Tô mì Quảng 180 người ăn không hết
Tô mì được chế biến từ 10 con gà quê, 50 kg bún và cần tới gần chục đầu bếp hoàn thành trong vòng gần 5 tiếng đồng hồ mới xác lập kỷ lục “ Tô mì Quảng lớn nhất Việt Nam”.
Sáng 29/3, tại TP Đà Nẵng, đại diện Tổ chức kỷ lục Việt Nam đã trực tiếp chứng kiến quy trình chế biến và công nhận tô mì Quảng lớn nhất Việt Nam.
Để làm tô mì đặc biệt này, trung tâm thương mại đã đặt riêng làng nghề gốm sứ trên địa bàn chế tác tô đựng mì đường kính 0,9m, chiều cao gần 0,5m. Tổ ẩm thực cũng về làng quê Quảng Nam chọn mua 10 con gà quê thả vườn, 10kg rau sống ở làng rau Trà Quế (Hội An), 50kg mì Quảng, 5kg búp chuối non, 4 lít dầu phụng quê, 2kg đậu, 10 bánh tráng nướng (có đường kính khoảng 50cm), 3kg hành khô, củ nén, nghệ bột… làm nguyên liệu chế biến.
Theo đầu bếp trưởng Nguyễn Thị Hồng (37 tuổi, ở Duy Xuyên, Quảng Nam), mì Quảng từ lâu là đặc sản nổi tiếng của người miền Trung. Để tạo ra mùi vị đặc trưng của mì Quảng, các đầu bếp phải chế biến rất tỉ mỉ, cách tẩm gia vị cũng phải đặc biệt. Chỉ riêng cách rim gà, chị Hồng và 4 phụ bếp phải tiến hành liên tục trong vòng 2 tiếng đồng hồ bằng bếp than dân giã (không dùng bếp gas vì sợ mất mùi)… mới hoàn thành.
Ông Huỳnh Tấn Quốc, Giám đốc Trung tâm TM Dragon Vĩnh Trung cho hay, tô mì có thể đáp ứng nhu cầu thưởng thức của 150-180 người. Theo ông Trần Thanh Phương, đại diện Tổ chức kỷ lục Việt Nam, từ trước đến nay lĩnh vực ẩm thực chỉ xác nhận kỷ lục cho các đặc sản như bánh xèo, tô cháo… Đây lần đầu tiên, tô mì Quảng được lập kỷ lục.
Chùm ảnh chế biến tô mì “Thạch Sanh”:
Khối lượng gia vị được chuẩn bị cho tô mì “Thạch Sanh”
Các nguyên liệu, gia vị chế biến tô mì Quảng
Video đang HOT
Chiếc tô có đường kính gần 1m
Ban đầu cho rau sống vào tô…
… rồi cho mì Quảng rải đều và tạo điểm nhọn trên tô
Tiếp đến cho thịt gà rim và nước chan
Phủ thêm hành, đậu phụng, ớt để tăng hương vị cho tô mì Quảng
Bình thường tô mì Quảng chỉ cần nguyên liệu là thịt gà và trứng gà. Tuy nhiên, tô mì Quảng này sử dụng trứng đà điểu để tăng thêm kỷ lục Thành quả của các đầu bếp, hoàn thành tô mì Quảng kỷ lục180 người ăn không hết
Theo Bee
Bất ngờ với vị mì Quảng Phan Thiết trước năm 1975
Không ít thực khách sẽ ngạc nhiên khi phát hiện màu đỏ trong tô mì hay vị ngọt đọng lại trên đầu lưỡi là kết quả của một quy trình xử lý nghiêm ngặt loại ớt sừng cay xé lưỡi.
Vốn là một tín đồ của món Quảng, tôi mê tất cả các món ăn của vùng đất nắng gió này, từ những miếng mít non trộn gỏi béo mềm, đến món lấy sản vật từ sông là những con hến, và những món vừa làm thuốc vừa chữa bệnh như lòng xào nghệ... Tất nhiên trong danh sách món ăn chẳng bao giờ thiếu những cọng mì to bản nhưng thanh mảnh, dùng chung với hàng loạt nguyên liệu khác như cá lóc, thịt heo, tôm, thịt bò... Đó là món mà trong ký ức một thời của những người lớn tuổi nó được tổng hợp từ vô số đồ thừa đám giỗ hay bữa tiệc ngày hôm trước - mì Quảng.
Mê món Quảng và cảm nhận rõ vị Quảng như thế nên khi được mời đến Bông Chua, quán chuyên nấu món đúng vị của Phan Thiết trước những năm 1975 với đầu bếp là một người đam mê chế biến món ngon cho con cháu thưởng thức, tôi bất ngờ khi phát hiện trong thực đơn cũng có mì Quảng. Nó khiến tôi khá tò mò vì không biết vào đến vùng trong, món mì được biến tấu thế nào và vị Phan Thiết ra sao. Vì thế việc gọi thử một tô là tất yếu.
Ngắm tới, ngắm lui, tôi vẫn không tìm thấy sự khác nhau trong ngoại hình của mì Quảng Phan Thiết với mì chính gốc Quảng với phần sườn kho sắc cạnh, con tôm vừa vừa, cả kích thước, hình dáng, màu sắc của sợi mì cũng y hệt. Khách chăng chỉ là màu của tô mì trước mặt tôi đậm đà hơn và đĩa rau dùng chung không có sự hiện diện của thân chuối bào mà chỉ gồm xà lách và bạc hà.
Không chần chừ lâu hơn, tôi nếm thử nước dùng và chợt nhận ra sự khác biệt. Nước dùng của món mì này đậm đà hơn, tươi hơn, nhất là vị ngọt khá lạ cùng vị đọng lại hơi chua, khác hẳn với hương vị của nước dùng thường gặp. Nó khiến tôi ngờ ngờ về sự có mặt của món cải chua.
Tò mò, tôi xin phép được nói chuyện đầu bếp và biết một bí mật khá lạ về món ăn. Đó là nếu mì Quảng của Quảng dùng củ nén làm bật nên cái ngon của nguyên liệu, thì mì Quảng Phan Thiết có vị chủ đạo là ớt sừng và tỏi. Song để ớt không cay phải luộc và xả ít nhất 5-6 lần. Quy trình xào ớt, tỏi cũng phải canh lửa, canh thời gian để ớt lên màu đẹp. Vị chủ yếu là ớt sừng và tỏi nên khi thưởng thức, nước dùng vừa có vị ngọt của ớt, song cũng có cái hậu chua nhẹ của hai loại nguyên liệu nóng này.
Ngoài ra, để nước dùng đậm đà, ngoài ớt sừng và tỏi, nước dùng chủ yếu được hầm từ nước xào tôm (tôm tươi mua về, làm sạch, xào bằng lửa lớn rồi trút vào nồi). Thịt sườn cũng vậy. "Cứ thế hầm trên bếp, khách đến gọi món, chỉ cho mì vào tô, rồi chan tất cả lên trên", cô cho biết.
Bò kho đậm đà.
Bún sứa chả cá với tạo hình không giống các tỉnh khác.
Tàu hũ lạnh béo mềm.
Ngoài món mì Quảng đúng vị Phan Thiết trước năm 1975, quán cũng giới thiệu hàng loạt các món ăn của vùng đất này những năm đó như bò kho, bún sứa chả cá, bún riêu... Đặc biệt có một món mà bạn đừng quên thưởng thức sau khi dùng món chính - tàu hũ đá với vị mềm, mịn, thơm lạ và thanh mát.
Địa chỉ: Quán Bông Chua, 43 Phạm Ngọc Thạch, Q.3, TP.HCM.
HUỲNH HẰNG
Theo Infonet
Món ngon đúng chất Huế ở Mỹ, vừa ngon vừa đẹp Quán Hoài Huế có đủ các món quen thuộc như bún bò, cơm hến, bánh bèo, bột lọc... do chính đầu bếp đất cố đô nấu. Ẩm thực xứ Huế không chỉ xuất hiện khắp nơi trên dải đất hình chữ S mà đang có mặt ở nhiều nước trên thế giới. Món ăn Huế đã làm mê hoặc nhiều thực khách nước...