Tổ tiên loài người biết đi đứng bằng hai chân từ 12 triệu năm trước
Tổ tiên loài người có thể đã biết đứng thẳng lưng từ 12 triệu năm trước, sớm hơn nhiều so với các suy đoán trước đây.
Theo phát hiện mới nhất, một loài vượn ở châu Âu đã có thể đi bằng hai chân cách đây gần 12 triệu năm, điều này đã làm thay đổi đáng kể dòng thời gian tiến hóa của loài người.
Các nhà khoa học trước đây đã tin rằng tổ tiên của con người ở châu Phi chỉ biết đi đứng thẳng vào 6 triệu năm trước.
Nhưng hóa thạch của một loài linh trưởng chưa được biết đến trước đây có tên Danuvius, được phát hiện ở miền nam nước Đức, cho thấy loài vượn có những đặc điểm giống con người từ lâu trước đó.
Nhóm nghiên cứu, dẫn đầu bởi nữ Tiến sĩ Madelaine Bhme từ Đại học Tbingen, làm việc trong một hố đất sét ở bang Bavaria, nơi họ khai quật hơn 15.000 hài cốt động vật có xương sống.
Các phần xương hoàn chỉnh của một con vượn Danuvius đực.
Các phần xương của ít nhất 4 loài linh trưởng riêng lẻ đã được tìm thấy và bộ xương hoàn chỉnh nhất của một con Danuvius đực có kích thước và hình dạng tương tự như những con tinh tinh bonobo thời hiện đại. Chân tay, xương ngón tay và ngón chân được bảo quản của mẫu vật vượt Danuvius đã giúp các nhà khoa học tái tạo lại cách nó di chuyển trong môi trường của mình.
“Lần đầu tiên, chúng tôi có thể điều tra một số khớp quan trọng về chức năng, bao gồm khuỷu tay, hông, đầu gối và mắt cá chân. Thật đáng kinh ngạc khi chúng tôi nhận ra một số điểm tương đồng với cơ thể con người, trái ngược với loài vượn hiện đại”, bà Bhme chỉ ra.
“Những phát hiện ở miền nam nước Đức là một cột mốc quan trọng trong ngành cổ sinh vật học, bởi vì chúng đặt ra những câu hỏi cơ bản về sự hiểu biết trước đây của chúng ta về sự tiến hóa của loài vượn lớn và con người”, nữ Tiến sĩ nói thêm.
Các phát hiện được công bố trên tạp chí Nature, cho thấy loài vượn Danuvius có thể đi bằng hai chân và cũng có thể leo trèo như vượn hiện đại. Cột sống của loài này có một đường cong hình chữ S giữ phần còn lại của cơ thể thẳng đứng trong khi đứng bằng hai chân.
Tiến sĩ Nikolai Spassov thuộc Viện Khoa học Bulgaria, người đóng góp cho nghiên cứu cho biết: “Trái ngược với các vượn người sau này, Danuvius có ngón chân cái lớn giúp cầm nắm, đi lại dễ dàng”.
Danuvius đạt chiều cao khoảng 1 m khi đứng thẳng nhưng lại có cân nặng khiêm tốn hơn nhiều họ hàng hiện đại. Con đực được cho là nặng khoảng 31 kg trong khi con cái nặng khoảng 18 kg.
“Lồng ngực rộng và bằng phẳng và phần lưng dưới thon dài, điều này giúp vượn Danuvius định vị trọng tâm trên hông, đầu gối và bàn chân phẳng giúp chúng đi được bằng hai chân”, thông cáo báo chí của Đại học Tbingen cho biết.
Huy Vũ
Theo ngaynay.vn/CNN
Gia đình 25 người bị dị tật thừa ngón tay, ngón chân
Một gia đình ở Ấn Độ bị bệnh nan y tên là 'polydactyly' - dị tật thừa ngón. Người bị dị tật này từ khi sinh ra đã có dư một hay nhiều ngón tay và ngón chân.
Tất cả 25 thành viên trong gia đình có sáu ngón tay trên mỗi bàn tay và bảy đến tám ngón chân trên mỗi bàn chân.
Theo VOA
"Hợp tác xã biết làm ăn" Trong chiến tranh, các HTX nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc huy động sức người sức của, đóng góp cho tiền tuyến. Không chỉ vậy, những HTX năng động, có thể giúp xã viên cải thiện cuộc sống. Những HTX đó thường được gọi là HTX biết làm ăn. Theo VTV24