Tổ trưởng tổ dân phố trẻ nhất Hà Nội: “Đến từng ngõ, gõ từng nhà”
Không dừng lại ở việc tuyên truyền chung, tổ trưởng dân phố trẻ nhất tại Hà Nội là anh Tưởng Phi Thăng còn đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà để vận động, nhắc nhở người dân chấp hành pháp luật và thực hiện xây dựng nếp sống văn minh, đô thị…
15 năm “vác tù và hàng tổng”
Anh Tưởng Phi Thắng – Tổ trưởng Tổ dân phố 2, phường Phú Lương (Hà Đông, Hà Nội) năm nay mới 32 tuổi. Từ năm 18 tuổi, anh đã là cán bộ đoàn cơ sở. Tới năm 25 tuổi, anh được bầu làm Tổ trưởng tổ dân phố 2 ở phường Phú Lương. Tính đến nay, anh Thăng đã giữ chức tổ trưởng qua 3 nhiệm kỳ, có 6 năm kinh nghiệm.
Anh Thăng cho biết: “Ban đầu, khi mới nhận công tác, không có kinh nghiệm, lại là người trẻ nên tiếng nói của tôi còn hạn chế. Sau một thời gian làm việc, có kinh nghiệm hơn, tôi được bà con quý mến nên dần dần cũng hoàn thành tốt công việc được giao”.
Video đang HOT
Tổ trưởng tổ dân phố Tưởng Phi Thăng vận động hộ dân thực hiện vệ sinh môi trường sạch đẹp, an toàn. Ảnh: Tiến Thành
Đầu năm 2017, UBND TP.Hà Nội đã ban hành 2 bộ quy tắc ứng xử gồm: Quy tắc ứng xử của cán bộ công chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố và quy tắc ứng xử nơi công cộng.
Tâm sự về công việc hiện tại, anh Thăng cho biết, khó khăn nhất hiện nay trong tuyên truyền phổ biến kiến thức là vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai. Hoạt động giải phóng mặt bằng trên địa bàn còn chậm, điều này ảnh hưởng tiến độ xây dựng các công trình, dự án nói chung và ảnh hưởng tới công tác quản lý của chính quyền địa phương nói riêng. Nhiều khi quyền lợi của người dân chưa được đảm bảo thì công tác vận động người dân chấp hành chính sách pháp luật, đường lối của Đảng, Nhà nước cũng sẽ gặp nhiều hạn chế.
“Nhiều lúc thấy mình bận trăm công nghìn việc, có khi làm việc thôn, việc phố cả ngày lẫn đêm, bận rộn hết ngày này qua ngày khác, vợ con, bố mẹ mình cũng lo lắng, không đồng tình. Nhưng với sự nhiệt huyết, mình quyết tâm làm nên sau một thời gian gia đình cũng thông cảm hơn” – anh Thăng tâm sự. Ngoài thời gian làm tổ trưởng dân phố anh Thăng còn sắp xếp tham gia làm kinh tế để có thêm thu nhập cho gia đình.
Xây dựng tổ dân phố văn hóa bằng nhiều” hình thức
Thời gian gần đây, hưởng ứng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở khu dân cư, Tổ dân phố số 2 của anh Thăng khởi xướng nhiều hoạt động. Anh Thăng cho biết, sau thời khi UBND TP.Hà Nội ban hành quy tắc ứng xử nơi công cộng, anh và tổ dân phố cũng đã thực hiện thông báo qua loa truyền thanh, các hội nghị họp dân, họp tổ dân phố để triển khai tuyên truyền về quy tắc này.
“Sau một thời gian truyền thông, ý thức của người dân đã thay đổi rõ rệt. Tình trạng người dân vứt rác bừa bãi không còn, trật tự ở lòng lề đường và vỉa hè cũng được lập lại, văn minh đô thị đã được cải thiện rõ rệt. Thời gian qua, tôi cùng các đồng chí tổ trưởng tổ dân phòng đã tới từng nhà, vận động từng hộ gia đình có diện tích lấn vỉa hè phải gỡ bỏ. Ngoài ra, các thành viên trong tổ cũng tiến hành vận động nhiều người dân ở các chợ cóc, chợ dân sinh phải bán hàng đúng nơi quy định, không lấn chiếm vỉa hè, cản trở đường đi, lối lại của người dân” – anh Thăng cho biết thêm.
Theo anh Thăng, ngoài việc nhắc nhở, tổ dân phố còn xử lý những trường hợp vi phạm. Sau một vài lần, ý thức người dân cũng được nâng cao. “Hiện nay, chúng tôi đã tiến hành xây dựng và công bố bản quy ước của tổ dân phố. Trong đó, quy định các công dân trong tổ dân phố phải chấp hành nghiêm chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước; thực hiện sinh con theo kế hoạch, tổ chức lễ cưới và việc tang theo nếp sống mới. Tất cả những nội dung này đều được thực hiện dựa trên chủ trương lớn toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” – anh Thăng nhấn mạnh.
Cũng theo anh Thăng, qua một thời gian thực hiện, những chủ trương, hoạt động này đã mang lại những hiệu quả tích cực, góp phần thay đổi nhận thức và hành đồng của người dân. Phong trào thực hiện nếp sống văn hoá ở cơ sở được người dân hưởng ứng, ủng hộ rất nhiệt tình.
Theo Danviet
Đi hái mít, một người phụ nữ rơi xuống giếng tử vong
Trong lúc đi hái mít, một người phụ nữ ở Lâm Đồng vô tình trượt chân rơi xuống giếng nước sâu và tử vong.
Tối 4/7, cơ quan chức năng huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) đã tiến hành bàn giao thi thể cho gia đình nạn nhân bị rơi xuống giếng nước sâu.
Theo thông tin ban đầu, khoảng 15h cùng ngày, anh Đinh Văn Hợp (39 tuổi) và vợ là chị Phạm Thị Diễm Thúy (34 tuổi, cùng ngụ xã Đạ P'Loa, huyện Đạ Huoai, Lâm Đồng) đi mua mít tại vườn mít thuộc đất của một công ty (tổ dân phố 6, thị trấn Đạ M'Ri, huyện Đạ Huoai).
Trong lúc di chuyển trong vườn để hái mít, chị Diễm vô tình trượt rơi xuống một giếng nước để hoang có độ sâu khoảng 17m. Khi phát hiện vợ rơi xuống giếng sâu, anh Hợp liền chạy đi báo cơ quan chức năng đến ứng cứu vợ mình.
Lập tức, Công an huyện Đạ Huoai cùng Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ số 4 (đóng tại Đạ Tẻh, Lâm Đồng) tới hiện trường cứu nạn. Tuy nhiên, do thời điểm xảy ra tai nạn trời mưa rất lớn, nước giếng lại quá sâu, nên đến khoảng 17h lực lượng cứu nạn mới đưa được nạn nhân lên mặt đất trong tình trạng đã tử vong.
Được biết, vợ chồng chị Diễm buôn bán nhỏ lẻ ở địa phương và có 2 con nhỏ.
Hiện, cơ quan chức năng địa phương đã bàn giao thi thể nạn nhân cho gia đình lo hậu sự.
N.Hà
Theo Dantri
"Đừng để người dân nghĩ Hà Nội xử lý lấn chiếm vỉa hè theo phong trào" Nói trước đại diện quận Tây Hồ và các sở ngành, ông Hoàng Trung Hải - Bí thư Thành ủy Hà Nội lưu ý, không để người dân nghĩ việc thành phố xử lý việc lấn chiếm vỉa hè là làm theo phong trào, rồi sau đó lại lấn chiếm. Ngày 28/2, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải có buổi...