Tòa án Bồ Đào Nha ra phán quyết bắt giam cựu Thủ tướng Socrates
Tòa án Bồ Đào Nha ngày 24/11 ra lệnh bắt giam cựu Thủ tướng Jose Socrates do nghi án trốn thuế và mở tài khoản ngân hàng phi pháp.
Ông Jose Socrates bị bắt giữ tại sân bay Lisbon
Ông Jose Socrates đã bị tạm giam kể từ sau vụ bắt giữ đột ngột hôm 21/11 vừa qua tại sân bay Lisbon khi vừa trở về từ Paris (Pháp).
Sau đó, nhà chức trách Bồ Đào Nha đã tiến hành hàng loạt cuộc điều tra về hoạt động kinh doanh và nơi ở của ông Socrates tại Lisbon, trong đó bao gồm các khoản tiền gửi của ông Socrates so với số tiền thu nhập mà ông khai báo với các cơ quan thuế, và một căn hộ mà ông Socrates từng sống tại Paris vào năm 2012 có giá trị ước tính 3 triệu euro (3,7 triệu USD).
Kết thúc thời gian thẩm vấn kéo dài song song với hoạt động điều tra, tòa án Bồ Đào Nha đã ra phán quyết giam giữ cựu chính trị gia này, cùng án tù dành cho lái xe riêng của ông và doanh nhân Carlos Santos.
Video đang HOT
Luật sư bào chữa của ông Socrates, Joao Araujo, cho rằng quyết định của tòa là “bất công, phi lý,” đồng thời đề nghị trả tự do cho thân chủ của mình.
Chính phủ trung hữu của Thủ tướng Pedro Passos Coelho thể hiện thái độ khá thận trọng trước vụ án này với việc cho rằng vụ án thiên về vấn đề luật pháp hơn về vấn đề chính trị, đồng thời nhấn mạnh Bồ Đào Nha có những tổ chức uy tín để điều tra vụ việc này.
Hoạt động bắt giữ ông Socrates là vụ việc mới nhất gây xôn xao trong giới chính trị Bồ Đào Nha, tiếp ngay sau một vụ bê bối “thị thực vàng” khiến Bộ trưởng Nội vụ Miguel Macedo phải từ chức.
Ông Socrates, 57 tuổi, giữ chức Thủ tướng Bồ Đào Nha từ năm 2005-2011 và đã giúp nước này ký thành công gói cứu trợ 78 tỷ euro với Quỹ tiền tệ quốc tế ( IMF) và Ngân hàng trung ương châu Âu ( ECB).
Tuy nhiên, phe đối lập cho rằng Bồ Đào Nha phải tìm đến cứu trợ là vì chính ông Socrates đã đẩy đất nước vào khủng hoảng.
Uy tín của chính phủ bị suy giảm nghiêm trọng khiến ông thất cử và phải di cư sang Pháp năm 2011.
Theo TTXVN/(Vietnam )
Đừng để sảy chân
Trái với dự báo đầu năm, kinh tế toàn cầu đang có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại khiến người ta lo ngại thời kỳ trì trệ sau cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ năm 2008 có thể tái hiện.
Dịch Ebola đang đe dọa triển vọng kinh tế toàn cầu
Phát biểu trước thềm hội nghị thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), Tổng giám đốc IMFC. Lagarde bày tỏ thất vọng trước triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu và cho rằng bức tranh kinh tế thế giới vẫn còn nhiều mảng tối. Trong báo cáo mới đây, IMF dự báo tốc độ tăng GDP của kinh tế toàn cầu trong năm nay chỉ đạt 3,4%, thấp hơn so với mức dự báo 3,7% đưa ra hồi tháng 4.
Ngay với Mỹ, nền kinh tế được kỳ vọng có sức bật mạnh nhất, đặc biệt sau khi Mỹ ghi nhận nhiều dấu hiệu phục hồi tích cực trên thị trường lao động và nhà đất, IMF cũng hạ dự báo tăng trưởng năm 2014 xuống còn 1,7%, so với mức dự báo 2% đưa ra hồi trung tuần tháng 6 và mức 2,8% hồi tháng 4. Các chuyên gia nhận định, kinh tế Mỹ sẽ tăng tốc trong những quý còn lại của năm song không đủ mạnh để có thể bù đắp cho những thiệt hại trong quý đầu tiên sau khi sụt giảm 2,9%.
Trong khi đó, do nhu cầu nội địa giảm, nền kinh tế Trung Quốc sẽ chỉ tăng trưởng ở mức 7,4% trong năm 2014, giảm so với mức 7,6% mà IMF đưa ra trước đó. Còn Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, chỉ đạt mức tăng trưởng khiêm tốn. Thậm chí trong quý II - 2014, GDP của nước này đã giảm ở mức cao nhất kể từ sau trận động đất - sóng thần năm 2011.
Nhìn sang châu Âu, tốc độ tăng trưởng của Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) vẫn yếu ớt với GDP tăng chỉ ở mức 1,1% trong năm 2014. Theo số liệu mới đây của Cơ quan thống kê Liên minh châu Âu (EU), GDP của Khu vực đồng euro (Eurozone) trong quý II - 2014 đã không tăng so với quý trước đó, đặc biệt là 3 nền kinh tế lớn của khu vực là Đức, Pháp và Italy.
Trong số các nguyên nhân khiến kinh tế thế giới chậm lại, rủi ro địa - chính trị là thách thức lớn nhất. "Cuộc chiến" trừng phạt kinh tế giữa Nga và phương Tây liên quan cuộc khủng hoảng Ukraine đang không ngừng leo thang, gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho các bên. Bên cạnh đó, khu vực Trung Đông đã bước vào thời kỳ rối loạn khi Palestine và Israel đến nay vẫn chưa đạt được hiệp định ngừng bắn lâu dài.
Ngoài ra, dịch bệnh do virus Ebola đang hoành hành tại Tây Phi cũng phủ thêm bóng đen lên nền kinh tế toàn cầu khi cướp đi tính mạng của hàng nghìn người. Nếu không được kiểm soát hiệu quả hơn, dịch bệnh này sẽ tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế thế giới.
6 năm trải qua "bão" tài chính được đánh giá là tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái hồi thập niên 30 của thế kỷ trước, thế giới vẫn đang tìm kiếm một mô hình tăng trưởng bền vững, đòi hỏi các nước có những bước đi mạnh mẽ và hiệu quả hơn nữa. Trước tình hình không mấy khả quan, Tổng giám đốc IMF đã kêu gọi chính phủ các nước cần có những cải cách mạnh mẽ nhằm nâng cao năng suất, khả năng cạnh tranh và thúc đẩy thị trường lao động. Giờ là thời điểm quan trọng mà mọi cú sảy chân đều có thể dẫn đến những hậu quả khó lường với kinh tế thế giới.
Theo ANTD
Cắt "huyết mạch" của khủng bố Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí về hàng loạt biện pháp nhằm kiểm soát và chặn các hoạt động tài trợ cho khủng bố trên thế giới. EU đã nhất trí một loạt biện pháp nhằm ngăn chặn rửa tiền và tài trợ cho khủng bố Hội đồng châu Âu (EC), cơ quan hành pháp của Liên minh châu Âu (EU),...