‘Tổ hỗ trợ tiêu thụ nông sản’ – Cánh tay nối dài cho nông dân mùa dịch COVID-19

Theo dõi VGT trên

Những ngày này, trên cánh đồng trồng rau, củ quả của bà con nông dân xã Vân Côn (huyện Hoài Đức, Hà Nội) vẫn có người thu hoạch đều đặn.

Theo thống kê của UBND xã Vân Côn, mỗi ngày toàn xã có khoảng 7 – 8 tấn nông sản của người dân được thu hoạch và tiêu thụ.

Kết nối tiêu thụ, hết hẳn “ế đồng”

Điểm tập trung tiêu thụ nông sản số 1 xã Vân Côn đón người dân gánh gồng rau, củ, quả về sân ở khung giờ đầu tiên là 5 – 6 giờ sáng. Nhà ít thì chở xe đạp, gánh rau đến điểm tập trung. Nhà nhiều cỡ cả vài tạ rau thì thồ xe máy.

Tổ hỗ trợ tiêu thụ nông sản - Cánh tay nối dài cho nông dân mùa dịch COVID-19 - Hình 1
Từ sáng sớm, người dân gánh gồng rau, củ, quả về Điểm tập trung tiêu thụ nông sản số 1 xã Vân Côn.

Tại điểm tập trung, các cô, các chị trong hội phụ nữ, các bạn đoàn viên, thanh niên hỗ trợ chia nông sản vào các túi 2kg để giao cho tổ hỗ trợ tiêu thụ nông sản.

Trong không khí khẩn trương nhưng vẫn đảm bảo giãn cách, thông thoáng, mọi công đoạn diễn ra nhanh chóng. Hàng hóa xếp vào hiên nhà ủy ban xã, “tràn” cả vào trong nhà hội trường để chờ xe luồng xanh vào bốc xếp chở đi.

Tổ hỗ trợ tiêu thụ nông sản - Cánh tay nối dài cho nông dân mùa dịch COVID-19 - Hình 2
Thông tin về loại nông sản được thu mua, số lượng, giờ tập trung… đã được thông báo đến từng hộ để đảm bảo đáp ứng các hợp đồng tiêu thụ.

Chỉ tính riêng trong ngày 19/8, xã Vân Côn tiêu thụ được gần 2,6 tấn rau các loại; 2.500 quả trứng gà, vịt; 48.500 quả trứng chim cút; xã Song Phương tiêu thụ được trên 1,7 tấn rau; 1.200 quả trứng gà, vịt; 1,1 tấn nhãn, ổi tại địa bàn thị xã Sơn Tây, các quận Hà Đông, Cầu Giấy (Hà Nội).

UBND huyện Hoài Đức đã có phương án số 256 về tiêu thụ sản phẩm nông sản cho nông dân trên địa bàn.

Hoạt động hỗ trợ thu mua nông sản cho bà con nông dân được thực hiện từ ngày 4/8 đến nay.

Theo ông Hoàng Văn Tuấn, Chủ tịch UBND xã Vân Côn, mô hình “Tổ hỗ trợ tiêu thụ nông sản” được thực hiện theo quyết định của UBND huyện Hoài Đức ngày 4/8. Tại Vân Côn, Tổ hỗ trợ tiêu thụ nông sản của do một đồng chí lãnh đạo UBND xã làm tổ trưởng. Chủ tịch HĐQT hợp tác xã và các ngành, đoàn thể cùng phối hợp tham gia.

Hàng ngày, sau khi “chốt” được các đơn hàng, tổ hỗ trợ tiêu thụ nông sản sẽ thông báo đến từng thôn về số lượng và đề nghị đại diện hộ dân lần lượt mang hàng đến điểm tập kết nhằm bảo đảm giãn cách, thực hiện tốt công tác phòng dịch. Đến nay, Vân Côn chủ động xin cấp phép 2 xe luồng xanh, tích cực vận chuyển cung ứng hàng hóa, tiêu thụ nông sản cho nông dân.

Tổ hỗ trợ tiêu thụ nông sản - Cánh tay nối dài cho nông dân mùa dịch COVID-19 - Hình 3
Các sản phẩm thu hái trong ngày để đảm bảo tươi ngon.

Từ đây, gần 50 tấn nông sản của xã Vân Côn đã đến được với những vùng lân cận kể từ giai đoạn toàn thành phố Hà Nội thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 17/CT-UBND của UBND thành phố Hà Nội ngày 24/7.

“Hàng ngày, chúng tôi sẽ tìm hiểu thông báo của thôn về việc hôm nay sẽ thu hoạch loại rau màu nào, để sau đó ra đồng thu hoạch. Tổ hỗ trợ tiêu thụ sẽ tiếp nhận nông sản của bà con từ 4 giờ – 11 giờ hàng ngày, sau đó sẽ giao hàng đến các đơn vị đăng ký thu mua. Giá của các mặt hàng đã được Hội đồng định giá của UBND xã thông báo rõ ràng, chi tiết và được bà con nhân dân rất ủng hộ. Từ lúc thực hiện giãn cách đến nay, các chợ bị cấm họp, các tiểu thương không thể mua bán nên việc chính quyền địa phương tổ chức hỗ trợ như hiện nay là rất thiết thực”, ông Đỗ Đăng Thụ, thôn Mộc Hoàn Giáo (xã Vân Côn) cho hay.

Tổ hỗ trợ tiêu thụ nông sản - Cánh tay nối dài cho nông dân mùa dịch COVID-19 - Hình 4
Nông sản được các cô, bác trong Hội phụ nữ chia thành những túi nhỏ 2kg để tiện cho việc giao hàng trong giai đoạn giãn cách xã hội.

Video đang HOT

“Dù mức giá thu mua không thể cao như trước đây, nhưng vào thời điểm khó khăn như hiện nay thì hoạt động trên đã góp phần giúp bà con nông dân tiêu thụ được nông sản, không để dư thừa trên đồng ruộng, ổn định cuộc sống” – bà Nguyễn Thị Gắng, thôn Linh Thượng (xã Vân Côn) hồ hởi chia sẻ.

Tổ hỗ trợ tiêu thụ nông sản - Cánh tay nối dài cho nông dân mùa dịch COVID-19 - Hình 5
Với mức giá được niêm yết từ trước đó, người dân được công khai về số lượng và giá cả.

Cũng triển khai mô hình giúp dân tiêu thụ nông sản, tại xã Song Phương (Hoài Đức, Hà Nội), tổ hỗ trợ tiêu thụ nông sản cũng làm việc hết công suất từ 5 giờ sáng tới 10 giờ đêm tại 3 điểm tập kết nông sản vừa thu mua, vừa hỗ trợ bà con kết nối thông tin nông sản nào sẽ được thu mua, số lượng, thời gian giao hàng…

Tất cả cùng chung tay, giúp sức

Trước những khó khăn về tiêu thụ nông sản của dân trong việc thực hiện giãn cách, sự chủ động của các địa phương đã tích cực tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản. Trong đó, đáng chú ý là sự huy động hiệu quả mọi lực lượng tham gia triển khai.

Tổ hỗ trợ tiêu thụ nông sản - Cánh tay nối dài cho nông dân mùa dịch COVID-19 - Hình 6
Ở điểm tập trung tiêu thụ nông sản số 2 xã Vân Côn, các bạn đoàn viên, thanh niên chung sức giúp người dân.

Theo ông Cao Văn Tiến, Phó trưởng phòng Kinh tế huyện Hoài Đức, huyện đã kịp thời có cơ chế hỗ trợ người dân là mỗi xã thành lập 1 tổ hỗ trợ tiêu thụ nông sản, thực phẩm. Huyện cấp phù hiệu cho các tổ được di chuyển trong địa bàn huyện. Với trường hợp di chuyển sang địa bàn khác ngoài huyện thì huyện hoặc xã sẽ làm việc với chính quyền địa phương đó để hỗ trợ hiệu quả nhất cho người nông dân.

Tổ hỗ trợ tiêu thụ nông sản - Cánh tay nối dài cho nông dân mùa dịch COVID-19 - Hình 7
Tuyển lựa các mặt hàng chất lượng nhất để đảm bảo thương hiệu nông sản địa phương.

Hàng ngày, các xã sẽ báo cáo loại, số lượng sản phẩm nông sản cần tiêu thụ, cần mua, để Tổ điều phối của huyện sắp xếp, hỗ trợ.

Huyện cũng tiếp nhận thông tin về khó khăn trong việc sản xuất, tiêu thụ các mặt hàng nông nghiệp để kịp thời tháo gỡ, không để ùn ứ hay khan hiếm nông sản trên địa bàn trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.

Tổ hỗ trợ tiêu thụ nông sản - Cánh tay nối dài cho nông dân mùa dịch COVID-19 - Hình 8
Nông sản tập trung sẵn sàng chờ “Xe luồng xanh” để đến với các địa phương lân cận trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Theo thống kê, từ 6 – 19/8, các tổ hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên địa bàn toàn huyện Hoài Đức đã giúp cho bà con nông dân tiêu thụ được tổng cộng 206 tấn rau, ngô; gần 52 tấn nhãn, ổi; trên 190.000 quả trứng gà, vịt; trên 455.000 quả trứng chim cút; 192.000 cây giống. Trong đó, trên 50% lượng nông sản đã được kết nối tiêu thụ tại các quận, huyện lân cận trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đến nay, tại Hoài Đức đã không còn tình trạng “ế” ngoài đồng trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp.

Như vậy, có thể thấy rõ, bước đầu, các tổ hỗ trợ thu mua nông sản trên địa bàn huyện Hoài Đức đã phát huy hiệu quả, tháo gỡ khó khăn về tiêu thụ hàng hóa của bà con nông dân trong thời gian giãn cách xã hội.

Tổ hỗ trợ tiêu thụ nông sản - Cánh tay nối dài cho nông dân mùa dịch COVID-19 - Hình 9
Với sự hỗ trợ của Tổ hỗ trợ tiêu thụ nông sản, mỗi ngày toàn xã Vân Côn có từ 7 – 8 tấn nông sản của người dân được thu hoạch và tiêu thụ.

Chị Nguyễn Thị Hồng Trâm, Ban chấp hành Chi đoàn xã Song Phương, vui mừng chia sẻ: “Nếu như thường ngày, bà con dễ dàng tiêu thụ nông sản ở chợ hay các đầu mối khác thì trong giãn cách, nông sản lại khó có thể tiêu thụ được. Đứng trước khó khăn chung, đoàn thanh niên chung tay hỗ trợ tiếp nhận nông sản của người dân thu hoạch được, sau đó chia túi, đóng gói. Tiếp đó, chúng em cử lực lượng đi theo xe của ủy ban đến một điểm giao hàng tập trung được quy định trước với bên thu mua. Ngay ở công đoạn đóng gói, chúng em cũng tuyển lựa lại một lần nữa các mặt hàng chất lượng, đây cũng là một cách giúp đảm bảo uy tín chung của nông sản xã Song Phương nói riêng và nông sản huyện Hoài Đức nói chung. Nhờ vậy, ngay sau khi chúng em đưa 1 tấn mướp hương lên Sơn Tây tiêu thụ thì nhận được ngay đơn đặt hàng 1 tấn mướp cho ngày kế tiếp.”

Tổ hỗ trợ tiêu thụ nông sản - Cánh tay nối dài cho nông dân mùa dịch COVID-19 - Hình 10
Giữa mùa dịch COVID-19, hoạt động sản xuất, tiêu thụ nông sản vẫn được đảm bảo bằng những sáng kiến hiệu quả của địa phương.

Trên các cánh đồng của xã Vân Côn, Song Phương và toàn huyện Hoài Đức, hoạt động sản xuất vẫn diễn ra hàng ngày; ruộng đỗ đũa, mướp, vẫn được thu hái một cách chủ động, nhờ các Tổ hỗ trợ tiêu thụ nông sản. Các loại rau, củ, quả được thu mua như mướp hương, cà tím, đậu đũa, ngô, cà bát trắng, cà bát xanh, cải mơ, cải ngồng, rau rền, mồng tơi… vẫn được trồng mới, được thu hái và tiêu thụ hiệu quả. Trong bối cảnh diễn biến của dịch COVD-19 còn hết sức phức tạp, sự chủ động của địa phương, sự chung tay của các nguồn lực như thế này là điều hết sức quan trọng để vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế, ổn định đời sống cho người dân.

Nhiều giải pháp hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản vùng Nam sông Hậu

Là vùng sản xuất nông sản trọng điểm của cả nước, tuy nhiên do tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, kéo dài, các địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ nên tình hình sản xuất, tiêu thụ nông sản các tỉnh, thành khu vực Nam sông Hậu gặp rất nhiều khó khăn.

Nhiều giải pháp hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản vùng Nam sông Hậu - Hình 1
Nông sản của người dân Hậu Giang được tập kết trước khi đi TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Duy Khương/TTXVN

Chính quyền các địa phương cũng như các cơ quan chức năng đang tích cực triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho người dân, từng bước giúp nông dân vượt qua đại dịch.

Nông sản ùn ứ tiêu thụ khó

Tại thành phố Cần Thơ, các mặt hàng nông sản đang gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ phổ biến nhất là các mặt hàng thủy sản, cây ăn trái, rau màu các loại.

Theo ông Nguyễn Tấn Nhơn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ, hiện nay do tình hình dịch bệnh bùng phát, nhiều địa phương triển khai các biện pháp kiểm soát giãn cách xã hội nghiêm ngặt làm cho việc tiêu thụ hàng hóa của nông dân gặp rất nhiều khó khăn, giá bán nông sản của nông dân cũng giảm so với trước đây từ 10 đến 50% tùy loại.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp thành phố, từ ngày 21/7 đến nay, số lượng nông sản, thủy sản tồn đọng cần phải tiêu thụ là khoảng 15.800 tấn; trong đó phần lớn là cây ăn trái còn tồn trên 10.500 tấn, thủy sản khoảng 4.000 tấn (chủ yếu là cá tra) và khoảng 1.500 tấn rau củ. Trước đây, bà con nông dân thường tiêu thụ qua kênh thương lái, do đó khi thực hiện giãn cách thì đội ngũ thương lái đi đến các địa phương rất khó khăn nên không triển khai thu mua. Ngoài ra, các phương tiện vận chuyển cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc xin các giấy phép hoạt động nên trong những ngày đầu của mùa dịch tình hình tiêu thụ nông sản gặp rất nhiều khó khăn..

Hiện nay, qua kết nối tiêu thụ từ các kênh thương mại điện tử, sự phối hợp hỗ trợ của các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, các nhà mạnh thường quân, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội và nhất là sự hỗ trợ của Tổ công tác đặc biệt của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn..., hàng hóa tồn đọng dần dần đã được tiêu thụ, giải tỏa bớt.

Theo ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, trong tháng 8/2021, khả năng toàn tỉnh Hậu Giang sẽ sản xuất hơn 270.000 tấn nông sản các loại; trong đó, lúa đạt gần 250.000 tấn, cây ăn trái các loại gần 10.000 tấn, rau màu các loại gần 6.000 tấn, chăn nuôi hơn 3.000 tấn, thủy sản hơn 2.000 tấn... Trong khi tỉnh chỉ tiêu thụ được khoảng 30.000 tấn nông sản các loại, số nông sản còn lại cần tiêu thụ ở các thị trường khác.

Ông Võ Quốc Sử, Chủ tịch UBND huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang cho biết, toàn huyện còn nhiều nông sản cần tiêu thụ như cam, chanh, dâu... Thời gian qua, thông qua một số sàn giao dịch trực tuyến, huyện đã kết nối và tiêu thụ được từ 700 kg đến 1.000 kg/ngày. Nhưng hiện nay việc vận chuyển thông qua các sàn giao dịch này không còn thực hiện được nữa, nên lượng nông sản tại địa bàn gặp khó khăn đầu ra. Huyện đang tìm cách kết nối, cũng như kêu gọi các nguồn hỗ trợ, thu mua nông sản cho người dân.

Đối với địa bàn tỉnh Bạc Liêu, ngoài khó khăn trong khâu tiêu thụ, nông dân và chính quyền địa phương ở đây còn gặp khó khăn trong vấn đề thu hoạch lúa do thiếu phương tiện và nhân lực sản xuất.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu, vụ lúa Hè Thu 2021 trên địa bàn tỉnh xuống giống được gần 59.000 ha, sản lượng ước đạt trên 331.000 tấn. Hiện nay, máy gặt đập trong tỉnh chỉ có 253 máy, với diện tích thu hoạch lúa rất lớn, nếu thực hiện điều phối máy cắt trong tỉnh hoạt động thì chỉ đáp ứng từ 50 - 60%. Như vậy, tỉnh cần hỗ trợ máy cắt ngoài tỉnh khoảng từ 40 - 50% số máy mới đảm bảo tiến độ thu hoạch lúa trên địa bàn.

Mặt khác, qua nắm tình hình thực tế sản xuất cho thấy, sản lượng lúa để lại tiêu thụ trong dân và được các đơn vị liên kết bao tiêu sản lượng thu mua chỉ chiếm khoảng 40%. Còn lại 60% sản lượng do các thương lái trong và ngoài tỉnh thu mua. Tuy nhiên, do đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ nên đến thời điểm này các thương lái vẫn chưa đến địa phương để có kế hoạch thu hoạch thu mua lúa nên nông dân đang rất lo lắng.

Ông Trần Ngọc Ân, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Lợi cho biết, qua rà soát thực tế, hơn 90% nguồn tiêu thụ là đến từ thương lái ngoài tỉnh. Do vậy, để tiêu thụ được phải có phương tiện (chủ yếu là phương tiện thủy) ra vào, tỉnh. Trong điều kiện phải thực hiện chặt chẽ việc quản lý người, phương tiện ra vào tỉnh như hiện nay, vụ lúa Hè Thu của huyện với khoảng 100.000 tấn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ.

Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Lợi cho biết thêm, trên địa bàn huyện hiện có 76 máy gặt, chỉ cơ bản đáp ứng được nhu cầu thu hoạch trong giai đoạn đầu. Đến khi hoạch rộ, nhu cầu cần từ 50 - 80 máy gặt. Do đó, nếu áp dụng không cho người ngoài tỉnh vào như hiện nay thì khâu thu hoạch lúa của huyện sẽ rất khó khăn.

Hỗ trợ giải quyết đầu ra

Nhiều giải pháp hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản vùng Nam sông Hậu - Hình 2
Nông dân huyện Giang Thành (Kiên Giang) thu hoạch dưa lê. Ảnh: TTXVN phát

Do thực hiện giãn cách xã hội đề phòng, chống dịch, thiệt hại trong sản xuất cũng như khó khăn trong tiêu thụ nông sản tại các địa phương là không thể tránh khỏi. Hiện lãnh đạo nhiều địa phương và cơ quan chức năng đang tích cực triển khai các giải pháp hỗ trợ giải quyết đầu ra nông sản của nông dân.

Theo ông Nguyễn Tấn Nhơn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ, hiện nay toàn bộ diện tích lúa Hè Thu năm 2021 trên địa bàn thành phố đã được nông dân thu hoạch xong và được tiêu thụ gần hết.

Riêng đối với các mặt hàng nông sản khác như: cây ăn trái, rau củ quả, thủy sản..., thành phố đang tiếp tục kết nối với các doanh nghiệp, các nhà mạnh thường quân, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội trên địa bàn để giới thiệu hàng hóa, số lượng hàng hóa còn tồn đọng cần tiêu thụ, đẩy mạnh quảng bá sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử, đẩy mạnh kết nối cung ứng hàng cho các doanh nghiệp, các nhà mạnh thường quân, siêu thị, cửa hàng tiện ích ... Đến nay, thành phố đã cơ bản đã giải quyết tiêu thụ được phần lớn lượng hàng hóa tồn đọng trong dân.

Theo ông Huỳnh Thanh Phong, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Hậu Giang, nhìn chung trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, Sở Công Thương đã phối hợp các sở, ngành và địa phương kêu gọi các doanh nghiệp, hợp tác xã thu mua một lượng khá lớn nông sản của nông dân. Trong thời gian tới, ngành công thương sẽ tiếp tục phối hợp với ngành nông nghiệp, các địa phương trong tỉnh đẩy mạnh kêu gọi các doanh nghiệp, hợp tác xã thu mua nông, thủy sản.

Cùng với đó, ngành công thương tỉnh cũng sẽ làm việc với ngân hàng để rà soát các chính sách cho vay vốn hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã trong tỉnh thu mua nông, thủy sản của tỉnh để trữ đông, nhằm tiêu thụ một lượng lớn nông, thủy sản hiện nay đang gặp khó khăn đầu ra.

Đồng thời, tỉnh thực hiện tốt các kênh tiêu thụ hiện có như đưa vào siêu thị, đưa lên sàn thương mại điện tử, dịch vụ đi chợ hộ... Cũng như phát động trong cán bộ công chức, viên chức và người lao động của tỉnh, kêu gọi các tiểu thương trên địa bàn các huyện, thị, thành phố hỗ trợ tiêu thụ nông sản đang gặp khó khăn trong tiêu thụ của người dân...

Đối với tỉnh Bạc Liêu, chính quyền các địa phương đang tích cực đưa ra nhiều biện pháp thiết thực, hiệu quả để giúp người dân thu hoạch, tiêu thụ lúa Hè thu 2021 được thuận lợi.

Theo ông Lê Tấn Cận, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, để giải quyết tình hình thiếu máy gặt trong thu hoạch, trước mắt các địa phương cần hỗ trợ lẫn nhau trong việc thu hoạch, vừa đảm bảo an toàn, vừa tạo việc làm cho lao động địa phương. Cùng với đó, thống kê chính xác diện tích và thời gian thu hoạch lúa; kết nối với các mối lái truyền thống trong và ngoài tỉnh để thu hoạch, tiêu thụ lúa thông thương cho nông dân.

Mặt khác, tỉnh cũng đề ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người dân trong việc vận chuyển hàng hóa lưu thông. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khảo sát, nắm tình hình về nông sản cần tiêu thụ và tìm đầu ra cho sản phẩm. Tỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thương lái đến thu mua lúa, vừa đảm bảo thông thương vừa thực hiện tốt việc phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh. Các địa phương cũng khẩn trương xây dựng những "vùng xanh" để vừa phục vụ thu hoạch, vừa tiêu thụ nông sản cho địa phương được an toàn, hiệu quả và nhanh chóng.

Tỉnh Kiên Giang cũng thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm nông sản trong điều kiện dịch COVID-19, nhằm giảm tối đa những thiệt hại do ảnh hưởng dịch bệnh, duy trì phát triển sản xuất.

Ông Lê Hữu Toàn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang cho biết, sở thiết lập đường dây nóng để kịp thời tiếp nhận thông tin, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các địa phương, công ty, doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, tiêu thụ, vận chuyển hàng hóa, vật tư... phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh đã chấp thuận cho Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ Hải sản Hải Thành (TP Hồ Chí Minh) đến tỉnh Kiên Giang thu mua cá xuất khẩu.

Mặt khác, ngành nông nghiệp tỉnh đang tiếp tục phối hợp với các ngành có liên quan, huyện, thành phố, Viettel Post, VN Post và các tổ chức, cá nhân trong, ngoài tỉnh thường xuyên trao đổi thông tin về cung cầu sản phẩm nông sản, thúc đẩy kết nối tiêu thụ sản phẩm nông - thủy sản giữa nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã... với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm nông sản hàng hóa trong và ngoài tỉnh.

Bên cạnh đó, Sở Công Thương Kiên Giang cũng phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan và các địa phương tăng cường hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm, kết nối với các doanh nghiệp kinh doanh, chợ đầu mối, hệ thống phân phối cung ứng hàng hóa thiết yếu cho TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam để ứng phó dịch COVID-19. Đặc biệt, Công ty cổ phần Thương mại Bách hóa Xanh đang có nhu cầu mua một số loại sản phẩm thủy sản tươi sống để cung cấp cho các cửa hàng Bách hóa Xanh tại các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu và Kiên Giang. Đây là điều kiện thuận lợi hỗ trợ nông dân Kiên Giang tiêu thụ thủy sản hàng hóa, nhất là tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh, cá nuôi lồng bè trên biển.

Tiếp đến, tỉnh Kiên Giang duy trì các hoạt động sản xuất, kinh doanh theo phương án "3 tại chỗ" hoặc "1 cung đường - 2 điểm đến" tại các khu công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động sản xuất, nhất là những nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu đang tạm ngưng hoạt động khôi phục lại sản xuất chế biến. Qua đó, góp phần giải quyết đầu ra tiêu thụ hàng thủy sản cho nông dân, với giá cả ổn định, tạo ra sản phẩm xuất khẩu, giải quyết việc làm cho công nhân lao động.

Đối với gần 50% diện tích lúa Hè Thu của các địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chưa thu hoạch và cần được tiêu thụ nhanh, ngành nông nghiệp các địa phương như: An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Cần Thơ ...đã thống nhất sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động thu hoạch, vận chuyển lúa gạo, hàng nông sản trên địa bàn. Các doanh nghiệp cập nhật danh sách lực lượng nhân công ở các nhà máy gửi các địa phương để được cấp phép đi lại. Đồng thời sẽ ưu tiên tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho đội ngũ tham gia chuỗi logistics lúa gạo như thương lái, tài công, công nhân bốc xếp, kho, nhà máy....

Các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, thành phố Cần Thơ cũng thống nhất sẽ thành lập Tổ công tác phản ứng nhanh, thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp thu mua, vận chuyển lúa giữa các tỉnh.

Tỉnh An Giang và thành phố Cần Thơ cũng đã làm việc với các cảng Mỹ Thới, cảng Thốt Nốt để có giải pháp nâng cao công suất đóng container, bốc dỡ hàng nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư, tỉnh An Giang sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để cho việc thu hoạch, thu mua, tiêu thụ nông sản, đặc biệt là lúa Hè Thu không bị ách tắc; tuy nhiên, các hoạt động này phải đảm bảo các quy định về phòng chống dịch. Tỉnh đang tích cực kết nối với các doanh nghiệp lớn để liên kết, hỗ trợ thu mua nông sản trên địa bàn tỉnh; trong đó, Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời là đơn vị trung tâm, giúp tỉnh An Giang kết nối các doanh nghiệp tiêu thụ nông sản khác ở trong và ngoài tỉnh.

Tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành thống kê, lập danh sách lực lượng lao động tham gia phục vụ thu hoạch, vận chuyển lúa Hè Thu 2021, các thương lái trên địa bàn... để tiến hành test nhanh miễn phí cho lực lượng này, nhằm đảm bảo tiến độ thu hoạch cũng như hỗ trợ việc tiêu thụ lúa và nông sản cho người dân được thuận lợi.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cô gái trẻ xinh đẹp, cao 1,78m mất tích lúc nửa đêm
13:09:03 16/11/2024
Siêu bão Man-yi hướng vào Biển Đông, khả năng gặp 'bức tường' không khí lạnh
20:56:53 16/11/2024
Siêu bão Man-yi giật cấp 17 hướng vào Biển Đông và miền Trung nước ta
17:39:57 16/11/2024
Siêu bão Man-yi di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ 20 km/h
15:05:34 17/11/2024
Vụ đòi nợ gây ầm ĩ ở Hà Nội: Chủ nhà nhập viện, hàng xóm 'nhức đầu'
13:05:21 16/11/2024
Đàn cá heo mắc cạn ở cửa biển Cái Cùng, Bạc Liêu
17:40:30 16/11/2024
Xử lý hơn 42.000 thanh thiếu niên chưa đủ tuổi điều khiển xe máy
13:38:46 16/11/2024
Phát hiện thi thể nam giới lõa thể dưới kênh nước ở TPHCM
20:01:12 16/11/2024

Tin đang nóng

Hương Giang trả lời khiến dân mạng bật cười khi được "xúi" đi thi Miss Universe
23:40:41 17/11/2024
Vì sao Kỳ Duyên lọt top 30 Miss Universe nhờ thực lực?
21:28:52 17/11/2024
Phim Hàn kết thúc xuất sắc với rating chạm đỉnh, nam chính diễn hay đến mức netizen đòi trao ngay cúp Daesang
23:28:51 17/11/2024
Thu Quỳnh ngày càng gợi cảm, vợ chồng Tuấn Hưng 'hâm nóng tình cảm'
23:39:23 17/11/2024
Nữ thần thanh xuân bị yêu cầu giải nghệ vì 7 năm đóng 17 phim rác, nhan sắc trong veo nhưng diễn dở không chịu nổi
23:43:42 17/11/2024
Sao Hàn 17/11: Song Joong Ki hạnh phúc hơn sau ly hôn, thư gửi Sulli gây sốt
22:21:47 17/11/2024
Phạm Quỳnh Anh lo lắng khi nhảy gợi cảm, Minh Hằng bất ngờ "bại trận"
22:18:01 17/11/2024
Ảnh hậu 10X của Kim Kê 2024 gây tranh cãi
23:19:05 17/11/2024

Tin mới nhất

Phó Thủ tướng: 10 tháng có hơn 9.000 người vĩnh viễn không thể trở về nhà

07:15:49 18/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết, trong 10 tháng đầu năm, cả nước có hơn 9.000 người vĩnh viễn không thể trở về đoàn tụ với gia đình vì tai nạn giao thông.

Khả năng xuất hiện thêm 1 đợt mưa lớn diện rộng

16:36:43 17/11/2024
Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới từ Vĩ tuyến 14,0-19,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 118,0 độ Kinh Đông; trong 48 giờ tới từ Vĩ tuyến 15,0-21,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 113,5 độ Kinh Đông.

Người dân lo lắng vì sạt lở bờ sông Kiến Giang ngày càng nghiêm trọng

15:01:43 17/11/2024
Song một phần là do các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình đã cấp phép khai thác cát sỏi trên đoạn sông qua xã Trường Thủy trong nhiều năm qua.

TP Hồ Chí Minh tổ chức lễ tưởng niệm người tử vong do tai nạn giao thông

14:55:47 17/11/2024
Thông qua hoạt động này, ban tổ chức kêu gọi sự giúp đỡ, chia sẻ từ cộng đồng đối với những tổn thất, mất mát, khó khăn của các nạn nhân và gia đình nạn nhân do tai nạn giao thông gây ra.

Vụ đập thủy lợi Ia Ring bị thủng: 5 xã vùng hạ du thiệt hại gần 500 triệu đồng

14:51:36 17/11/2024
Về thiệt hại do xả lũ qua tràn thủy lợi Ia Ring, Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện Chư Sê xác định năm xã vùng hạ du, gồm Ia Tiêm, Dun, Ia Glai, Chư Pơng và Ia Pal bị thiệt hại hơn 490 triệu đồng.

Quảng Nam: Nhóm học sinh lớp 7 tắm sông, 1 em tử vong, 1 em mất tích

08:29:02 17/11/2024
Một nhóm học sinh lớp 7 ở Quảng Nam đi tắm sông thì không may 3 em học sinh bị đuối nước khiến 1 em tử vong, 1 em mất tích.

Xác định danh tính tài xế vượt ẩu trên cầu phao Phong Châu

19:59:00 16/11/2024
Ngày 16/11, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, Công an huyện Tam Nông vừa lập biên bản xử phạt ông H. về hành vi vượt xe trong những trường hợp không được vượt.

Liên tiếp 2 cơn bão 'lạ thường', bão Man-yi cấp 15 khả năng vào Biển Đông

13:19:25 16/11/2024
Bão Man-yi đã mạnh lên cấp 15, giật trên cấp 17, di chuyển rất nhanh, dự báo vào Biển Đông khoảng ngày 18/11. Bão Usagi đang đi dọc theo kinh tuyến 120, chưa ghi nhận thành bão số 9.

Vụ bé gái 7 tuổi tử vong tại bệnh viện: Bố của nạn nhân nói gì?

05:11:20 16/11/2024
Đến khoảng 15 sau, gia đình mới thấy một người đi ra từ phòng hành chính, không đeo bảng tên tiến đến nhưng không cấp cứu cho cháu mà chỉ khóa và rút dịch ra ngoài.

Thanh Hóa: Bệnh nhân tử vong bất thường tại Bệnh viện Đa khoa Trí Đức Thành

17:58:17 15/11/2024
Đến 12 giờ 27 phút ngày 14-11, bệnh nhi xuất hiện tình trạng tức ngực, khó thở. Mặc dù bệnh viện nhanh chóng xử lý cấp cứu, tuy nhiên bệnh nhi đã không qua khỏi.

Xe cứu thương bốc cháy dữ dội tại sảnh phòng cấp cứu bệnh viện

14:27:49 15/11/2024
Nhận được tin báo, lực lượng cảnh sát PCCC Công an tỉnh Nghệ An đã huy động 2 xe chữa cháy đến hiện trường dập lửa. Sau khoảng 10 phút, ngọn lửa được dập tắt.

Bão Usagi tiến đến gần biển Đông, giật cấp 13

14:23:52 15/11/2024
Hồi 10h ngày 18/11, bão di chuyển theo hướng Đông Bắc, tốc độ 5-10km/h và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới; Tọa độ 24,1N-123,7E, trên vùng biển phía Đông Đài Loan; Gió cấp 6, giật cấp 8.

Có thể bạn quan tâm

Nga tấn công Ukraine, Ba Lan huy động máy bay chiến đấu sẵn sàng bảo vệ không phận

Thế giới

07:29:39 18/11/2024
Trong khi đó, theo Thống đốc thành phố Mykolaiv, ông Vitalii Kim, ít nhất hai người thiệt mạng và sáu người bị thương ở thành phố này trong cuộc tấn công lớn bằng UAV và tên lửa của Nga.

Khởi tố Giám đốc công ty trốn thuế 5,8 tỷ đồng

Pháp luật

07:13:18 18/11/2024
Cơ quan chức năng xác định, từ năm 2021 đến năm 2023, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như đã có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp 5,8 tỷ đồng.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ vĩ, hoang sơ của 'Vịnh Hạ Long' trên cạn ở Thanh Hóa

Du lịch

06:50:54 18/11/2024
Được ví như Vịnh Hạ Long trên cạn, Vườn Quốc gia Bến En nổi tiếng bởi cảnh quan hùng vĩ, hoang sơ với 21 đảo lớn nhỏ cùng làn nước trong xanh, tĩnh lặng đang trở thành điểm đến du lịch thú vị ở Thanh Hóa.

Ca sĩ Tô Thanh Phương hiện ra sao sau khi nhảy lầu?

Sao việt

06:26:59 18/11/2024
Mới đây, nhóm nghệ sĩ Ngũ Long Du Ký đã tới thăm nhà ca sĩ Tô Thanh Phương. Từ khi biết tin Tô Thanh Phương bệnh nặng, nhóm nghệ sĩ đã nhiều lần thăm hỏi anh.

Cam thường bóc trần sắc vóc thật của nữ chính hot nhất màn ảnh hiện nay

Sao châu á

06:20:12 18/11/2024
Trong loạt ảnh cam thường, Ngu Thư Hân gây ấn tượng với làn da trắng sáng, visual xinh đẹp, vóc dáng thon thả và tỷ lệ cơ thể cân đối.

Chồng không may qua đời, tôi ở vậy phụng dưỡng bố chồng bệnh tật, ngày giỗ đầu, ông bất ngờ làm một việc khiến tôi bật khóc

Góc tâm tình

05:58:43 18/11/2024
Cho tới hôm trước, sau khi lo giỗ đầu chồng em hoàn tất, trước mặt bao nhiêu họ hàng đằng nhà chồng, bố chồng gọi em vào và bảo thẳng.

Loại rau có thể phòng đến 4 loại ung thư: Được bán quanh năm ở chợ Việt, dễ tìm, dễ nấu

Ẩm thực

05:55:57 18/11/2024
Loại rau đang được nhắc tới có khả năng hỗ trợ phòng ung thư, đó chính là rau họ cải. Rau họ cải được bày bán hầu như quanh năm ở các chợ Việt.

Phim cổ trang Việt hay đến mức chiếm top 1 rating cả nước, nữ chính đẹp đúng chuẩn "khuôn vàng thước ngọc"

Phim việt

05:52:31 18/11/2024
Thời gian gần đây có khá nhiều phim truyền hình hot được khán giả Việt chú ý. Một trong số đó là Tham Vọng Giàu Sang - phim cổ trang hiếm hoi hiện đang ra mắt trên sóng truyền hình Việt.

Cặp đôi tài phiệt bùng nổ visual gây sốt: Nhà trai là tổng tài từ phim đến đời, nhà gái đẹp nhất màn ảnh 2024

Phim châu á

05:51:13 18/11/2024
When The Phone Rings (Tạm dịch: Khi Chuông Điện Thoại Reo) hiện là một trong những dự án truyền hình được trông ngóng nhất màn ảnh Hàn dịp cuối năm.

Hải Tú lộ diện xinh đẹp hết nấc, visual nàng thơ thăng hạng rõ rệt

Người đẹp

05:35:58 18/11/2024
Hải Tú sinh năm 1997, được khán giả chú ý khi trở thành nữ diễn viên độc quyền thuộc công ty của Sơn Tùng M-TP hồi năm 2020.

Lịch âm hôm nay 18/11/2024 - Ngày 18/11/2024 là ngày tốt hay xấu

Trắc nghiệm

00:05:11 18/11/2024
Xem lịch âm ngày 18/11/2024 (Thứ 2), lịch vạn niên ngày 18/11/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,...