Tò mò cách làm đèn kéo quân đón Trung thu từ nghệ nhân ở Cao Viên, Hà Nội
Mỗi dịp Trung thu về, gia đình ông Vũ Văn Sinh ( Cao Viên, Thanh Oai, Hà Nội) lại tất bật làm đèn kéo quân bán đi khắp tỉnh thành trong cả nước với mong muốn trẻ con được chơi những đồ truyền thống của dân tộc.
Hàng năm, cứ mỗi dịp Trung thu, gia đình ông Sinh lại bận rộn hơn ngày thường khi các đơn hàng đặt đèn kéo quân từ Hà Nội và các tỉnh liên tục đến. Để đáp ứng lượng đặt hàng, ông Sinh và các thành viên trong gia đình phải làm việc cả ngày.
Khung đèn có hai loại, loại làm nan tre gắn với giấy poluya chơi được một tuần và loại làm bằng gỗ, vải tốt giữ được rất lâu.
Đèn kéo quân gồm 3 bộ phận chính. Khung ngoài làm bằng bìa cứng, các-tông, nhựa… Lồng quay bên trong làm bằng giấy mềm và nhẹ như giấy bóng mờ, giấy can, giấy màu mỏng… (nay có thể cải tiến thành 1 lớp nhựa hoặc vải mỏng). Lồng quay trang trí hình ảnh để khi quay tạo thành hình ảnh chuyển động (kéo quân).
Trong 3 bộ phận tạo thành đèn kéo quân, khó nhất là làm trục và tán quay cho đèn. Trục làm từ tre vót mảnh, vừa đủ nhẹ để quay được, vừa đủ cứng để treo hình không bị đổ. Ông Sinh dùng keo cố định giấy xung quanh khung, chỉ đề chừa ra một ô để chỗ cho nến, tản đèn. Công đoạn này phải người thợ phải khéo tay, thạo việc mới làm chuẩn được.
Video đang HOT
Dù làm nghề làm đèn kéo quân không giúp kinh tế gia đình ông Sinh được cải thiện, nhưng bao nhiêu năm nay, ông Sinh vẫn cố gắng giữ nghề truyền thống của dân tộc.
Tán đèn phải cắt đều thì mới tạo ra được đối lưu không khí ở trong đèn. Nhờ vậy mà những hình ảnh trong đèn mới có thể chuyển động được.
Say mê với nghề truyền thống, ông Sinh cũng không ngừng tìm tòi và sáng tạo để tạo ra các sản phẩm đẹp mắt hơn và tiện lợi hơn.
Các hình ảnh trên đèn thường thể hiện tinh thần yêu nước, giáo dục lòng tự hào dân tộc, như các tướng sĩ xung trận, tháp rùa, hình các chiến sĩ cách mạng, ông trạng vinh quy bái tổ, tứ linh nhảy múa..
Hai đứa cháu của ông Sinh tranh thủ ngày nghỉ học cũng giúp ông làm đèn bằng cách vẽ các con vật ngộ nghĩnh.
Em Hoàng nói: “Sau này lớn lên, nhất định cháu sẽ trở thành nghệ nhân giống ông nội”.
Mặc dù chiếc đèn kéo quân không quá xa lạ với Hoàng nhưng mỗi dịp trung thu đến em vẫn luôn háo hức thắp đèn đi chơi.
Tết trung thu năm nay, Hoàng cùng bao trẻ nhỏ trên cả nước sẽ được rước những chiếc đèn kéo quân do chính tay ông Sinh làm ra. Nhưng không biết những mùa trung thu tiếp ai sẽ là người thắp, giữ lửa cho chiếc đèn kéo quân truyền thống ấy.
HÀ PHƯƠNG – VĂN THẮNG
Theoi Laodong
Bánh trung thu "siêu rẻ" được sản xuất từ thực phẩm "rác"? (Thứ Hai 10/09/2018 | 10:04 GMT+7)
Chỉ còn nửa tháng nữa là đến rằm Trung thu và đây đang là thời điểm bánh trung thu được tiêu thụ nhiều nhất.
Cơ quan Quản lý thị trường thu giữ hàng ngàn chiếc bánh trung thu giá rẻ tại Hà Nội
Ngoài những loại bánh có giá từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng/ chiếc của các thương hiệu quen thuộc, hiện trên thị trường cũng xuất hiện loại bánh nướng, bánh dẻo siêu rẻ được các cơ sở nhỏ lẻ trong nước sản xuất. Tuy nhiên, những chiếc bánh trung thu nhập lậu siêu rẻ có nhân bên trong được xay nhuyễn đang dấy lên nghi ngại về việc sử dụng nguyên liệu là thực phẩm "rác" để sản xuất.
Không phải đợi đến đúng trung thu, mà thị trường bánh nướng, bánh dẻo đã trở nên sôi động từ gần hai tháng nay. Đặc biệt, mùa trung thu năm nay, thị trường xuất hiện rất nhiều bánh trung thu giá siêu rẻ, có loại mua cả gói 5 chiếc giá chỉ 9.500 đồng, tính ra chưa đến 2.000 đồng/ chiếc. Những chiếc bánh trung thu xinh xắn được sản xuất trong nước hoặc nhập lậu có giá rất rẻ, đã thu hút sự lựa chọn của người tiêu dùng, nhất là tại những vùng nông thôn. Điều đáng nói là những chiếc bánh siêu rẻ này đang đặt ra những nghi ngại về an toàn thực phẩm khi mà giá thành của nó còn rẻ hơn giá nguyên liệu đạt chuẩn.
Mới đây, Đội Quản lý thị trường Hà Nội số 24 đã bắt giữ hơn 10.000 chiếc bánh trung thu nhập lậu được một cửa hàng nông sản ở La Phù, Hoài Đức bán với giá hơn 2.000 đồng/1 chiếc. Khi đó, người tiêu dùng mới tá hỏa loại bánh có hình thức bắt mắt này đang được bán tràn lan trên mạng xã hội. Trước đó, mỗi tuần, chủ cửa hàng này cho biết đã bán hàng chục nghìn chiếc bánh trung thu siêu rẻ...
Bà Đỗ Thị Phúc, chủ cơ sở sản xuất bánh trung thu Thanh Phúc, phường Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội cho biết, với giá nguyên liệu và bao bì hiện nay thì không thể làm được chiếc bánh tương tự với giá hơn 2.000 đồng chứ chưa nói đến việc có lãi: "Nếu làm bánh rẻ thì phải cho chất tẩy, như vậy rất độc hại. Vì vậy, tôi cũng mong muốn những người có trách nhiệm vào cuộc triệt để, để những chiếc bánh siêu rẻ đó không đến tay người tiêu dùng, không gây bệnh tật cho người dùng và ảnh hưởng đến nghề gia truyền của chúng tôi", bà Phúc chia sẻ.
Trước thực trạng tràn lan bánh trung thu nhập lậu, giá thành rất rẻ, không có nhãn mác, không tự công bố sản phẩm và có nguy cơ mất an toàn thực phẩm, với vai trò là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn đề nghị Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ Công thương vào cuộc xác minh thông tin và xử lý. Tuy nhiên, theo Bộ Y tế, tới nay Bộ Công thương chưa có phản hồi nào về vấn đề này. Còn phía Cục An toàn thực phẩm đã chỉ đạo Chi cục An toàn thực phẩm các tỉnh, thành phố thực hiện chức năng quy định, lấy mẫu bánh trung thu giá rẻ để kiểm nghiệm, nhưng đến nay chưa phát hiện điều gì bất thường. Ông Trần Ngọc Tụ, Chi cục trưởng Chi cục An toàn thực phẩm thành phố Hà Nội cho biết: "Chúng tôi đã tăng cường đi kiểm tra các cơ sở, đặc biệt là những cơ sở có cung ứng nguyên liệu cho bánh trung thu. Chúng tôi đã lấy mẫu bánh trung thu giá rẻ để kiểm nghiệm. Hiện nay đã có một số kết quả đủ điều kiện an toàn thực phẩm, còn những kết quả sau thì chưa có".
Theo Tiến sĩ Từ Ngữ, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội dinh dưỡng Việt Nam, những chiếc bánh trung thu nhập lậu siêu rẻ có nhân bên trong được xay nhuyễn, đang dấy lên nghi ngại về việc sử dụng nguyên liệu là thực phẩm "rác" để sản xuất. Tiến sĩ Từ Ngữ cho biết, thực phẩm "rác" là một thuật ngữ trong ngành dinh dưỡng, dùng để chỉ những thực phẩm lưu cữu, thậm chí hết hạn sử dụng nhưng được bảo quản rất lâu ngày trong tủ lạnh với độ lạnh sâu. Những thực phẩm "rác" này khi được sử dụng làm nguyên liệu bánh trung thu thường không gây ảnh đến sức khỏe người sử dụng ngay lập tức, nhưng lại có thể gây ra những hậu quả lâu dài. Đặc biệt là những thực phẩm đó tác động đến các cơ quan nội tạng như gan, thận, đường tiêu hóa, gây nên những bệnh mãn tính...
Trong khi thị trường bánh trung thu siêu rẻ đang "nhảy múa", thì người tiêu dùng chỉ có thể phân biệt được loại bánh chất lượng thấp hoặc nhập lậu thông qua giá bán rất rẻ. Nếu những chiếc bánh này được hợp thức hóa giấy tờ nguồn gốc và được bán với giá cao hơn thì người tiêu dùng cũng không biết và tất nhiên sẽ không mảy may nghi ngờ về chất lượng sản phẩm.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bánh trung thu là một phần trong bức tranh tổng thể của lĩnh vực an toàn thực phẩm tại nước ta; không quản lý được phần gốc, tức là nguyên liệu đầu vào của các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ và không kiểm soát được hàng hóa trôi nổi, nhập lậu! Thực tế đang đòi hỏi cần có những giải pháp căn cơ và sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng để giải quyết triệt để vấn đề này, tránh tình trạng "rác" thực phẩm ngang nhiên đi thẳng vào dạ dày của người tiêu dùng.
NGUYỄN HOÀNG
Theo baovanhoa
Giá heo hơi hôm nay 3/9: Giá lợn chững lại, người nuôi lo dịch tả lợn châu Phi tấn công Theo khảo sát của phóng viên NTNN/Dân Việt, giá heo hôm nay 3/9 tại các vùng của cả nước vẫn đang giữ ở mức trên dưới 50.000 đồng đến 52.000 đồng/kg, tùy loại. Điều đáng lo ngại là hiện nay, Trung Quốc đang phải đối phó với dịch tả lợn châu Phi nguy hiểm, loại bệnh này lây lan rất nhanh và nguy...