Tờ trình của Chủ tịch nước đã được Quốc hội nhất trí rất cao
Chiều nay (12.11), với 469 đại biểu Quốc hội có mặt đã nhất trí 100% biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan.
Kết quả biểu quyết của Quốc hội (ảnh PV).
Phát biểu sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết trên, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng cho biết, với 469 đại biểu có mặt đã tán thành, chiếm tỷ lệ 96,70%, như vậy Quốc hội đã nhất trí rất cao với tờ trình của Chủ tịch nước về việc đề nghị Quốc hội phê chuẩn Hiệp định CPTPP (trình Quốc hội ngày 2.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường vào ngày 5.11).
Chiều nay, trước khi Quốc hội tiến hành biểu quyết, ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH).
Về sự cần thiết phê chuẩn Hiệp định CPTPP, đa số các vị ĐBQH đều tán thành về sự cần thiết phê chuẩn Hiệp định CPTPP. Đây là một quyết định chính trị quan trọng, khẳng định nước ta chủ động trong hội nhập quốc tế, nâng cao nội lực, khả năng ứng phó với tác động của kinh tế thế giới.
Có ý kiến cho rằng cần trưng cầu ý dân về việc phê chuẩn Hiệp định CPTPP, Ủy ban TVQH cho rằng: Căn cứ Luật Trưng cầu ý dân năm 2015, việc trưng cầu ý dân chỉ do Ủy ban TVQH, Chủ tịch nước, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số ĐBQH có quyền đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc trưng cầu ý dân.
Có ý kiến đề nghị Chính phủ giải trình cụ thể hơn về vấn đề cho phép thành lập tổ chức của người lao động, bảo đảm được vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đồng thời có biện pháp ứng phó thách thức đối với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong tình hình mới khi có sự xuất hiện các tổ chức của người lao động khác.
“Uỷ ban TVQH nhận thấy các ý kiến của các vị đại biểu là xác đáng. Theo báo cáo của Chính phủ, Hiệp định CPTPP không đưa ra tiêu chuẩn riêng về lao động mà chỉ khẳng định lại các tiêu chuẩn lao động đã được nêu trong Tuyên bố năm 1998 của Tổ chức lao động Quốc tế (ILO) về những nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động. Các quốc gia thành viên CPTPP đều có nghĩa vụ tôn trọng, thúc đẩy và thực thi, trong đó có việc cho phép thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp. Các tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp phải tuân thủ Hiến pháp, pháp luật của nước sở tại, phải đăng ký hoạt động với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp không được phép tiến hành bất cứ hoạt động nào có khả năng xâm hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, cũng như không được tham gia bất cứ hoạt động nào ngoài tôn chỉ, mục đích và điều lệ hoạt động đã được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Việc thành lập tổ chức đại diện của người lao động tại doanh nghiệp bên cạnh hệ thống của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có thể tạo ra một số thách thức đồng thời cũng là cơ hội, động lực cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, để tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động công đoàn trong điều kiện mới của nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng”, ông Nguyễn Văn Giàu cho biết.
Video đang HOT
Về khả năng áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần Hiệp định CPTPP cùng các văn kiện liên quan, đa số ĐBQH nhất trí về đề nghị áp dụng trực tiếp 15 cam kết/ nhóm cam kết của Hiệp định CPTPP theo hồ sơ trình của Chính phủ.
Theo Danviet
"Chơi" với các đối thủ đẳng cấp CPTPP, phải trả lời được 4 câu hỏi
Phát biểu thảo luận tại tổ, đa số ý kiến đại biểu (ĐB) đều tán thành sự cần thiết phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), nhưng cũng bày tỏ nhiều băn khoăn, lo lắng khi trong sân chơi này đều là các đối tác đẳng cấp, nếu không có kịch bản, không đủ tâm thế sẽ không đủ sức chơi với họ.
Sáng 2/11, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã trình bày tờ trình về việc đề nghị Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho rằng Quốc hội sớm phê chuẩn Hiệp định CPTPP sẽ giúp nâng cao vị thế chính trị của nước ta trong khu vực, cũng như quốc tế.
Sau khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước trình bày tờ trình về việc đề nghị Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), các ĐBQH đã dành nhiều thời gian thảo luận về vấn đề này. Ảnh: zing
Phát biểu thảo luận tại tổ, đa số ý kiến đại biểu (ĐB) đều tán thành sự cần thiết phê chuẩn Hiệp định CPTPP và cho rằng, đây là Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới chất lượng cao và khá toàn diện với mức độ cam kết sâu nhất từ trước đến nay. Quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định được chuẩn bị kỹ lưỡng qua nhiều năm, đã xin ý kiến Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ chính trị.
Bên cạnh đó, việc phê chuẩn Hiệp định CPTPP là thể hiện cam kết hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, khẳng định vai trò, vị trí của nước ta trong khu vực Đông Nam Á, châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, cũng nhiều ý kiến đại biểu cũng bày tỏ băn khoăn về chênh lệch trình độ phát triển kinh tế nước ta với các nước thành viên của Hiệp định còn khá lớn; đi cùng cơ hội cũng là thách thức lớn đối với nhiều lĩnh vực.
ĐB Nguyễn Tuấn Anh (đoàn ĐBQH Bình Phước) cho rằng, đối với ngành nông nghiệp, khi nước ta tham gia CPTPP, cần xem xét kỹ các danh mục nông sản bị ảnh hưởng, ví dụ như củ khoai lang của Vĩnh Long, hiện tổng diện tích trồng hơn 300ha, sản lượng rất lớn nhưng lại không có trong danh mục nông sản xuất khẩu.
ĐB Nguyễn Tuấn Anh (Bình Phước) nhấn mạnh cần xem xét kỹ các danh mục hàng nông sản xuất khẩu để phát huy tốt tiềm năng lợi thế, cũng như hạn chế thấp nhất rủi ro. Ảnh: Minh Huệ
Việc tiêu thụ khoai lang ở đây hiện chủ yếu dựa vào xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc. Do phụ thuộc lớn vào một thị trường, nên khi thị trường này thay đổi chính sách, có chút "đỏng đảnh" là bị ảnh hưởng ngay. (Điển hình là mới đây, giá khoai lang trên địa bàn đã giảm mạnh do thị trường Trung Quốc ngừng mua, khiến Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long phải có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ NN&PTNT xem xét, báo cáo Chính phủ và có ý kiến với các Bộ, ngành liên quan đàm phán, thỏa thuận với phía Trung Quốc đưa khoai lang vào danh mục hàng hóa được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường này - PV).
"Do đó, tham gia Hiệp định, chúng ta cần nghiên cứu, cân đối giữa cái được và không được để làm sao có thể hạn chế thấp nhất các bất lợi" - ĐB Nguyễn Tuấn Anh nói.
ĐB Nguyễn Văn Thân (Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình) phân tích, tham gia Hiệp định là điều kiện thuận lợi để Việt Nam hội nhập sâu rộng với thị trường thế giới. Nhưng thách thức đặt ra là đối với: các doanh nghiệp nhỏ và vừa; các hợp tác xã nộng nghiệp và người lao động Việt Nam. Vì vậy, nếu Nhà nước không có sự điều chỉnh cơ chế, chính sách kịp thời trong hỗ trợ các thành phần trên thì nguy cơ bị tụt hậu là rất lớn.
Ông Hoàng Đức Thắng - Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị thì nhấn mạnh: Vào "chơi" trong CPTPP phải trả lời được 4 câu hỏi lớn. Một là vào sân chơi này chúng ta được gì mất gì, và phải được nhiều hơn mất thì mới vào.
ĐB Hoàng Đức Thắng - Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị cho rằng vào Hiệp định, phải trả lời được 4 câu hỏi lớn. Ảnh: Minh Huệ
Thứ 2, khả năng "chơi" của mình thế nào khi toàn là đối tác đẳng cấp, từ trình độ, năng lực, tiềm năng của họ đều hơn mình thì chơi thế nào, nếu không cẩn thận sẽ thành nơi tiêu thụ sản phẩm của họ, thành con dao hai lưỡi. Mơ màng, không xác định rõ mục tiêu, kịch bản, không đủ tâm thế thì sẽ không đủ sức chơi với họ.
Thứ 3, nếu muốn "chơi" được thì phải làm gì? Mặc dù chúng ta hoạt động trong sân chơi chung, nhưng vẫn đảm bảo "phong cách" của Việt Nam để phát huy, khai thác tốt nhất lợi thế của mình.
Câu hỏi cuối cùng, là "chơi" lúc này đã đúng chưa? Nếu chưa đủ điều kiện thì phải cân nhắc thời điểm. Cần có đánh giá cụ thể, xác thực để biết mình đang ở đâu, đã có gì hay chưa có gì để đảm bảo cuộc chơi mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế đất nước.
"Bên cạnh đó, cần làm sao phổ biến để cho nhân dân biết và hiểu được Hiệp định CPTPP là cái gì? Do vậy tôi đề xuất sau kì họp cần tuyên truyền, phổ biến để người dân nắm được, ngắn gọn thôi. Khi đã thống nhất trong nhận thức thì sẽ thống nhất được trong hành động" - ĐB Hoàng Đức Thắng nói.
Cũng trong phiên thảo luận tổ, các ĐB Nguyễn Viết Chữ, Phạm Thị Thu Trang (Đoàn ĐBQH Quảng Ngãi) cho biết, qua khảo sát nhiều người dân, doanh nghiệp, các tổ chức chưa hiểu CPTPP là gì, trong khi khi gia nhập CPTPP, đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp chính là người dân, doanh nghiệp. Ngoài ra cần làm tốt công tác tổ chức đánh giá và dự báo tác động mặt kinh tế xã hội về lao động việc làm, về quan hệ xã hội để có những giải pháp kịp thời...
Theo báo cáo thuyết minh của Chính phủ, 11 nước tham gia CPTPP có quy mô dân số 502,2 triệu người, chiếm 6,7% dân số thế giới, quy mô GDP chiếm 13,5% GDP toàn cầu, tổng kim ngạch thương mại 10.000 tỷ USD. Việc tham gia Hiệp định này là động lực giúp Việt Nam nâng cao nội lực, đa dạng hóa thị trường để ứng phó với các tác động của kinh tế thế giới đang diễn biến phức tạp với chiều hướng bảo hộ thương mại gia tăng của các nền kinh tế lớn.
Tham gia Hiệp định, GDP của Việt Nam có khả năng tăng thêm 1,32% tính đến năm 2035, trong trường hợp đồng thời cắt giảm thuế quan và tự do hóa dịch vụ, GDP có thể tăng thêm 2,01%.
Với mức độ cam kết của các nước trong CPTPP, các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam như nông, thủy sản, điện, điện tử đều được xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực.
Tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam có thể tăng thêm 4,04% và nhập khẩu tăng thêm 3,8% vào năm 2035; tổng số việc làm tăng thêm hàng năm từ 20.000 đến 26.000 lao động.
Cùng với Việt Nam, 4 nước khác cũng đang trong quá trình phê chuẩn Hiệp định này là Brunei, Chile, Malaysia và Peru.
Theo Danviet
Sáng nay, 2/11 Quốc hội nghe trình xem xét phê chuẩn hiệp định CPTPP Theo Thông cáo số 10, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, ngày mai 2/11, buổi sáng, Quốc hội nghe tờ trình, các báo cáo về việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan và tiến hành thảo luận tổ về nội dung này. Với tên gọi...