Tòa án Anh bác đơn xin được bảo lãnh tại ngoại của nhà sáng lập WikiLeaks
Tòa án Anh ngày 6/1 đã bác đơn xin bảo lãnh tại ngoại của nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange.
Nhà sáng lập trang mạng WikiLeaks, ông Julian Assange tại Norfolk, miền Đông Anh. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Quyết định được đưa ra một ngày sau khi tòa án Anh bác yêu cầu dẫn độ ông Assange sang Mỹ để đối mặt với các cáo buộc vi phạm luật gián điệp và âm mưu xâm nhập hệ thống máy tính của Chính phủ Mỹ.
Thẩm phán Vanessa Baraitser khẳng định rằng dựa trên cách hành xử trước đây của ông Assange, hoàn toàn có cơ sở tin rằng nếu được tại ngoại ngày hôm nay, ông này sẽ không trình diện trước tòa để đối mặt với các cáo buộc pháp lý.
Bà nhắc lại việc ông Assange từng bỏ trốn tới đại sứ quán Ecuador tại London vào năm 2012 trong thời gian bảo lãnh tại ngoại để tránh bị dẫn độ sang Thụy Điển – nơi ông bị cáo buộc phạm tội cưỡng hiếp. Ông Assange đã ở trong đại sứ quán Ecuador trong suốt 7 năm sau đó cho đến khi Ecuador thu hồi quy chế tị nạn của ông.
Trước đó, cùng ngày, Mỹ cũng đã hối thúc thẩm phán của tòa sơ thẩm Westminster không cho phép ông Assange được bảo lãnh. Phía Mỹ cũng đang tìm cách kháng cáo lại phán quyết trước đó của toà án Anh về việc bác yêu cầu dẫn độ ông Assange sang Mỹ.
Trong phiên xét xử tại tòa án hình sự Old Bailey ở thủ đô London, thẩm phán Vanessa Baraitser đã bác bỏ gần như tất cả các lập luận của nhóm pháp lý của ông Assange, song nói rằng không thể dẫn độ nhà sáng lập WikiLeaks vì ông này có nguy cơ tự sát.
Ông Assange, người Australia, 49 tuổi, đang bị giam giữ tại nhà tù Belmarsh ở London (Anh). Tại Mỹ, ông này bị cáo buộc 18 tội danh hình sự liên quan đến vụ rò rỉ khoảng 500.000 tài liệu mật của Chính phủ Mỹ trên WikiLeaks. Các luật sư lập luận rằng việc truy tố ông Assange mang động cơ chính trị và việc dẫn độ về Mỹ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với công việc của các nhà báo.
Video đang HOT
Phút cuối của 39 người Việt trong container Anh
Một nạn nhân đầm đìa mồ hôi trong container, còn người khác nhắn tin cho vợ con kêu rằng anh không thở được, theo hồ sơ tòa án Anh.
Phiên xét xử vụ án 39 người Việt chết trong xe container hồi năm ngoái tiếp diễn ở toà án Old Bailey, London hôm 9/10, trong đó công tố viên đã công bố chi tiết những giây phút cuối cùng và lời trăng trối của các nạn nhân.
Họ cho rằng những kẻ tổ chức buôn người đã nhồi nhét gấp đôi số nạn nhân vào một container để thoả mãn lòng tham, với mỗi người phải trả trước 10.000 bảng Anh tiền phí. Nhiệt độ bên trong container sau đó nhanh chóng tăng lên và lượng oxy trở nên cạn kiệt trên đường họ vượt biển từ Bỉ sang Anh.
Một số nạn nhân đã cố dùng thanh kim loại phá cửa container nhưng không thành công. "Không có cách nào thoát ra ngoài và không ai nghe thấy tiếng họ, không ai giúp đỡ họ", công tố viên William Emlyn Jones nói tại toà án trong ngày xét xử thứ ba.
Bức ảnh selfie của một người vài giờ trước khi qua đời cho thấy cô đầm đìa mồ hôi. Nhiều nạn nhân khác đã cởi gần hết quần áo do quá nóng.
Cảnh sát Anh áp giải xe container chở 39 thi thể được phát hiện ở hạt Essex rời khỏi hiện trường hôm 23/10. Ảnh: Reuters
Khi được chuyển lên tàu hàng ở cảng Zeebrugge, Bỉ, để sang Anh, bên trong container không còn sóng điện thoại. Tuy nhiên, những bản ghi âm được tìm thấy trong 50 chiếc điện thoại mà cảnh sát thu thập được hé lộ nhiều lời từ biệt của họ với người thân.
Một người đàn ông thu âm lời nhắn gửi vợ, con và mẹ: "Con Tuan đây. Con xin lỗi. Con không chăm sóc được mọi người. Con xin lỗi. Con không thở được. con muốn quay về với gia đình mình. Mọi người hãy sống tốt".
Một bản ghi âm giọng nam khác nói: "Con không thở được. Con xin lỗi. Con phải đi bây giờ". Một giọng nói vang lên ở phía sau: "Anh ấy chết rồi".
Chi tiết về chuyến đi thảm kịch của 39 người Việt, từ 15 đến 44 tuổi, được công bố cùng những bằng chứng đối chiếu từ dữ liệu điện thoại di động, tin nhắn giữa các đồng phạm, hình ảnh từ camera an ninh và hình ảnh từ các camera nhận diện biển số tự động.
Theo đó, nhiều nạn nhân xuất phát từ Paris vào sáng 22/10/2019 và được chở bằng taxi đến một kho nông sản gần làng Bierne ở miền bắc nước Pháp, nơi chiếc xe đầu kéo của bị cáo Eamonn Harrison đến đón họ. Một nhân chứng kể rằng cô đã nhìn thấy một số người di cư chạy ra khỏi nhà kho và leo lên phía sau xe tải.
Container người sau đó được Harrison chuyển xuống cảng Zeebrugge, Bỉ, để chuyển bằng phà sang cảng Purfleet, Anh, nơi tài xế Maurice Robinson tiếp nhận vào khoảng 1h sáng 23/10. Vào thời điểm đó, 39 người đã ở bên trong container đóng kín suốt 12 tiếng. Công nhân làm nhiệm vụ dỡ container xuống khỏi phà nhận thấy có "mùi khó chịu" bốc ra từ bên trong.
6 phút sau khi lái xe container rời cảng Purfleet ở hạt Essex, Robinson nhận được tin nhắn từ kẻ cầm đầu, Ronan Hughes, yêu cầu anh ta dừng xe lại. "Hãy khẩn trương cho họ không khí, nhưng đừng để họ ra ngoài", tin nhắn viết.
"Tin nhắn này hé lộ những kẻ chủ mưu biết rằng chúng đã chấp nhận một rủi ro rất lớn khi nhồi nhét càng nhiều người càng tốt vào container. Chúng tất nhiên rất lo lắng. Tuy nhiên, đã quá muộn", công tố viên Emlyn Jones nói.
Hình ảnh đen trắng từ camera an ninh được phát tại toà cho thấy khi Robinson mở cửa container trên một con đường vắng, một làn hơi nước bốc ra từ phía sau xe. Anh ta lùi lại và đứng nhìn chằm chằm vào bên trong khoảng 90 giây.
Robinson đã gọi cho những kẻ chủ mưu sau khi phát hiện các thi thể bên trong container, sau đó lái xe vòng quanh khu nhà, trước khi quyết định dừng lại lần nữa và gọi xe cứu thương.
"Tôi là một tài xế xe tải. Tôi vừa nhận một container từ cảng. Có những người di cư ở phía sau xe. Tất cả họ nằm trên sàn", anh ta báo với nhân viên tổng đài 999. "Tôi nghe thấy tiếng ồn ở phía sau và mở cửa lên thì thấy một đống người đang nằm. Có khoảng 25 người. Họ không còn thở".
Nhân viên trực tổng đài đã yêu cầu Robinson mô tả chính xác tình trạng của các nạn nhân bên trong container, nhưng anh ta nói không dám quay lại chiếc xe. "Tôi thực sự không muốn nhìn vào trong", Robinson nói.
Tranh vẽ các bị cáo Gheorghe Nica (áo xanh) và Eamonn Harrison (áo đen) tại toà án Old Bailey, London. Ảnh: PA.
Các bị cáo Gheorghe Nica, 43 tuổi, và Harrison, 23 tuổi, phủ nhận 39 cáo buộc ngộ sát. Harrison, Christopher Kennedy, 24 tuổi, và Valentin Calota, 37 tuổi, phủ nhận là thành viên của một đường dây buôn người.
Nica và 4 bị cáo khác đã thừa nhận tham gia vào âm mưu buôn người, trong đó có Robinson, 26 tuổi, và Hughes, 41 tuổi, người đã nhận tội ngộ sát.
Hồi tháng 5, hơn 20 nghi phạm khác liên quan đến thảm kịch đã bị bắt ở Pháp, Bỉ và Đức. Một kẻ được cho là đóng vai trò then chốt trong đường dây, có biệt danh "Công tước Hói", 29 tuổi, cũng bị bắt ở vùng Upper Rhine, Đức.
13 nghi phạm bị cảnh sát Pháp bắt đã bị truy tố tội buôn người, trong khi 6 kẻ thuộc nhóm này, chủ yếu là người Việt và người Pháp, cũng đối mặt tội ngộ sát.
Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh cũng đã tuyên phạt 7 người, gồm 6 nam, một nữ, từ một năm tù treo đến 7 năm 6 tháng tù giam vì đưa Trà My, một trong những nạn nhân tử vong trong container tại Anh, cùng nhiều lao động ra nước ngoài trái phép.
Nỗ lực cuối cùng của EU và Anh nhằm đạt thỏa thuận thương mại Trưởng đoàn đàm phán của Liên minh châu Âu (EU) Michel Barnier tới London tối 27/11. Đây được coi là nỗ lực cuối cùng nhằm đạt một thỏa thuận thương mại hậu Brexit với Anh, khi chỉ còn đúng 5 tuần nữa là đến thời điểm Anh chính thức rời khỏi "quỹ đạo" của EU. Trưởng đoàn đàm phán Brexit của EU Michel...