Tòa án Hàn Quốc bác bỏ vụ kiện Tokyo liên quan vấn đề ‘phụ nữ mua vui’
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, ngày 21/4, tòa án quận trung tâm Seoul đã bác bỏ vụ kiện chính phủ Nhật Bản của 20 nạn nhân Hàn Quốc, những người bị cưỡng ép trở thành “ phụ nữ mua vui” trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Các phụ nữ từng bị cưỡng ép làm lao động tình dục thời chiến tại một cuộc họp báo ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 13/11/2019. Ảnh tư liệu: YONHAP/TTXVN
Lý do được tòa đưa ra là Tokyo được hưởng quyền miễn trừ trong các vụ kiện dân sự tại các tòa án nước ngoài.
Các nguyên đơn đã đệ đơn kiện hồi tháng 12/2016, tuy nhiên, các thủ tục pháp lý đã bị trì hoãn vì Tokyo từ chối tham gia.
Video đang HOT
Hồi tháng 1 năm nay, Tòa án quận trung tâm Seoul đã ra phán quyết yêu cầu Nhật Bản phải bồi thường thiệt hại cho 12 nạn nhân bị cưỡng ép trở thành “phụ nữ mua vui” trong Chiến tranh Thế giới thứ hai với mức bồi thường 100 triệu won (khoảng 91.300 USD)/người. Khi đó, Tòa đã bác bỏ tuyên bố của Nhật Bản rằng vụ kiện phải bị hủy bỏ theo quyền miễn trừ và khẳng định quyền này không áp dụng với những “tội ác có hệ thống chống lại nhân loại” và tội phạm chiến tranh.
Tokyo hiện vẫn khẳng định rằng không có nghĩa vụ tuân theo phán quyết của một tòa án Hàn Quốc mà họ cho rằng không có thẩm quyền đối với Nhật Bản.
Vấn đề lao động Hàn Quốc bị cưỡng ép trở thành “phụ nữ mua vui” trong Chiến tranh Thế giới thứ hai đã trở thành khúc mắc trong quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản từ nhiều năm qua. Năm 2015, Nhật Bản và Hàn Quốc đã đạt được thỏa thuận nhằm mục đích “giải quyết dứt điểm” về vấn đề này, trong đó Chính phủ Nhật Bản chính thức xin lỗi và lập ra quỹ trị giá 1 tỉ yen dành cho các nạn nhân còn sống. Tuy nhiên phía Hàn Quốc cho rằng, đây là một thỏa thuận sai lầm và không phản ánh đúng những ý kiến của “những phụ nữ mua vui” còn sống.
Quân đội Mỹ dọa cho nghỉ việc 9.000 nhân viên Hàn Quốc
Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc sẽ cho gần 9.000 nhân viên địa phương nghỉ việc không lương nếu hai bên không đạt thỏa thuận về chi phí quốc phòng.
Seoul và Washington vẫn tranh cãi về việc Hàn Quốc phải trang trải bao nhiêu chi phí để hỗ trợ Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc (USFK), bao gồm 28.500 binh sĩ. USFK là di sản của Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, vốn kết thúc bằng hiệp định đình chiến thay vì hiệp ước hòa bình.
Thỏa thuận Các biện pháp đặc biệt (SMA) về chi phí duy trì lính Mỹ tại Hàn Quốc hết hạn cuối năm 2019, song các cuộc đàm phán sau đó đạt được rất ít tiến bộ. Các nhân viên Hàn Quốc của USFK, chủ yếu làm việc tại các căn cứ Mỹ, bị cho nghỉ việc không lương từ tháng 4. Một thỏa thuận tạm thời được đưa ra hồi tháng 6, theo đó Hàn Quốc hỗ trợ cho khoảng 4.000 người trong số này.
Binh sĩ Mỹ tại căn cứ Humphreys ở Hàn Quốc tham gia cuộc thi hành quân đường dài, ngày 25/8. Ảnh: US Army.
Trong bức thư gửi Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc hôm 5/10, USFK cho biết thỏa thuận hỗ trợ tạm thời sẽ hết hiệu lực ngày 31/12 và quỹ lương chỉ đủ trả cho nhân viên Hàn Quốc tới tháng 3/2021.
"Chúng tôi vẫn phải đối mặt với tình trạng thâm hụt kinh phí cho người lao động trong những tháng còn lại của năm 2021", USFK cho biết. "Nếu không có SMA hoặc thỏa thuận song phương liên quan, USFK có thể phải (cho nghỉ việc) thêm các nhân viên quốc tịch Hàn Quốc từ ngày 1/4/2021".
Tổng thống Donald Trump nhiều lần nói Hàn Quốc cần trả thêm chi phí duy trì lực lượng Mỹ tại đây. Bất đồng giữa Washington và Seoul về vấn đề chi phí quốc phòng có thể khiến Trump rút bớt lính Mỹ khỏi Hàn Quốc như từng làm ở một số nước khác.
Các cuộc đàm phán về chia sẻ chi phí quốc phòng là một trong những chủ đề quan trọng trong cuộc họp thường niên về vấn đề an ninh giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper và người đồng cấp Hàn Quốc Suh Wook, tổ chức tại thủ đô Washington trong tuần này.
Trong tuyên bố sau hội đàm, Bộ trưởng Esper và Suh Wook cho biết đã đồng ý hoàn tất một thỏa thuận vì tác động của việc SMA mất hiệu lực với liên minh quân sự Mỹ-Hàn. Tuy nhiên, hai bộ trưởng thừa nhận đây là lần đầu tiên từ 2008, Hàn Quốc và Mỹ không đưa ra được cam kết "duy trì quy mô hiện tại của USFK".
Một quan chức quốc phòng Hàn Quốc cho biết Bộ trưởng Esper bày tỏ lo ngại việc không có thỏa thuận về chi phí quốc phòng "ảnh hưởng đến tình trạng sẵn sàng của chúng tôi". "Tuy nhiên, họ tái khẳng định 'cam kết không thể lay chuyển' đối với hệ thống phòng thủ chung trong tuyên bố. Đó là những gì chúng tôi sẽ tập trung vào thay vì số binh sĩ đơn thuần", quan chức này cho biết.
Hàn Quốc nỗ lực đạt thỏa thuận chia sẻ chi phí quốc phòng với Mỹ Một quan chức ngoại giao Hàn Quốc cho biết bất chấp các kế hoạch chính trị trong nước, hai chính quyền sẽ tiếp tục nỗ lực để nhanh chóng đạt được một hiệp định về chia sẻ chi phí quốc phòng. Binh sỹ Mỹ tham gia một cuộc diễn tập quân sự tại căn cứ không quân Osan ở Pyeongtaek, Hàn Quốc ngày...