Tòa Ai Cập bác quyết định giao hai đảo cho Ả rập Xê út
Thẩm phán Ai Cập mới đây đã bác bỏ quyết định của chính quyền Tổng thống Abdul Fattah al-Sisi nhằm trao 2 hòn đảo ở biển Đỏ cho Ả rập Xê út, BBC đưa tin hôm qua 21/6.
Đảo Tiran (Ảnh: BBC)
Hồi tháng 4 năm nay, Tổng thống Ai Cập Abdul Fattah al-Sisi và Quốc vương Ả rập Xê út Salman đã ký kết một thỏa thuận về biên giới lãnh thổ, trong đó Ai Cập đồng ý bàn giao 2 hòn đảo Tiran và Sanafir không có người ở thuộc cửa Vịnh Aqaba cho Ả rập Xê út. Đây là khu vực chiến lược tại biển Đỏ, giáp Israel, Jordan, Ai Cập và Ả rập Xê út.
Tuy nhiên, Hội đồng Nhà nước Ai Cập, một tòa án hành chính, hôm qua 21/6 đã ra phán quyết bãi bỏ thỏa thuận ranh giới trên biển giữa Ai Cập và Ả rập Xê út của Tổng thống al-Sisi. Phán quyết tuyên bố hai hòn đảo trên vẫn thuộc chủ quyền lãnh thổ của Ai Cập. Phán quyết này sẽ có hiệu lực ràng buộc về mặt pháp lý nếu Tòa án hành chính tối cao Ai Cập quyết định thông qua.
Trước đó, quyết định của Tổng thống al-Sisi đã vấp phải làn sóng phản đối mạnh mẽ của người dân Ai Cập. Ông al-Sisi bị chỉ trích vì đã vi phạm hiến pháp quốc gia và thực hiện động thái “bán đảo” để đổi lại gói viện trợ hàng tỷ USD từ Ả rập Xê út nhân chuyến thăm của Quốc vương Salman hồi tháng 4. Nhiều luật sư dẫn đầu là cựu ứng viên tổng thống Ai Cập Khaled Ali, đã đệ đơn lên Hội đồng Nhà nước Ai Cập để khởi kiện quyết định bàn giao 2 đảo cho Ả rập Xê út của Tổng thống al-Sisi.
Vị trí 2 đảo Tiran và Sanafir trên bản đồ (Ảnh: BBC)
Video đang HOT
Theo nhà lãnh đạo Ai Cập, 2 hòn đảo Tiran và Sanafir vốn thuộc về Ả rập Xê út nên bây giờ phải trả lại cho họ. Trên thực tế, quân đội Ai Cập đã đóng quân trên các hòn đảo này từ năm 1950 theo yêu cầu của Ả rập Xê út.
Tiran và Sanafir là 2 đảo nằm ngoài khơi biển Đỏ, cách bờ biển khoảng 4km. Đảo Tiran nằm ở cửa Vịnh Aqaba, trên một khu vực mang tính chiến lược quan trọng là eo biển Tiran, vốn được Israel sử dụng để đi vào biển Đỏ. Trên 2 đảo này hiện không có cư dân sinh sống, chỉ có các quân nhân Ai Cập và lực lượng gìn giữ hòa bình đa quốc gia đồn trú. Israel chiếm 2 đảo này vào các năm 1956 và 1982, sau đó cả 2 lần đều trả lại cho Ai Cập.
Thành Đạt
Theo Dantri/ BBC
10 nước xử tội chết đối với tình dục đồng giới
Trong khi nhiều nước đã công nhận hôn nhân đồng tính, một số nước vẫn coi tình dục đồng tính là phạm tội, thậm chí phải chịu hình phạt bằng cái chết.
Ở môt số nước, tình dục đồng giới bị coi là trái phép và có thể bị xử tội chết. REUTERS
Cộng đồng LGBT (người đồng tính, song tính và chuyển giới) đã trải qua một mất mát lớn sau vụ xả súng ở thành phố Orlando, bang Florida, Mỹ ngày 12.6. Tay súng đã thực hiện cuộc tấn công đẫm máu nhắm vào hộp đêm Pulse dành cho người đồng tính nam. Ít nhất 49 người thiệt mạng và 53 người bị thương sau vụ xả súng kinh hoàng nhất lịch sử Mỹ.
Trong khi ở nhiều nước, hành động đồng tính luyến ái, tình dục đồng giới là hợp pháp, một số nước như Mỹ, Canada, Brazil... còn công nhận hôn nhân đồng giới, thì ở một số nước khác, tình dục đồng giới bị coi là phạm pháp.Washington Post ngày 13.6 liệt kê 10 nước mà tình dục đồng giới có thể bị trừng phạt bằng tội chết.
1. Yemen: theo một điều luật năm 1994, những người đàn ông đã kết hôn có thể bị ném đá đến chết nếu quan hệ tình dục đồng giới. Một người đàn ông chưa kết hôn thì bị phạt đòn roi hoặc ngồi tù một năm. Trong khi đó phụ nữ thì phải chịu 7 năm tù.
2. Iran: theo luật Hồi giáo, quan hệ tình dục đồng giới giữa 2 người nam có thể chịu tội chết. Những hành vi như hôn nhau thì có thể bị phạt roi. Phụ nữ cũng có thể bị đánh bằng roi.
3. Iraq: các điều luật không cấm những hành động đồng tính luyến ái, tuy nhiên một số người thực hiện hành vi này thường bị các tay súng bắn chết hoặc bị thẩm phán xử tội chết theo luật Hồi giáo.
Vụ xả súng tại Orlando ngày 12.6 diễn ra tại hộp đêm dành cho người đồng tính nam. REUTERS
4. Mauritania: những người đàn ông theo đạo Hồi quan hệ tình dục đồng giới có thể bị ném đá đến chết theo một luật từ năm 1984. Phụ nữ thì phải chịu án tù.
5. Nigeria: luật liên bang của nước này coi hành động quan hệ tình dục giữa 2 người đồng tính là trọng tội phải bị phạt tù. Ở một số tiểu bang có sử dụng luật Hồi giáo, những người đàn ông vi phạm điều này sẽ phải chịu tội chết. Ngoài ra, hồi tháng 1.2016, nước này còn ban hành một luật cấm những người đồng tính nam trên cả nước tham gia các buổi tụ tập hay lập hội nhóm.
6. Qatar: luật đạo Hồi tại Qatar chỉ áp dụng đối với người Hồi giáo. Theo đó, những người ngoại tình thì có thể bị xử tội chết, bất kỳ giới tính nào.
7. Ả Rập Xê Út: theo luật Hồi giáo tại nước này, một người đã kết hôn quan hệ tình dục đồng giới có thể bị ném đá cho chết; một người không theo đạo Hồi mà có hành động tương tự cùng một người Hồi giáo cũng có thể chịu tội trên. Ngoài ra, mọi hành vi tình dục ngoài hôn nhân đều là trái phép.
Toà nhà ở trung tâm thành phố Liverpool (Anh) chiếu đèn 7 màu theo cờ của cộng đồng LGBT để tưởng niệm các nạn nhân vụ xả súng Orlando. REUTERS
8. Somalia: theo luật thì việc quan hệ đồng giới sẽ bị phạt tù, tuy nhiên ở một số vùng ở miền nam, các toà án Hồi giáo đặt ra luật đạo Hồi và xử tội chết đối với hành động này.
9. Sudan: người nào phạm tội quan hệ tình dục đồng giới 3 lần có thể bị xử tội chết. Lần thứ nhất và lần thứ 2 phạm tội này thì bị phạt roi và bị ngồi tù. Một số vùng ở miền nam Somalia thì có luật khoan dung hơn.
10. Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE): giới luật sư và các chuyên gia tại nước này còn đang bất đồng về việc có nên tuyên tội chết đối với việc quan hệ tình dục đồng giới hay chỉ cho hành động cưõng hiếp. Tổ chức Ân xá quốc tế gần đây thông báo không phát hiện vụ việc nào xử tội chết đối với tình dục đồng giới ở UAE. Tuy nhiên, mọi hành vi tình dục ngoài hôn nhân đều bị cấm.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
LHQ rút lại quyết định lên án Ả Rập Xê Út: Quyết định đau đớn Gần như ngay sau khi liệt Ả Rập Xê Út và đồng minh trong liên quân tham chiến tại Yemen vào "danh sách đen" chịu trách nhiệm về những cái chết của trẻ em trong cuộc chiến, LHQ đã phải rút lại quyết định. Một cuộc không kích của Ả Rập Xê Út và đồng minh trong liên quân tham chiến tại Yemen....