Tòa án Công lý Quốc tế ra phán quyết về chiến dịch của Israel ở Gaza
Hôm nay (26/1), tòa án hàng đầu của Liên Hợp Quốc sẽ ra phán quyết về việc có nên ra lệnh cho Israel ngừng chiến dịch quân sự ở Gaza hay không.
Theo BBC và Reuters, phiên họp của Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) còn gọi là Tòa án thế giới hôm nay là một phần của vụ kiện do Nam Phi đưa ra, trong đó cáo buộc Israel đang phạm tội diệt chủng. Cách đây 2 tuần, cả hai nước đều làm chứng khi vụ việc được mở, Israel đã bác bỏ kịch liệt các cáo buộc.
Phán quyết chống Israel sẽ không có hiệu lực thi hành vì ICJ chỉ có quyền đưa ra ý kiến tư vấn. Tuy nhiên, nó sẽ mang ý nghĩa chính trị.
Nam Phi, quốc gia ủng hộ mạnh mẽ người Palestine, đã yêu cầu tòa án ban hành 9 biện pháp tạm thời, gồm cả ngừng hoạt động quân sự của Israel tại Gaza trong khi xem xét các cáo buộc diệt chủng chống lại Israel.
Israel phản ứng mạnh với cáo buộc diệt chủng và tố Nam Phi bóp méo sự thật. Israel khẳng định có quyền tự vệ và nhắm vào chiến binh Hamas thay vì dân thường Palestine. Israel yêu cầu tòa án bác bỏ đề nghị của Nam Phi.
Theo các quan chức Gaza, trong hơn 3 tháng xung đột, chiến dịch quân sự của Israel đã san bằng phần lớn dải đất ven biển này, khiến 1,9 triệu người Palestine phải di dời và làm ít nhất 25.900 người thiệt mạng.
Trong khi chờ phán quyết, quân đội Israel cho biết họ đang tiếp tục các trận chiến căng thẳng ở trung tâm Khan Younis – thành phố chính ở nam Gaza, và tấn công các cơ sở hạ tầng của Hamas từ trên không và trên bộ. Ngoài ra, quân Israel cũng bắn vào các mục tiêu của Hamas ở phía bắc và dọc theo bờ biển Gaza.
Video đang HOT
Các quan chức Gaza hôm qua cho hay, các cuộc tấn công của Israel đã giết chết 20 người Palestine đang xếp hàng chờ nhận viện trợ lương thực ở thành phố Gaza, 11 người ở trại tị nạn Al-Nusseirat và ít nhất 50 người trong 24h trước đó tại Khan Younis.
Hãng tin Reuters cho biết, thông tin trên chưa thể kiểm chứng độc lập trong khi Israel tuyên bố đang xem xét các báo cáo.
Các lựa chọn của giới lãnh đạo Arab về phản ứng với xung đột ở Gaza
Tình hình nhân đạo ở Gaza cũng như sự phẫn nộ của công chúng trong nước đang gây áp lực lên các nhà lãnh đạo Arab để có hành động với Israel.
Một số biện pháp đã được đề xuất như lệnh cấm vận dầu mỏ. Vậy các quốc gia Arab thực sự có những lựa chọn nào?
Người dân sử dụng ngựa trên đường phố thủ đô Amsterdam (Hà Lan) trong khủng hoảng dầu mỏ năm 1973. Ảnh: Getty Images
Đầu những năm 1970, các quốc gia Arab quyết định áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Mỹ và một số nước khác, trong đó có Hà Lan và Bồ Đào Nha, vì ủng hộ Israel. Tháng 10/1973, Syria và Ai Cập tiến hành các cuộc tấn công vào Israel trong nỗ lực chiếm lại lãnh thổ, bao gồm Bán đảo Sinai và Cao nguyên Golan mà Tel Aviv đã chiếm đóng sau cuộc giao tranh giữa Israel và Arab năm 1967. Khi đó, các quốc gia Arab khác, như Saudi Arabia, ủng hộ sử dụng "vũ khí dầu mỏ".
Lệnh cấm vận dầu mỏ kéo dài đến năm 1974 và gây hậu quả nặng nề. Giá "vàng đen" toàn cầu tăng 300%, kéo theo lạm phát cao, gây tình trạng thiếu xăng, khiến công chúng Mỹ phẫn nộ. Nhưng lệnh cấm vận cũng buộc các nhà ngoại giao Mỹ can thiệp và đưa Ai Cập cùng Israel, những nước lúc đó đang xung đột, vào bàn đàm phán.
Kênh DW (Đức) cho biết câu hỏi đặt ra là tại sao không sử dụng lại "vũ khí dầu mỏ" ở thời điểm này?
Cố vấn an ninh năng lượng Nhà Trắng Amos Hochstein vào tháng 11/2023 chia sẻ với Financial Times trong một cuộc phỏng vấn rằng: "Kể từ khi trở thành một mặt hàng được giao dịch, dầu mỏ đôi khi bị vũ khí hóa. Vì vậy, chúng tôi luôn lo lắng và nỗ lực chống lại điều đó, nhưng tôi nghĩ cho đến nay thì điều đó vẫn chưa xảy ra".
Tại cuộc họp tháng 11/2023 ở Saudi Arabia, nơi các nhà lãnh đạo Arab thảo luận về cách họ nên phản ứng với cuộc xung đột ở Gaza, một số quốc gia, bao gồm Algeria và Lebanon, đã đề xuất ngưng cung cấp dầu cho Israel và các đồng minh. Ý tưởng này nhanh chóng bị bác bỏ.
Ông Khaled Elgindy tại Viện Trung Đông có trụ sở ởWashington nhận định rằng khi nói đến việc phản ứng với xung đột Israel-Hamas, các quốc gia Arab phải đối mặt với một số câu hỏi hóc búa.
Ông nói với DW: "Họ đang cố gắng cân bằng các lợi ích cạnh tranh khác nhau. Một mặt, họ muốn chứng minh cho công chúng của mình, những người đang bất bình với cả Israel và Mỹ, rằng họ ủng hộ người Palestine. Mặt khác, họ không muốn làm bất cứ điều gì có thể gây nguy hiểm cho các mối quan hệ, đặc biệt là với Mỹ, dẫn đến gia tăng bạo lực trong khu vực hoặc gây bất ổn cho chính quyền của họ". Ông Elgindy cho biết lệnh cấm vận dầu sẽ dẫn đến đối đầu trực tiếp với Mỹ và các quốc gia phương Tây khác, đó là lý nó khó xảy ra.
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Arab đang chịu áp lực ngày càng tăng phải hành động. Theo cơ quan y tế Gaza, số người tử vong ở dải đất này đã tăng lên hơn 25.000 trường hợp. Liên hợp quốc cũng cảnh báo người dân Gaza có nguy cơ chết đói và mắc nhiều bệnh tật bởi lệnh phong tỏa Israel đang áp dụng. Một số nhà lãnh đạo Arab, bao gồm cả các chính trị gia Qatar và Jordan, đã cảnh báo về nguy cơ chiến tranh khu vực và tình trạng cực đoan hóa ngày càng gia tăng trong chính người dân của họ.
Người dân xếp hàng chờ nhận thức ăn cứu trợ tại Dải Gaza ngày 15/10/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Liên đoàn Arab (AL) đã ban hành nghị quyết sau cuộc họp ở Cairo (Ai Cập) ngày 22/1, nhấn mạnh rằng các nước Arab "sẽ áp dụng mọi bước đi pháp lý, ngoại giao và kinh tế để ngăn chặn sự di dời của người dân Palestine". Một ủy ban đã được thành lập để nghiên cứu về những bước đi đó.
Theo ông Elgindy, những bước mà các nhà lãnh đạo Arab có thể thực hiện là trục xuất đại sứ Israel, cung cấp viện trợ mà không tuân theo các quy định của Israel, ngăn chặn việc vận chuyển vũ khí của Mỹ tới Israel... Nhưng ông cũng lưu ý rằng việc không có quốc gia Arab nào chính thức tham gia vụ Nam Phi kiện Israel lên Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) là điều đáng chú ý. Động thái như vậy chắc chắn sẽ khiến Mỹ tức giận và làm phức tạp thêm mối quan hệ với Israel.
Ông Adel Abdel Ghafar tại Hội đồng Trung Đông về các vấn đề toàn cầu có trụ sở ở Qatar đánh giá khó xuất hiện phản ứng phối hợp hoặc hữu hình nào từ các quốc gia Arab. Ông giải thích rằng mỗi quốc gia Arab đều có những tính toán chính sách đối ngoại riêng và ngay cả các quốc gia vùng Vịnh cũng bị chia rẽ về một số vấn đề. Ông bổ sung rằng một số quốc gia Arab đã thể hiện đồng lòng qua hợp tác ở các tổ chức đa phương như Đại hội đồng Liên hợp quốc cũng như hợp tác với các cường quốc ngoài phương Tây, bao gồm cả Trung Quốc và Nga.
Tổng thư ký Liên đoàn Arab (AL) Ahmed Aboul Gheit phát biểu tại cuộc họp Ngoại trưởng AL ở Cairo, Ai Cập, ngày 11/10/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Hiện tại, áp lực lớn nhất là rủi ro chấm dứt bình thường hóa quan hệ giữa Israel và các quốc gia Arab. Một kế hoạch hòa bình do Arab ủng hộ gần đây đã được đề xuất nhằm gắn kết lợi ích của mối quan hệ Israel- Saudi Arabia được cải thiện với tiến bộ thực sự hướng tới một nhà nước Palestine và giải pháp lâu dài cho cuộc xung đột kéo dài hàng thập kỷ.
Ngoại trưởng Saudi Arabia, Hoàng tử Faisal bin Farhan nói với kênh truyền hình CNN của Mỹ hôm 21/1: "Hòa bình thực sự trong khu vực sẽ đến thông qua tiến trình đáng tin cậy, không thể đảo ngược hướng tới một nhà nước Palestine. Chúng tôi hoàn toàn sẵn sàng, không chỉ với tư cách là Saudi Arabia, mà còn với tư cách là các quốc gia Arab, tham gia vào cuộc đối thoại đó". Ngoại trưởng bin Farhan cũng đề cập rằng nếu Israel không đồng ý, đề nghị sẽ không còn nữa.
Về phần Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, ông đã nhiều lần bác bỏ ý tưởng thành lập nhà nước Palestine.
Bà Dina Esfandiary, cố vấn cấp cao của International Crisis Group, phân tích với hãng tin Bloomberg rằng Các quốc gia Arab hiểu Israel có thể sẽ không chấp nhận những điều như vậy nếu không có áp lực đáng kể.
Tuy nhiên, ông Abdel Ghafar cho rằng việc đạt được bình thường hóa quan hệ với Saudi Arabia là lựa chọn duy nhất vào lúc này của Tel Aviv, chủ yếu vì có vẻ như Thủ tướng Netanyahu hiện chịu tác động bởi những mối bận tâm trong nước và việc duy trì quyền lực.
Xung đột Israel - Hamas: Nghị viện châu Âu kêu gọi trả tự do cho các con tin Nghị viện châu Âu ngày 18/1 đã thông qua một nghị quyết kêu gọi ngừng bắn vĩnh viễn tại Dải Gaza sau khi tất cả số con tin được trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện, đồng thời giải tán tổ chức Hamas. Các tù nhân Palestine được phóng thích từ các nhà tù của Israel ngày 26/11/2023. Ảnh minh...