Tòa án Đức bắt đầu phiên tòa xét xử các cựu quản lý của Volkswagen
Phiên xét xử vắng mặt của cựu Giám đốc điều hành (CEO) Martin Winterkorn do ông này đã phải trải qua một cuộc phẫu thuật và không thể xuất hiện tại tòa.
Người ngoài cùng bên trái là 1 trong số 4 cựu quản lý của tập đoàn sản xuất ôtô Volkswagen tại phiên xét xử ở Braunschweig, miền bắc nước Đức, ngày 16/9/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, ngày 16/9, phiên tòa xét xử 4 cựu quản lý của tập đoàn sản xuất ôtô hàng đầu Volkswagen (Đức), đã bắt đầu với sự vắng mặt của cựu Giám đốc điều hành (CEO) Martin Winterkorn .
Phiên tòa diễn ra ở Brunswick, không xa trụ sở của Volkswagen ở Wolfsburg, là phiên tòa hình sự quan trọng thứ hai liên quan đến vụ bê bối khí thải “Dieselgate” của tập đoàn này 6 năm trước.
Các bị cáo đều bị cáo buộc gian lận thương mại và trốn thuế, làm rung chuyển ngành công nghiệp xe ôtô toàn cầu hồi tháng 9/2015, thời điểm Volkswagen thừa nhận rằng 11 triệu động cơ diesel lắp đặt trong các xe lưu hành trên thị trường thế giới đã sử dụng phần mềm phản ánh không trung thực lượng khí thải ra môi trường.
Tuần trước, tòa án đã quyết định chia nhỏ các thủ tục tố tụng, hoãn phiên tòa xét xử cựu CEO Winterkorn vì lý do bị cáo không đủ sức khỏe.
Ông Winterkorn, 74 tuổi, ban đầu dự định hầu tòa cùng với 4 quản lý trên của hãng, song gần đây ông này đã phải trải qua một cuộc phẫu thuật khiến không thể xuất hiện tại tòa.
Video đang HOT
Các thẩm phán hy vọng sẽ xác định chính xác, trong số các kỹ sư và giám đốc của công ty, những người đã biết về phần mềm gian lận khí thải , và ai là người đã “bật đèn xanh” cho kế hoạch liên quan đến 9 triệu xe được bán ở châu Âu và Mỹ.
Cho đến nay, Volkswagen đã thanh toán thiệt hại, tiền bồi hoàn và án phí ước tính khoảng 30 tỷ euro (35 tỷ USD) liên quan đến vụ bê bối trên.
Bản thân cựu CEO Winterkorn đã đồng ý trả 11,2 triệu euro tiền bồi thường thiệt hại và tiền lãi cho chủ cũ của mình trong một thỏa thuận với Volkswagen.
Theo tòa án, phiên tòa xét xử cựu CEO Winterkorn vẫn chưa định được ngày do các bác sỹ chưa thể đưa ra thời gian biểu rõ ràng cho việc hồi phục của ông này.
CEO Winterkorn phải đối mặt với một cáo buộc khác tại Berlin khi khai man trước một ủy ban quốc hội đang xem xét vụ bê bối.
Song song với vụ án trên, vụ xét xử liên quan đến Rupert Stadler, ông chủ cũ của công ty con Audi của Volkswagen, được bắt đầu từ một năm trước, hiện cũng đang tiếp tục./.
EU phạt BMW và Volkswagen 1 tỷ USD liên quan vấn đề khí thải
Hai hãng ôtô Đức là BMW và Volkswagen bị phạt 875 triệu euro (1 tỷ USD) do vi phạm các quy định chống độc quyền thông qua việc hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực lọc khí thải ôtô chạy bằng diesel.
Biểu tượng Volkswagen tại một đại lý của hãng này ở Hamm, Đức. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 8/7, Ủy ban châu Âu (EC) thông báo 3 nhà sản xuất ôtô của Đức, gồm Daimler, BMW và Volkswagen, đã vi phạm các quy định chống độc quyền thông qua việc hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực lọc khí thải ôtô chạy bằng diesel, theo đó phạt BMW và Volkswagen tổng cộng 875 triệu euro (1 tỷ USD).
Thông báo của EC nêu rõ 3 hãng sản xuất ôtô nói trên đã thông đồng phát triển kỹ thuật lọc khí NO2, tuy nhiên, Daimler không bị phạt vì hãng này đã công bố tiết lộ vụ thông đồng này.
Theo Ủy viên phụ trách cạnh tranh của EU, bà Margrethe Vestager, 5 hãng sản xuất ôtô gồm Daimler, BMW, Volkswagen, Audi và Porsche đã có trong tay công nghệ giảm khí thải độc hại có hiệu quả vượt mức được quy định theo các tiêu chuẩn phát thải của EU.
Tuy nhiên, các hãng này không cạnh tranh tận dụng triệt để tiềm năng của công nghệ này để lọc khí thải sạch hơn mức quy định của EU.
Bà Margrethe Vestager nhấn mạnh quyết định của EC phạt các hãng trên về hành vi sai trái trong hợp tác kỹ thuật và cho thấy rõ EC không dung túng các công ty thông đồng làm sai.
Volkswagen cho biết hãng đang cân nhắc hành động pháp lý đối với quyết định trên của EC, cho rằng việc áp lệnh phạt đối với các đàm phán kỹ thuật giữa các hãng sản xuất ôtô về công nghệ xả thải là tạo ra một tiền lệ khó hiểu.
Bị áp mức phạt 502 triệu euro, Volkswagen cho rằng EC đang đặt chân vào một lĩnh vực tư pháp mới, theo đó lần đầu tiên xử lý vấn đề hợp tác kỹ thuật như một hành vi vi phạm luật chống độc quyền.
Hơn nữa, Volkswagen nhấn mạnh EC xử phạt dù nội dung đàm phán giữa các hãng ôtô chưa được triển khai và không có khách hàng nào bị tổn hại.
Về phần mình, BMW đồng ý với quyết định của EC và chấp nhận nộp phạt 373 triệu euro.
Kể từ sau khi bê bối gian lận khí thải của Volswagen bị phanh phui năm 2015, khiến hãng này rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng, nhiều hãng sản xuất ôtô khác cũng bị nghi ngờ sử dụng những phương thức tương tự để gian lận khí thải, trong đó có BMW.
Tính đến nay, Volswagen đã chi trả hơn 32 tỷ euro cho các khoản phạt, các chi phí pháp lý và các khoản bồi thường liên quan bê bối này.
Mới đây nhất, một tòa án tại Venice (Italy) đã ra phán quyết yêu cầu Volswagen bồi thường cho hơn 63.000 khách hàng Italy với tổng số tiền hơn 200 triệu euro cũng vì việc sử dụng phần mềm gian lận khí thải trong các xe ôtô bán tại thị trường này.
Theo thông báo của hiệp hội người tiêu dùng Italy ngày 7/7, tòa án yêu cầu Volswagen bồi thường 3.300 euro (cộng thêm tiền lãi) cho mỗi người trong số 63.000 khách hàng tham gia vụ kiện sau khi mua xe có lắp phần mềm gian lận khí thải của hãng này./.
Peugeot đối mặt với nguy cơ bị truy tố tại Pháp do gian lận khí thải Peugeot đang bị điều tra về gian dối người tiêu dùng liên quan đến việc bán xe chạy động cơ diesel đạt tiêu chuẩn khí thải Euro 5 tại Pháp từ năm 2009 đến năm 2015. Một chiếc Peugeot 208 lắp thiết bị kiểm tra khí thải. (Nguồn: carsguide.com.au) Hãng sản xuất ôtô Pháp Peugeot đang phải đối mặt với nguy cơ bị...