 77 tuổ.i, phải đối mặt với 34 tội danh liên quan các cáo buộc làm giả hồ sơ để che đậy khoản tiề.n 130.000 USD trả cho nữ diễn viên phi.m ngườ.i lớ.n Stormy Daniels trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016.
Số tiề.n này được cho là để mua chuộc sự im lặng của diễn viên này về quan hệ tìn.h dụ.c với ông Trump 10 năm trước đó.
Đức, Pháp muốn hỗ trợ tiến trình chuyển giao quyền lực ở Syria Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, ngày 3/1, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock và người đồng cấp Pháp Jean-Noel Barrot đã đến thủ đô Damascus trong chuyến thăm chính thức đầu tiên kể từ khi chính quyền của Tổng thống Bashar Assad sụp đổ ngày 8/12/2024. Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock. Ảnh: AFP/TTXVN Trên mạng xã hội X, bà Baerbock viết: "Với chúng...