Tòa án Ai Cập bác yêu cầu thả tàu Ever Given
Một tòa án Ai Cập ngày 4/5 đã bác đơn yêu cầu thả tàu của chủ tàu container khổng lồ Ever Given sau khi làm tắc nghẽn kênh đào Suez trong gần một tuần lễ.
Ever Given – tàu hàng treo cờ Panama – neo đậu tại Hồ Bitter của Ai Cập ngày 30/3. Ảnh: AP
Theo hãng tin AP, giới chức Ai Cập đã bắt giữ tàu Ever Given hồi tháng 3 do con tàu này từng chắn ngang tuyến đường thủy huyết mạch Suez, làm ngưng trệ hàng tỷ USD thương mại hàng hải.
Cơ quan Quản lý Kênh đào Suez thông báo con tàu sẽ không được phép rời khỏi đất nước Ai Cập cho đến khi công ty chủ sở hữu Nhật Bản Shoei Kisen Kaisha Ltd giải quyết xong khoản tiền bồi thường.
Trước đó, một tòa án ở thành phố Ismailia đã ra lệnh bắt giữ tàu Ever Given. Chủ tàu nộp đơn kháng cáo hôm 22/4 với hy vọng đảo ngược được quyết định trên. Tuy nhiên, Tòa án Kinh tế Ismailia hôm 4/5 đã giữ nguyên phán quyết bắt giữ tàu và thủy thủ đoàn của tàu container nặng 200 tấn này.
Video đang HOT
Cơ quan Quản lý Kênh đào Suez đã yêu cầu bồi thường 916 triệu USD, theo đơn vị bảo hiểm của Ever Given là UK Club. Số tiền này bao gồm chi phí cứu hộ, phí tổn do đình trệ giao thông cùng với thiệt hại từ nguồn phí vận chuyển trong một tuần khi kênh Suez bị tắc nghẽn.
Tuần trước, Shoei Kisen Kaisha Ltd. thông báo các đàm phán giữa cơ quan quản lý kênh Suez và đơn vị chủ tàu liên quan đến việc bồi thường vẫn đang được tiến hành.
Công ty này cho biết họ đã thông báo cho một số chủ sở hữu của khoảng 18.000 container trên tàu để chịu một phần tiền bồi thường thiệt hại. Shoei Kisen Kaisha từ chối tiết lộ thêm chi tiết về các cuộc đàm phán, trong đó có số tiền được bảo hiểm chi trả và số tiền họ yêu cầu các chủ hàng chia sẻ.
Siêu tàu container Ever Given đang trên đường đến cảng Rotterdam ở Hà Lan vào ngày 23/3 thì đâm vào bờ của đoạn kênh Suez. Con tàu khổng lồ này đã được giải cứu nhờ nỗ lực của một đội tàu kéo và thủy triều sau 6 ngày bất động. Cuộc khủng hoảng chấm dứt, mở lối cho hàng trăm con tàu đang chờ đợi để đi qua tuyến đường thủy này.
Sự cố này đã buộc một số tàu hàng phải đi tuyến đường khác dài hơn qua Mũi Hảo Vọng của châu Phi, gây hao tổn thêm nhiên liệu và các chi phí khác. Hàng trăm con tàu khác đã neo đậu chờ tại chỗ cho đến khi tình trạng tắc nghẽn kết thúc.
Việc đóng cửa kênh Suez đã làm dấy lên mối lo về thiếu hụt nguồn cung và tăng chi phí cho người tiêu dùng, gây thêm căng thẳng cho ngành vận tải biển, vốn đã chịu áp lực từ đại dịch COVID-19.
Tàu chở dầu chết máy tại kênh đào Suez
Một tàu chở dầu nặng 62.000 tấn đột ngột ngưng di chuyển ở phía nam kênh đào Suez, khiến hoạt động giao thông qua con kênh chậm lại.
Theo Reuters , ngày 6/4, tàu chở dầu M/T Rumford đột ngột chết máy tại phía nam kênh đào Suez. Cơ quan Quản lý Kênh đào Suez (SCA) lập tức triển khai hai tàu hút bùn đến cứu trợ.
Vụ việc đã khiến giao thông tại kênh đào chậm lại. Tuy nhiên, sự cố không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuyến đường thủy trọng yếu này. SCA cho biết tàu chở dầu đã được sửa chữa và hoạt động trở lại.
"Sự cố chỉ kéo dài trong 10 phút. Giao thông không bị ảnh hưởng. Trong ngày 6/4, khoảng 84 tàu đã di chuyển qua kênh đào", SCA khẳng định.
Tàu chở dầu nặng 62.000 tấn chết máy ở kênh đào Suez hôm qua. Ảnh: Reuters .
Ngày 23/3, tàu container khổng lồ Ever Given mắc cạn tại kênh đào Suez, khiến giao thông trên tuyến đường thủy trọng yếu này tắc nghẽn gần một tuần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương mại quốc tế.
SCA cho biết đang xem xét mở rộng đoạn phía nam của kênh đào Suez - nơi tàu Ever Given mắc cạn - để ngăn chặn các sự cố tương tự.
Kênh đào Suez: Giải tỏa hoàn toàn tình trạng ùn tắc, Ai Cập yêu cầu được bồi thường hơn 1 tỷ USD Cơ quan quản lý kênh đào Suez (SCA) cho biết, tất cả 422 con tàu bị ùn tắc do tàu container khổng lồ Ever Given mắc cạn đã đi qua kênh đào này vào ngày 3/4, chấm dứt tình trạng tắc nghẽn kéo dài nhiều ngày qua. Tàu vận tải Ever Given mắc kẹt ở kênh đào Suez sáng 23/3. (Nguồn: AFP). Ngày...