Tổ hợp Hóa dầu miền Nam chính thức được nâng vốn đầu tư thêm 1,386 tỷ USD
Dự án Tổ hợp Hóa dầu miền Nam vừa chính thức nâng vốn đầu tư từ 3,7 tỷ USD hiện tại lên gần 5,1 tỷ USD, nhằm tăng khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh tế thông qua điều chỉnh công nghệ, công suất.
Trong báo cáo về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài, Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy Dự án Tổ hợp Hóa dầu miền Nam đã chính thức được nâng vốn đầu tư thêm 1,386 tỷ USD.
Sau nhiều chờ đợi và đề xuất, thì tổ hợp hóa dầu này đã được cơ quan chức năng Việt Nam cho phép để mở rộng đầu tư, nâng vốn từ 3,7 tỷ USD hiện tại lên gần 5,1 tỷ USD, nhằm tăng khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh tế thông qua điều chỉnh công nghệ, công suất.
Tổ hợp Hóa dầu miền Nam, hay còn gọi là Tổ hợp Hóa dầu Long Sơn, được quyết định đầu tư vào năm 2008, nhưng sau đó đã liên tục được điều chỉnh, đổi chủ đầu tư. Cuối cùng, đến tháng 6/2018, Tổ hợp Hóa dầu miền Nam đã trở thành dự án 100% vốn đầu tư của doanh nghiệp Thái Lan, sau khi Tập đoàn SCG ký thỏa thuận mua lại 29% cổ phần của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam ( Petro Vietnam), tăng vốn sở hữu của SCG từ 71% lên 100%.
Dự án đã được khởi công xây dựng từ đầu năm 2018. Tuy nhiên, hiện nay đang chậm tiến độ và đã nhiều lần được các cơ quan chức năng hối thúc để đẩy nhanh tiến độ triển khai.
Năm ngoái, cùng với việc đề xuất được tăng vốn đầu tư, Tập đoàn SCG cũng đã cam kết đưa Dự án vận hành vào cuối năm 2022.
Video đang HOT
Ban đầu đề xuất tăng vốn không được các cơ quan chức năng chấp thuận, do lo ngại về khả năng góp vốn cho Dự án. Tuy nhiên, cuối cùng, sau khi cân nhắc, quyết định đã được thông qua.
Để Dự án được tăng vốn đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phải rà soát, làm rõ vốn đầu tư của dự án, đặc biệt là phần vốn góp của nhà đầu tư.
Nhờ sự góp mặt của Dự án Tổ hợp Hóa dầu miền Nam, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng thêm trong 4 tháng đã tăng 45,6% so với cùng kỳ, đạt trên 3,07 tỷ USD. Trong khi trước đó, trong 3 tháng đầu năm, vốn điều chỉnh liên tục sụt giảm.
Cũng nhờ dự án này, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm đã đạt 12,33 tỷ USD, bằng 84,5% so với cùng kỳ năm 2019.
Có sự sụt giảm này chủ yếu là do sự sụt giảm khá mạnh của vốn đầu tư nước ngoài thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần. Còn thực tế, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI, bao gồm cả đăng ký mới và tăng thêm đều tăng so với cùng kỳ.
Số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài cho thấy, vốn FDI cấp mới trong 4 tháng qua đạt 6,78 tỷ USD, tăng 26,9% so với cùng kỳ.
Dự án Tổ hợp Lọc hóa dầu miền Nam do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn SCG (Thái Lan) làm chủ đầu tư. Trong đó, PVN chiếm 29% vốn, SCG chiếm 71%. Dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư từ năm 2008 nhưng trong quá trình triển khai, đối tác từ Qatar xin rút khỏi dự án (năm 2015) đã tác động không nhỏ đến tiến độ của toàn bộ dự án.
Dự án Tổ hợp Lọc hóa dầu miền Nam có tổng diện tích 460ha, nằm trong Khu công nghiệp Dầu khí Long Sơn (TP. Vũng Tàu); trong đó, 398 ha xây dựng nhà máy (gồm 10 nhà máy, công suất chế biến 2,7 triệu tấn nguyên liệu/năm), 66 ha đất xây dựng cảng.
Các sản phẩm của tổ hợp này là nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp khác như: bao bì, tơ sợi, ô tô, điện tử… Dự án Tổ hợp lọc hóa dầu miền Nam có tổng vốn đầu tư 4,5 tỷ USD.
Giữa đại dịch COVID, Việt Nam vẫn thu hút được hơn 12 tỷ đô la vốn FDI
Trong 4 tháng đầu năm 2020, mặc dù đại dịch COVID-19 tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới nhưng Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn với nhà đầu tư. Đã có 12,33 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam.
Giữa đại dịch COVID -19, Việt Nam vẫn có sức hút lớn với dòng vốn FDI. ảnh minh họa
Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT) cho biết, vốn đăng ký cấp mới và vốn điều chỉnh tăng hơn so với cùng kỳ năm 2019. Cả nước có 984 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt 6,78 tỷ USD, tăng 26,9% so với cùng kỳ năm 2019.
Vốn đầu tư tăng là do trong 4 tháng đầu năm có dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu được cấp mới với tổng vốn đầu tư 4 tỷ USD, chiếm 59% tổng vốn đăng ký mới đã đẩy quy mô dự án bình quân tăng hơn so với cùng kỳ, từ 4,9 triệu USD năm 2019 lên 6,9 triệu USD năm 2020.
Về vốn điều chỉnh, có 335 lượt dự án đăng ký điều chỉnh với tổng vốn tăng thêm đạt trên 3,07 tỷ USD, tăng 45,6% so với cùng kỳ năm 2019. Vốn điều chỉnh tăng đột biến sau khi giảm liên tục trong 3 tháng đầu năm 2020 do có Dự án tổ hợp hoá dầu Miền Nam Việt Nam tại Bà Rịa - Vũng Tàu điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 1,386 tỷ USD.
Đối với góp vốn, mua cổ phần, có 3.210 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà ĐTNN với tổng giá trị gần 2,48 tỷ USD, tăng 32,9% số lượt góp vốn, mua cổ phần và bằng 34,7% so với cùng kỳ năm 2019. Mặc dù số lượt góp vốn, mua cổ phần tăng, song quy mô góp vốn nhỏ, bình quân chỉ có 0,77 triệu USD/lượt góp vốn, nhỏ hơn nhiều so với quy mô bình quân so với cùng kỳ. Cơ cấu giá trị góp vốn, mua cổ phần trong tổng vốn đầu tư đăng ký cũng giảm đáng kể so với cùng kỳ, từ 48,9% trong 4 tháng năm 2019 xuống 20,1% trong 4 tháng năm 2020.
Theo lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư đã đầu tư vào 18 ngành, lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 6 tỷ USD, chiếm 48,4% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 3,9 tỷ USD, chiếm 31,9% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là lĩnh vực bán buôn bán lẻ và hoạt động kinh doanh bất động sản với tổng vốn đăng ký 776 triệu USD và 665 triệu USD.
Trong 93 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, Singapore, Thái Lan và Nhật Bản là các quốc gia có số vốn nhiều nhất.
Kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI đã tăng trở lại sau khi giảm nhẹ trong 3 tháng đầu năm 2020. Xuất khẩu kể cả dầu thô đạt 56,49 tỷ USD, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 70,2% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô đạt 55,75 tỷ USD, tăng 1,5% so với cùng kỳ, chiếm 69,3% kim ngạch xuất khẩu.
Mặc dù bị tác động bởi dịch Covid-19, song trong 4 tháng đầu năm 2020, khu vực đầu tư nước ngoài vẫn xuất siêu 10,2 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 9,4 tỷ USD không kể dầu thô, bù đắp phần nhập siêu 9,6 tỷ USD của khu vực trong nước, giúp cả nước xuất siêu 983 triệu USD
QUỲNH NGA
Nhiều doanh nghiệp BĐS khu công nghiệp lãi quý I khả quan bất chấp Covid-19 Các giao dịch thỏa thuận thuê đất và nhu cầu mới bị tạm hoãn do việc hạn chế di chuyển trong mùa dịch Covid-19. Phần lớn các giao dịch thành công quý I trong bất động sản khu công nghiệp đã được thực hiện trước dịch. D2D, PHR, NCT, MH3 báo lãi tăng trưởng so cùng kỳ năm trước. Gặp khó ngắn hạn,...