Tòa án Hình sự quốc tế ở La Haye (Hà Lan) bị tấn công mạng
Ngày 19/9, Tòa án Hình sự quốc tế ( ICC) tại La Haye của Hà Lan thông báo tổ chức này là nạn nhân của vụ tấn công mạng vào tuần trước.
Theo thông báo, cuối tuần qua, các cơ quan thuộc ICC đã phát hiện những hoạt động bất thường ảnh hưởng tới các hệ thống thông tin của tổ chức này. Hàng loạt biện pháp đã được triển khai ngay lập tức để ứng phó và giảm thiểu tác động của sự cố an ninh mạng.
Bên cạnh đó, ICC xác nhận với sự hỗ trợ của chính quyền Hà Lan, cơ quan chức năng đã mở cuộc điều tra, đồng thời triển khai các biện pháp an ninh bổ sung.
Video đang HOT
Nội dung thông báo cũng nhấn mạnh: “Trong khi tiếp tục phân tích và giảm thiểu tác động của vụ việc, Tòa án ưu tiên đảm bảo các công việc chính vẫn được duy trì thông suốt. Trong tương lai, Tòa án sẽ tăng cường khuôn khổ an ninh mạng, bao gồm cả chính sách đẩy nhanh tiến độ sử dụng công nghệ điện toán đám mây”.
Tuy nhiên, thông báo của ICC không cung cấp thông tin chi tiết về vụ việc, các tài liệu có thể bị đánh cắp hoặc đối tượng tình nghi đứng sau cuộc tấn công mạng này.
Nga phản ứng trước lệnh của Tòa án Hình sự quốc tế bắt giữ Tổng thống Putin
Phản ứng trước việc Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt Tổng thống Nga Vladimir Putin, Điện Kremlin khẳng định, Nga không công nhận thẩm quyền của ICC và coi các quyết định của cơ quan này là vô hiệu.
Trụ sở Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) ở The Hague, Hà Lan. Ảnh: Getty Images
Ngày 17/3, phát biểu trước các phóng viên, người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov chỉ trích động thái của ICC ban hành lệnh bắt Tổng thống Nga Vladimir Putin là "thái quá". Ông Peskov nêu rõ, cũng như nhiều quốc gia, Nga không công nhận thẩm quyền của ICC và coi bất kỳ tuyên bố nào của ICC là vô hiệu về mặt pháp lý.
Trước đó cùng ngày, ICC đã ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Nga V.Putin và Ủy viên của Nga về quyền trẻ em Maria Lvova-Belova, với cáo buộc "có thể liên quan tội ác chiến tranh" khi đưa trẻ em từ các khu vực bị chiếm đóng của Ukraine sang Nga một cách bất hợp pháp.
Phản ứng trước phán quyết của ICC, Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga Vyacheslav Volodin tuyên bố, Moskva coi bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm vào Tổng thống Nga là "hành vi xâm lược". Ông Volodin nêu rõ, sức mạnh của Tổng thống Putin nằm ở sự ủng hộ của người dân và đoàn kết xã hội.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova khẳng định, đối với Nga, các quyết định của ICC không có ý nghĩa. Nga không phải một bên của Quy chế Rome về ICC và Nga không có nghĩa vụ tuân theo quy chế này.
Trong khi đó, hãng tin TASS của Nga dẫn lời Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết, Mỹ cho rằng phán quyết của ICC về ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Nga "có thể hợp lý", song Mỹ không công nhận quyết định này.
Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) được thành lập theo hiệp ước quốc tế "Quy chế Rome" năm 1998. Mỹ đã ký văn bản này nhưng sau đó rút lui. Moskva cũng ký hiệp ước năm 2000, nhưng không phê chuẩn. Năm 2016, Tổng thống Nga V.Putin ký sắc lệnh về việc Nga từ chối tham gia ICC.
Nga cảnh báo Armenia về hậu quả khi tham gia ICC Theo hãng tin Reuters ngày 28/3, Liên bang Nga đã cảnh báo Armenia về "những hậu quả nghiêm trọng" nếu nước này tham gia phán quyết của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC), cơ quan đã ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Vladimir Putin. Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong một cuộc gặp năm...