Tò mò ‘làm sống’ người thời Lý từ cốt sọ 1.000 năm
Có 7 quan tài lớn nhỏ hiện còn được lưu giữ. Tất cả còn khá nguyên vẹn. Nhưng trong 7 chiếc quan tài được phát hiện, chỉ có ba chiếc mộng hãm hai đầu còn nguyên chốt, những chiếc còn lại đã bị vỡ làm hai phần vứt ngổn ngang. Mộ táng và di cốt người buổi đầu thời Đại Việt vô cùng hiếm hoi, nói gì đến việc phục dựng chân dung người thời Lý cách đây 1.000 năm. Thế mà điều không tưởng ấy lại đang được Tiến sĩ (TS) Nguyễn Việt, Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á bắt tay vào làm.Phục dựng chân dung người thời Lý cách đây 1.000 năm được làm sau chương trình làm “sống dậy” người Việt cổ gây tranh cãi của TS Việt.Còn nhớ, năm 2005 công trình Phục dựng 5 mặt người thời Đông Sơn được TS Nguyễn Việt công bố đã khiến dư luận đặc biệt chú ý. Trước những phản ứng dữ dội của một số nhà nghiên cứu, lẫn những thắc mắc của “người ngoại đạo”, ngỡ tưởng TS Nguyễn Việt sẽ “rửa tay, gác kiếm”. Nhưng không, ông đang cùng cộng sự của mình phục dựng khuôn mặt thời Lý từ một bộ xương, đặc biệt là xương sọ được ông cho là của người đời Lý mà ông đã khai quật được ở Suối Bàng (Mộc Châu, Sơn La). Bộ xương người thời Lý “độc nhất vô nhị”Những năm 2006-2007, TS Nguyễn Việt nhận được thông báo của người dân về một khu vực hiện còn khá nhiều quan tài độc mộc trong các hốc núi đá cao thuộc xóm Nà Lồi, Mộc Châu, Sơn La. Ngay lập tức ông đã bắt tay vào cuộc.
Tiến sĩ Nguyễn Việt
Cùng với cộng sự và sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, ông đã khảo sát sơ bộ một hốc đá ở độ cao 200 mét so với lòng suối (khoảng 300 mét so với mực nước biển). Hốc đá nằm cheo leo ở sườn dốc đứng của khối núi cao khoảng 850 m so với mực nước biển. Từ thung lũng lên đến hốc đá này, độ dốc trung bình khoảng 50 độ. Hốc đá nông nằm dưới một mái đá có tán cây đủ ngăn cản mưa nắng hắt vào. Chỗ bằng phẳng nhất đều không rộng hơn một chiếc chiếu, hốc đứng có nhiều tầng nông, hẹp rất không tiện lợi.Có 7 quan tài lớn nhỏ hiện còn tại đây. Tất cả còn khá nguyên vẹn. Nhưng trong 7 chiếc quan tài được phát hiện, chỉ có ba chiếc mộng hãm hai đầu còn nguyên chốt, những chiếc còn lại đã bị vỡ làm hai phần vứt ngổn ngang. Ba chiếc chưa mở chốt cũng không còn gì ở bên trong do bị mọt thủng tạo những khe hở lớn. Duy nhất còn lại ở một quan tài số 2 một phần xương hông và một đoạn xương tay quay.Niên đại của mộ, theo TS Nguyễn Việt có thể xác định qua đồ tùy táng hoặc gỗ quan tài. Nhờ phát hiện một số đồ gốm tùy táng trong quan tài, với tính chất thống nhất cao của nó, có thể xác định niên đại mộ táng với độ chính xác cao: Thế kỷ 10- 12, tương đương thời Đinh, Tiền Lê và chủ yếu là Lý.TS Nguyễn Việt cho biết: “Đây là một sưu tập gốm chiếm số lượng ít trong số gốm Lý – Trần thường thấy ở các mộ Mường Hòa Bình hay gốm Hoàng thành Thăng Long. Một số nhà sưu tầm cổ vật thường gọi là gốm Lý Thanh Hóa, do chúng thường thấy ở vùng núi Thanh Hóa. Để giám định chính xác sưu tập gốm này tôi đã mang hiện vật đến Hội nghị Khảo cổ học năm 2006, khi tôi đọc báo cáo nghiên cứu hệ thống mộ Lũng Ma (Quan Hóa, Thanh Hóa) và Nà Lồi (Mộc Châu, Sơn La).Những chuyên gia khảo cổ VN là Nguyễn Đình Chiến, Tống Trung Tín, Bùi Minh Trí, Diệp Đình Hoa, Ngô Thế Phong và chuyên gia Nhật Bản là Nishimura Masanari đã trực tiếp xem và cho ý kiến. Tháng 8 và tháng 11 năm 2010, các chuyên gia Trung Quốc (TS Yang Yong) và Nhật Bản (PGS-TS Nishimura Masanari) đã cùng tôi tập trung nghiên cứu lần nữa sưu tập này. TS Yang Yong chụp ảnh và đã trao đổi rộng rãi với các đồng nghiệp của ông tại Viện Khảo cổ học trực thuộc Viện Hàn lâm KHXH Trung Quốc tại Bắc Kinh. Kết luận độc lập của các chuyên gia Trung Quốc là niên đại TK 10-13 và của Nhật là TK 10-11. Để so sánh với sưu tập này chúng tôi còn làm việc với sưu tập gốm mảnh Đại La ở Bảo tàng Nghệ thuật châu Á (Muset Guimet – Paris) được các chuyên gia gốm sứ Pháp cho là đặc trưng của thời Lý – Trần”.
Bộ xương được TS Nguyễn Việt cho là của người đời Lý được khai quật Mộc Châu, Sơn La.
Làm “sống lại” người thời LýVới những căn cứ đó, hiện nay, cốt sọ của bộ xương đang được Phòng phục dựng di cốt người và động vật thuộc Bảo tàng Phạm Huy Thông, Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á tại Yên Hưng (Quảng Ninh) làm khuôn silicon và đang ứng dựng các kỹ thuật phục dựng mặt hiện nay để tạo ra một chân dung, để thấy được rằng vào đời Lý, chúng ta có được một chân dung cụ thể.Việc phục dựng chân dung người thời Lý bắt đầu được tiến hành trước Đại lễ 1.000 năm Thăng Long. Đến nay, công việc đã xong được hơn một nửa: khuôn sọ thạch cao đã hoàn tất và đang tổng hợp các số đo phần mềm cho chiếc sọ đó. Việc xác định những đặc trưng nhân chủng có liên quan: kiểu sọ, tuổi, giới tính đã được hoàn tất từ trước đó. Việc phục dựng đang được TS Nguyễn Việt và cộng sự hoàn tất.Trong quá trình phục dựng, TS Nguyễn Việt cũng đã đối diện với không ít khó khăn. “Khó khăn về lý thuyết, phương pháp và các chỉ số phần mềm đã được chúng tôi giải quyết từ khi thực hiện đề tài phục dựng chân dung người Đông Sơn (2005). Hiện tại khó khăn duy nhất đối với chúng tôi là nguồn sáp nặn mua ở Đan Mạch đã hết. Tôi vừa mang ở Mỹ về được một ít, nhưng chúng tôi cũng đã khắc phục được bằng một nguyên liệu tự chế ở trong nước”.Trước câu hỏi, ông có sợ chân dung người thời Lý sẽ bị nhiều người nghi ngờ như khi ông phục dựng chân dung người Đông Sơn không? TS Nguyễn Việt cho biết: “Khi được mời đến trình bày chính thức kết quả nghiên cứu và phục dựng tại Viện Goethe năm 2005 (công bố công trình Phục dựng 5 mặt người thời Đông Sơn) tôi đã nhận được nhiều ý kiến tán đồng, động viên. Tôi được biết có ý kiến nghi ngờ, thậm chí phê phán của PGS-TS Nguyễn Lân Cường. Tuy nhiên, chưa bao giờ tôi nhận được một ý kiến khoa học của anh ấy chỉ ra rằng các nghiên cứu và phục dựng chân dung của chúng tôi sai ở đâu. Ví dụ độ dài của mũi, độ dày của trán, độ rộng của miệng, mắt… Ai đó có thể nghi ngờ, nhưng chúng tôi sẽ rất chờ mong và biết ơn những ý kiến trao đổi khoa học, nhất là về phương pháp và san sẻ tư liệu, các chỉ số phần mềm như chúng tôi vẫn thường trao đổi với các chuyên gia phục dựng mặt người trên toàn thế giới”.Khoa học phục dựng chân dung người trên nền sọ ngày nay đã rất phát triển và phổ cập. Phương pháp kinh điển của Gerasimov đã được hoàn thiện và thay thế bằng tiến bộ của hơn 70 năm phát triển tại Nga cũng như hàng trăm năm phát triển tại Âu – Mỹ. TS Nguyễn Việt cho biết: “Muốn phục dựng mặt người dựa trên nền sọ cần phải nắm được những lý thuyết căn bản của phương pháp. Gerasimov là một trong số những người đầu tiên hoàn thiện phần lý thuyết này trong khối XHCN từ những năm 40- 50 của thế kỷ trước. Nên nhớ rằng, trước Gerasimov, do nhu cầu phá án, ngành này đã rất phát triển với nhiều trường phái phục dựng ở Đức, Anh, Mỹ. Các bạn có thể tiếp cận vấn đề này nếu thăm tủ sách chuyên ngành của chúng tôi. Tôi vừa được mời đến thăm nơi làm việc của J. Harker tại Chicago ngày 16/12/2010 vừa qua. Ông là người đã khiến dư luận thế giới 2 năm qua rất quan tâm khi phục dựng thành công chân dung 3D một nữ quý tộc Ai Cập thông qua các thông số scan xác ướp nổi tiếng này trong điều kiện quan tài vẫn đóng kín nguyên trạng. J. Harker đã nhận lời mời sang thăm và làm việc với phòng thí nghiệm của chúng tôi trong năm nay”.Theo TS Nguyễn Việt, sọ người đời Lý sẽ được phục dựng theo phương pháp dựng các chuẩn phần mềm. Đây là phương pháp đã được Krogman xây dựng và hiện phổ biến trên toàn thế giới. Phương pháp này dựa trên kết quả thống kê phần mềm phủ trên nền sọ của các chủng tộc, lứa tuổi, giới tính được san sẻ giữa nhiều phòng thí nghiệm qua các hội nghị chuyên ngành quốc tế. Hiện số điểm chuẩn phổ biến lên đến con số 21. Một số nhà khoa học đưa lên đến 26 điểm chuẩn. Sinh thời, Gerasimov cũng đã từng ứng dụng kỹ thuật này với số điểm chuẩn ít hơn. Ở Anh, Mỹ, trường phái phục dựng Gatliff, Neave, Taylor, Harker đều tuân thủ kỹ thuật này. Riêng Neave (trường phái Manchester của Anh) phối hợp giữa phương pháp Krogman với cách đính cơ của Gerasimov. Tại Nga, Bueleva – người kế nhiệm thế hệ thứ ba sau Gerasimov cũng bắt đầu ứng dụng kỹ thuật này.Và để kiểm chứng, TS Việt cũng đã gửi tư liệu cắt lớp scaning chiếc sọ này tới phòng thí nghiệm của Harker tại Chicago.TS Việt cho biết Harker cũng sẽ dựng chân dung sọ này trên cơ sở 21 điểm chuẩn dùng chung cho người châu Á (nam, 30-45 tuổi) được công bố rộng rãi trên thế giới. Tuy nhiên, vì chân dung người đời Lý chưa xong, nên chưa thể mô tả được. Nguyên lý khác biệt cơ bản của phục dựng mặt theo sọ với nghệ sĩ tạo hình là ở chỗ người phục dựng không bao giờ được phép hình dung ra chân dung trước khi kết thúc việc phủ các mảng sáp phần mềm cuối cùng. Các phần mềm này dày mỏng, dài rộng ra sao tùy thuộc và đặc điểm từng nền sọ một. Trong khi nghệ sĩ tạo hình bao giờ cũng có một chân dung tưởng tượng và dựng theo chân dung đó. Xây dựng trung tâm phục dựng “khuôn mặt tổ tiên”Năm 2004, khi được quản lý gần 70 bộ xương trong khu mộ Đông Sơn ở Động Xá, TS Nguyễn Việt bắt tay vào phục dựng chân dung 5 chiếc sọ của sưu tập này và phát triển ý tưởng xây dựng Trung tâm phục dựng người và động vật trên cơ sở xương cốt của họ ở Việt Nam – trong đó phục dựng chân dung người là trọng tâm.Để xây dựng thành công Trung tâm phục dựng người, theo TS Việt, trước hết nó cần có hai hệ thống tư liệu: “Một là, tư liệu xương người và động vật qua sưu tầm dân tộc học và khảo cổ học. Hiện tại chúng tôi đã có hàng trăm tiêu bản xương, vỏ cochilien của động vật ở Việt Nam và một số vùng trên thế giới. Chúng tôi cũng lưu giữ hàng ngàn tiêu bản xương, vỏ nhuyễn thể thu được từ các cuộc khai quật. Hai là, tư liệu thông tin đã công bố hoặc chưa công bố ở trong và ngoài nước về lý thuyết và kết quả nghiên cứu phục dựng người, động vật.Các thành viên trong phòng thí nghiệm, thông qua tư liệu và thực nghiệm có thể nắm rất sâu các vấn đề giải phẫu, từ giải phẫu ốc, nhái, cá, gà vịt đến các động vật có vú. Chúng tôi sở hữu bộ tiêu bản mẫu ảnh rất chi tiết các bộ phận giải phẫu người do các nhà khoa học Italia cung cấp. Nhờ những tư liệu như vậy chúng tôi bắt tay nghiên cứu nguyên nhân tồn tại các xương động vật trong hang động. Chúng tôi cũng bắt đầu thử nghiệm với khảo cổ học pháp y và đã xác nhận được hai vệt đâm xuyên của mũi tên trên sọ của người 4.000 năm thuộc văn hóa Hạ Long khai quật ở hòn Hai Cô Tiên (Hạ Long) và cái chết sau gần một tháng sau vụ dập nát đùi phải của một người phụ nữ thuộc văn hóa Phùng Nguyên phát hiện ở Xom Rền (Phú Thọ) sống cách chúng ta 3.500 năm. Tôi hy vọng những nghiên cứu chuyên sâu khoa học như vậy sẽ như những viên gạch nhỏ góp thêm tư liệu soi sáng quá khứ dân tộc.
Theo Thể thao văn hóa
Sốc với hình ảnh 9X thành 'bộ xương' vì ăn kiêng
Ollie Roche (18 tuổi), người Anh, đã phải nhập viện sau khi thực hiện chế độ ăn kiêng với chỉ một lát bánh mì mỗi ngày để có được thân hình như người mẫu.
Không chỉ có phái nữ mới ấp ủ ước mơ trở thành người mẫu và gồng mình với những chế độ ăn kiêng khắc nghiệt, nhiều chàng trai cũng đang chạy theo "giấc mộng model" và đã phải trả giá cho đam mê của bản thân.
Những hình ảnh của Ollie Roche khiến nhiều người thật sự choáng váng. Đây chính là minh chứng cho hậu quả của sự ăn kiêng không khoa học của con người. Ollie Roche từ nhỏ đã mơ ước trở thành nhà thiết kế thời trang. Anh có thể dành hàng tiếng đồng hồ để nhìn ngắm hình ảnh của những người mẫu nam gày gò trên sàn diễn thời trang.
Để bản thân mình có thể trông giống người mẫu, Ollie Roche thậm chí còn tiến hành ăn kiêng với chế độ: chỉ một lát bánh mì mỗi ngày. Năm 16 tuổi anh nặng 57 kg, nhưng sau khi ăn kiêng anh chỉ còn 38 kg và trông thật ốm yếu với cơ thể da bọc xương theo đúng nghĩa đen. Với chỉ số thể chất chỉ có 12,5, Ollie Roche không thể không tới bệnh viện.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Thêm giả thiết về "quê hương" Cụ Rùa Sau khi đăng bài "Cụ Rùa Hồ Gươm "quê" ở Thanh Hóa?", chúng tôi xin đặt ra một giả thiết khác về nguồn gốc của Cụ dựa vào những thông tin thu thập được trong quá trình thực địa. Sở dĩ đặt ra giả thuyết này là vì qua quá trình ngược sông Hồng, xuôi sông Đà, tìm hiểu về rùa khổng lồ,...