Tổ đình Phúc Khánh: Leo thành cầu để cầu an
Dù 19h chương trình cầu phúc, cầu an mới bắt đầu, nhưng ngày từ 17h30 chiều 5/2/2012 (tức ngày 14 Tháng Giêng, Âm lịch), hàng ngàn người đã đổ về Tổ đình Phúc Khánh (quận Đống Đa, Hà Nội) để dự lễ cầu an khiến giao thông qua khu vực tắc nghẽn nghiêm trọng.
Đầu đường Tây Sơn dưới chân cầu vượt Ngã Tư Sở (đoạn qua tổ đình Phúc Khánh) ngay từ chiều đã được lực lượng chức năng phong tỏa để người dân tới cầu phúc, cầu an.
Vì vậy, giao thông qua khu vực này rất khó khăn, đoạn đường Tây Sơn từ cổng Đại học Thủy Lợi tới nút giao đường Láng, và cầu vượt Ngã Tư Sở cũng bị ùn tắc cục bộ. Phương tiện lưu thông qua đây rất khó khăn.
Dưới chân cầu vượt, người dân ngồi chật kín lòng đường. Nhiều người qua đường hoặc đến sau không còn chỗ ngồi đánh chấp nhận lên cầu, thành cầu, dải phân cách… hướng về phía Tổ đình làm lễ.
Hàng ngàn người về Tổ đình Phúc Khánh cầu phúc, cầu an làm đường sá tắc nghiêm trọng.
Xung quanh khu vực Đình rất nhiều bãi trông giữ xe tạm đã được dựng lên, đặc biệt vỉa hè trước siêu thị Pico đã bị chiếm dụng hoàn toàn, thậm chí một phần lòng đường cũng bị rào lại để làm bãi trông giữ xe máy. Vỉa hè và một phần đường Tây Sơn phía đối diện (làn đường hướng Ngã Tư Sở đi vào nội thành) cũng thành bãi trông giữ ô tô.
Để đảm bảo an ninh và trật tự an toàn giao thông quanh khu vực, hàng trăm công an, cảnh sát quận, phường, cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông, dân phòng… đã được huy động.
Nhiều người đi đường qua đây phải quay đầu xe, vượt giải phân cách tìm đường khác để đi.
Tới 20h chương trình kết thúc, người đi lễ lại chen lấn để nhận bánh, trái cây… lộc của Đình. Phải hơn 1 tiếng sau khi chương trình kết thúc (hơn 21h) khi người đi lễ vãn dần, giao thông qua đây mới dần trở lại bình thường.
Dưới đây là chùm ảnh lễ cầu phúc, cầu an tại Tổ đình Phúc Khánh tối 14 tháng Giêng:
Video đang HOT
Hàng ngàn người đứng, ngồi chật kín phần đường Tây Sơn dưới chân cầu vượt Ngã Tư Sở (hướng Tây Sơn đi đường Láng).
Nhiều người đi đường, tới sau không còn chỗ ngồi đánh lên thành cầu đứng cầu phúc, cầu an.
Thành tâm cầu những điều may mắn sẽ đến với gia đình, người thân trong năm mới.
Thành cầu, dải phân cách đều thành nơi hành lễ, tát cả đều hướng về Tổ đình Phúc Khánh cầu mong những điều tốt đẹp nhất.
Nút giao cắt Tây Sơn – Thái Thịnh tắc nghẽn nghiêm trọng.
Trên cầu vượt Ngã Tư Sở cũng tắc nghẽn, đặc biệt phần đường hướng Nguyễn Trãi – Tây Sơn.
Nhiều người không đủ kiên nhẫn đánh lái xe trèo qua dải phân cách để quay lại tìm đường khác đi.
Hàng trăm cảnh sát, công an, thanh tra được huy động tới để đảm bảo an ninh, giao thông khu vực.
Cảnh sát giao thông được một đêm làm việc vất vả.
Bãi trông giữ xe máy tự phát chiếm trọn vỉa hè và một phần lòng đường trước siêu thị Pico Tây Sơn.
Và một điểm trông giữ xe ô tô khác hình thành ở phần đường đối diện.
Theo VTC
Vã mồ hôi 'tranh cướp' tại lễ hội đả cầu cướp phết Bàn Giản -Vĩnh Phúc
Cứ vào ngày Mồng 7 tháng Giêng hàng năm, nhân dân trong vùng lại nô nức tụ về lễ hội đả cầu cướp phết ở Bàn Giản để cầu may, cầu an cho một năm mới.
Bàn Giản là một xã thuộc huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, là nơi tụ cư lâu đời của người Việt cổ. Lễ hội cướp phết ở đây là một trong những biểu hiện nét đặc thù của văn hoá xứ Đoài.
Cướp cầu phết là diễn tích toàn dân đánh giặc được nâng cao thành lễ thức: Mồng phết làm bằng gốc tre cong, trổ hình đầu ngựa, tượng trưng cho kỵ binh, cướp bằng tay tượng trưng cho bộ binh.
Kiệu rước phía dưới đặt quả cầu phết
Theo sử sách ghi chép lại, vào thời đại Hùng Vương dựng nước, quốc hiệu Văn Lang, nước ta được chia làm 15 bộ. Thủa đó loạn lạc, giặc giã nhiều nơi, Hùng Vương đời thứ 3 phân công 4 vị tướng lĩnh là: Đệ nhất tên Xá Sơn, Đệ nhị tên Lê Sơn, Đệ Tam tên Tròn Sơn, Đệ tứ tên Xui Sơn về trấn ải miền Đông Lai, Bàn Giản, Lập Thạch để dẹp loạn, dẹp giặc, hộ quốc phù dân.
Quả cầu phết
Để tưởng nhớ công lao 4 vị tướng, người dân làng Đông Lai, xã Bàn Giản đã lập 4 ngôi đình là Đông Lai, Trụ Thạch, Ngọc Xuân và Vườn Đào để thờ như thành hoàng làng và trên mỗi ngôi đình được khắc một quả cầu. Và cứ vào ngày Mồng 7 tháng Giêng âm lịch hàng năm, nhân dân mang quả cầu ra sân bãi mở hội để tái hiện và tường thuật lại trận địa xưa của 4 vị tướng bằng trận đả cầu cướp phết.
Nhân dân trong vùng kéo nhau về lễ hội đả cầu cướp phết Bàn Giản ngày 7/1 Ân lịch(ảnh Hải Sơn)
Trước khi cướp cầu, các trai đinh đứng thành hàng ngang trước kiệu Thánh và làm một số động tác nghi lễ theo hiệu lệnh trống khẩu của ông Mệnh. Ông Mệnh đánh một hồi trống dự báo, các trai đinh làm động tác trước Thánh theo từng tiếng trống gồm 5 bước: Lễ 4 vái, vuốt tóc, ăn trầu, vắt hai tay lên vai, cầm mồng phết giơ cao gieo hò chiến thắng...Mồng phết được làm bằng gốc tre cong trổ hình đầu ngựa, tượng trưng cho kỵ binh, cướp bằng tay tượng trưng cho bộ binh. Lễ đả cầu cướp phết được tiến hành song song giữa hai hình thức cùng một lúc như các trai đinh cởi trần cướp quả cầu bằng gỗ quý, đường kính 35cm (cướp tay không). Cùng đó, các trai đinh cầm mồng phết có hình cong làm bằng gốc tre có khắc hình đầu long mã, dài 1m20.
Những nam thanh niên chen nhau thành vòng tròn để cướp phết (ảnh Hải Sơn)
Kiệu vua được rước đi trước, các trai đinh theo sau. Đến giữa sân hội, ông Mệnh tung quả cầu, các trai đinh xô vào cướp. Một rừng người chồng chất lên nhau kèm theo chiêng, trống, lệnh và một trai đinh mặc áo nẹp, thắt đai đỏ phất cờ sai, tượng trưng xung trận. Cuộc diễn tích toàn dân đánh trận kéo dài cả buổi chiều.Các trai đinh người nào cũng dính đầy bùn đất nhưng rất vui vẽ với tâm trạng của người chiến thắng. Tục đả cầu cướp phết là ôn lại việc giữ đất, trấn ải của các tướng lĩnh thời Hùng Vương. Không khí toàn dân luyện binh đánh giặc giữ nước quả là còn rất đậm đà trong ký ức dân gian.
Đến 18h cùng ngày mà quả phết vẫn chưa thuộc "sở hữu" của làng nào (ảnh Hải Sơn)
Đặc biệt, ai cướp được cầu đem vào bái yết trước cửa đền sẽ được làng trao thưởng. Phần thưởng tuy nhỏ nhưng ai cũng tin rằng, người cướp được phết sẽ gặp nhiều may mắn, hạnh phúc, thành đạt và sẽ sinh được con trai. Có lẽ vì vậy mà lễ hội thu hút hàng nghìn trai đinh, nhân dân xa gần đến tham dự, ai cũng mong mình sẽ cướp được phết hoặc ít nhất là sờ tay vào quả phết.Lễ hội cướp phết Bản Giản là nét văn hóa đặc sắc cần được gìn giữ. Thông qua hội phết để rèn đức, luyện tài, tập hợp sức mạnh đại đoàn kết toàn dân và cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi, mọi người, mọi nhà an vui, hạnh phúc. Đồng thời, lễ hội cũng nhằm khơi dậy nét đẹp văn hóa tinh thần trong nhân dân thông qua hội phết để rèn đức, luyện tài, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong việc xây dựng đời sống văn hóa mới.
Theo Giáo Dục VN
Lễ chùa đầu năm mới: Những điều trông thấy... Những ngày đầu năm, ở các di tích, danh thắng luôn đón một lượng khách rất đông đi cầu an, vãng cảnh. Có điều, sự thương mại hóa ở chốn tâm linh đã khiến cái thú vui nho nhỏ đầu xuân ấy của nhiều người không trọn vẹn ... Như mọi năm, Phủ Tây Hồ, nơi thờ một trong "tứ bất tử" vẫn...