Tớ đã chính thức tìm lại cô bạn nguyệt san
15 tuổi, tớ cứ nghĩ mình may mắn hơn tụi bạn khi không phải đối mặt với nguyệt san nặng nề hàng tháng nhưng…
Đèn đỏ “bồ câu” khiêm tốn
Không giống mấy nhỏ bạn cùng lớp, mỗi lần đến ngày đèn đỏ mà gặp tiết thể dục là phải xin nghỉ vì đau bụng, vì bất tiện…tớ cứ vô tư chạy nhảy thoải mái.
Tất nhiên nếu tớ dậy thì muộn hơn các bạn cùng tuổi thì còn nói gì nữa, đằng này tớ vẫn phát triển đầy đủ nhé, tớ cao lên trông thấ, cân nặng cũng tăng, vòng 1 cũng ra dáng thiếu nữ lắm ý. Tóm lại là moụi thứ đều ổn cả, trừ việc nguyệt san ghé thăm tớ theo kiểu rất…lạ.
Là thế này, mỗi tháng tớ có nguyệt san chỉ khoảng 3 ngày thôi, mà đèn đỏ xuất hiện cực ít, đến nỗi tớ chỉ cần dùng loại băng vệ sinh hằng ngày mỏng và bé tí thôi cũng đã xử lý ngon ơ rồi, thế nên dù cho là tiết thể dục có các thứ chạy nhảy thì tớ cũng chả lo ngại gì, cứ vô tư.
Khỏi phải nói tớ thích việc này như thế nào nhá, cứ lâu lâu đến lớp lại nghe tụi bạn than: “Mày ơi, hôm nay nó ra cả đống ấy, tao cứ khó chịu suốt cả ngày” rồi lại có đứa sợ bị rong kinh này nọ, còn tớ thì chẳng hề “lăn tăn” về những chuyện ý, bạn bè cứ tưởng là tớ có bí quyết gì xử lý đèn đỏ nên mới thoải mái như thế. Có lần, con bạn cùng bàn còn hỏi tớ:
- Sao mày hên thế, chẳng có tiết thể dục nào mà trùng với đèn đỏ à?
- Có chứ!
- Có mà mày vẫn thoải mái thế kia á? Không sợ làm đèn đỏ ra nhiều hơn à?
Video đang HOT
- Trời, tao chỉ dùng loại hàng ngày thôi là êm rồi, cực ít luôn ý!
Bệnh hay là béo bụng?
Cái kiểu đèn đỏ cực ít như của tớ khiến tụi bạn lắm lúc ghen tị luôn, ai mà chẳng muốn được thoải mái như tớ chứ, vì vậy tớ cũng….tự hào lắm. Rồi gần đây tớ bắt đầu thấy mình trông béo ra.
Thật sự thì mặt mũi tay chân trông cũng y như cũ thôi, chỉ có điều là bụng tớ cứ đầy đầy như thế nào ấy, rất khó tả. Khi mặc đồ thì thấy ngay là bụng to ra nên trông xấu xí tợn.
Tớ thì cho là do dạo này tối hay lê la hàng quán quá nên tăng cân, lại hay ngồi chat chit suốt thì cái bụng phải béo lên rồi. Vậy là tớ tập tành ăn kiêng.
Kiêng khem chán thế mà hơn một tháng bụng tớ vẫn không nhỏ xuống, cân nặng thì không tăng nhưng bụng dưới lúc nào cũng căng tức khiến tớ mệt mỏi vô cùng. Rồi thì những bài tập thể dục nhẹ nhàng nhất cũng khiến tớ đau…
Đến lúc này thì tớ cũng nghi là có vấn đề rồi nên có nói mẹ dắt đi khám bệnh. Trong đầu tớ thì chỉ nghĩ là do bị đầy hơi, ăn không tiêu thôi, nhưng đi khám hệ tiêu hoá mãi chẳng thấy bệnh.
Cuối cùng, khi khám phụ khoa thì sự việc mới vỡ lẽ. Khi bác sĩ hỏi về nguyệt san, tớ thành thật khai báo “niềm tự hào” của tớ. Ai dè đâu, sau khi khám cho tớ xong, bác sĩ kết luận, cái “niềm tự hào” buồn cười của tớ chính là dấu hiệu bất thường mà tớ đã không để ý.
Thì ra then cài của tớ quá dày và kín nên nguyệt san tìm đường đi ra cũng khó khăn, vì vậy mà tớ thiy1 nó ít, chứ thật ra bao nhiêu phần còn lại đều ứ đọng trong cơ thể và gây to bụng như thế này đây.
Bác sĩ còn nói thêm, để nguyệt san tích tụ như thế rất nguy hiểm, bụng căng tức và phình ra như thế sẽ khiến tớ sinh hoạt khó khăn, chưa kể nhiễm trùng nữa. Vì vậy, trường hợp của tớ rất cần sự can thiệp của bác sĩ, mà cụ thể là tìm đường cho nguyệt san thoát ra bằng một tiểu phẫu nho nhỏ.
Chính thức gặp cô bạn nguyệt san bình thường!
Chưa đầy 2 ngày sau khi rạch tấm rèm, tớ đã có thể sinh hoạt bình thường, đèn đỏ xuất hiện, nhiều hơn nhưng bụng của tớ cũng theo đó mà nhỏ dần đi.
Tháng tiếp theo, tuy chẳng còn tự hào vì đèn đỏ khiêm tốn nữa nhưng tớ cũng chẳng khó chịu vì cái bụng căng tức nữa. Thôi thì chấp nhận giống bạn bè vậy, dù gì thì nguyệt san mỗi tháng chỉ ghé thăm con gái chúng mình có mỗi một lần thôi mà!
Theo PLXH
5 quy tắc quan trọng khi dùng tampon thay băng vệ sinh
Sử dụng tampon đúng cách có thể khiến chị em gặp tác dụng phụ là hội chứng sốc độc tố nguy hiểm tính mạng. 5 quy tắc quan trọng sau giúp bạn dùng tampon an toàn và hiệu quả hơn hẳn.
Dù là tampon cũng có tác dụng thấm hút kinh nguyệt như băng vệ sinh nhưng không có nghĩa chị em có thể dùng hai loại này như nhau.
1. Tampon có mùi thơm đôi khi không tốt
Không ít chị em lại rất thích dùng loại tampon có mùi thơm vì cho rằng mùi thơm này sẽ át đi mùi "khó chịu" của "cô bé" trong những ngày đến tháng. Nhưng hầu hết các loại tampon khi được sử dụng bên trong "cô bé" thường cũng có khả năng tự phân tán mùi khó chịu của cô bé, vì vậy việc dùng tampon có mùi là không cần thiết.
Hơn nữa, XX nào có vùng "cấm" nhạy cảm thì sẽ rất dễ dị ứng và bị kích thích với các loại tampon có mùi thơm. Hãy chọn tampon không có mùi thơm, nguy cơ dị ứng và bị kích thích khó chịu vùng kín cũng sẽ giảm hẳn.
2. Lựa chọn loại thấm hút phù hợp với mình
Một số chị em có quan niệm sai lầm là chọn loại tampon có độ thấm hút nhiều thì có thể giữ tampon trong "cô bé" được lâu hơn. Nhưng thực tế thì tampon không nên "ngụ" trong "cô bé" quá lâu sau 8 tiếng. Các loại tampon thường được thiết kế cho phù hợp với chu kì nguyệt san ít, bình thường, nhiều hay rất nhiều.
Bởi vậy, bạn hãy chọn loại tampon có độ thấm hút phù hợp với mình chứ đừng chọn theo tưởng tượng! Thường thì sau 4-8 tiếng, bạn nên thay tampon. Nếu trước 4 tiếng đã phải thay tampon thì bạn nên chọn loại thấm hút nhiều hơn. Còn sau 8 tiếng mà thấy tampon chưa thấm hút nhiều thì nên chuyển sang loại thấm hút ít hơn.
3. Có thể dùng tampon qua đêm
Câu trả lời là đúng vậy. Chị em có thể dùng tampon qua đêm nếu giấc ngủ của bạn chỉ kéo dài nhất là 8 tiếng. Tampon có thể "ở' trong "cô bé" trong khoảng 8 tiếng dù là ngày hay đêm và không ảnh hưởng gì khi chị em cử động trong lúc ngủ. Nhưng hãy lưu ý là nên đưa tampon mới vào "cô bé" trước khi đi ngủ và lấy ra ngay sáng hôm sau.
Còn trong trường hợp bạn ngủ hơn 8 tiếng thì nên dùng BVS (băng vệ sinh) cho an toàn hơn. Có nhiều trường hợp, dùng tampon quá lâu trong thời gian ngủ có thể dẫn đến hội chứng sốc độc tố. Hội chứng này thường chỉ gặp ở những người dùng tampon hơn là với những ai dùng BVS bình thường.
4. Không dùng tampon thấm dịch không phải nguyệt san
Có thể bạn sẽ cho rằng, tampon và BVS cùng làm nhiệm vụ thấm hút nguyệt san, do đó BVS mỏng cả ngày cũng có thể thấm dịch âm đạo bình thường thì tampon cũng làm được như vậy. Nhưng thực ra, tampon chỉ được sử dụng khi bạn có nguyệt san và không sử dụng cho bất kì nhu cầu vệ sinh nào khác. Nếu cần giải đáp liên quan đến dịch âm đạo, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chứ đừng tự ý dùng vật thấm hút nào.
5. Không dùng hai tampon cùng lúc
Nếu cho rằng dùng hai tampon tức là độ thấm hút sẽ tăng gấp đôi thì bạn đã hoàn toàn sai lầm. Cho mỗi lần sử dụng, bạn chỉ được đưa một tampon vào bên trong "cô bé". Nếu tampon thấm hút không đủ, hãy chọn loại thấm hút tốt hơn, hoặc dùng loại siêu thấm, hoặc dùng thêm BVS phòng khi nguyệt san chảy ra ngoài.
Dùng cùng lúc hai tampon không những không có tác dụng nhân đôi mà có khi còn tạo ra phản ứng, gây kích thích hoặc khó chịu. Thậm chí, trong một vài trường hợp không kiểm soát được, chị em có thể gặp phải hội chứng sốc độc tố nguy hiểm do tampon gây ra.
Theo PLXH
4 thói quen bất lợi cho vòng một Bạn có biết rằng một số thói quen trong cuộc sống hằng ngày tưởng chừng đơn giản những nó lại ảnh hưởng rất tệ đến vòng 1 của bạn! Do vậy, để có được vòng một nở nang hơn chắc hẳn bạn phải tốn rất nhiều tâm huyết. 1. Masage không đúng cách Masage có thể giúp cho vòng một của bạn "đẹp"...