Tổ chức Y tế thế giới: Điều trị bệnh lao ở châu Phi đạt nhiều thành công
Một số quốc gia ở châu Phi đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc giảm tỷ lệ nhiễm bệnh và t.ử von.g liên quan đến bệnh lao, nhưng vẫn phổ biến ở những khu vực nghèo đói như Nigeria và CHDC Congo.
Nhân viên y tế lấy má.u để xét nghiệm. (Nguồn: Getty Images)
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, báo cáo Bệnh lao toàn cầu năm 2024 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa công bố cho thấy thực tế đáng lo ngại rằng những thách thức to lớn vẫn còn trong cuộc chiến chống lại căn bệnh truyền nhiễm nhất thế giới: tình trạng nghèo đói dai dẳng ở các quốc gia có gánh nặng cao; tỷ lệ nhiễ.m trùn.g tăng cao trong nhóm dân số dễ bị tổn thương; không thể tìm và điều trị tất cả các trường hợp mất tích; và thiếu hụt kinh phí.
Theo báo cáo này, một số quốc gia ở châu Phi đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc giảm tỷ lệ nhiễm bệnh và t.ử von.g liên quan đến bệnh lao.
Tuy nhiên, bệnh lao vẫn phổ biến ở những khu vực nghèo đói như Nigeria và CHDC Congo, chiếm phần lớn các trường hợp trên toàn cầu do khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe hạn chế và mức độ nghèo đói cao.
Video đang HOT
Về mặt tích cực, đã có những tiến bộ trong việc giảm t.ử von.g do bệnh lao ở khu vực châu Phi. Châu lục này chứng kiến mức giảm lớn nhất về số ca t.ử von.g liên quan đến bệnh lao kể từ năm 2015 trong cả 6 khu vực – 42%. Khu vực châu Âu đứng thứ hai với số ca t.ử von.g do bệnh lao giảm 38% trong cùng kỳ.
Châu Phi và châu Âu cũng đạt được nhiều tiến bộ nhất về số liệu nhiễm bệnh, giảm 24% ở châu Phi và 27% ở châu Âu.
Theo báo cáo, một trong những lý do chính dẫn đến thành công ở châu Phi là tiến bộ trong việc điều trị bệnh nhân HIV. Điều này là do bệnh lao là một trong những bệnh nhiễ.m trùn.g cơ hội phổ biến nhất ở những bệnh nhân nhiễm HIV.
Trước khi thuố.c kháng virus chuyển đổi phương pháp điều trị cho bệnh nhân HIV, châu Phi có tỷ lệ đồng nhiễm lao-HIV cao nhất thế giới. Tỷ lệ t.ử von.g cao đã xảy ra ở những bệnh nhân đồng nhiễm. Có giai đoạn, tỷ lệ lưu hành HIV ở những bệnh nhân lao được ước tính lên tới 90% ở một số khu vực thuộc Nam sa mạc Sahara châu Phi.
Điều trị bệnh nhân đồng nhiễm bằng thuố.c kháng virus đã góp phần đáng kể vào việc giảm các trường hợp mắc và t.ử von.g liên quan đến bệnh lao trên lục địa này.
Tuy nhiên, báo cáo nhận định thành công tại khu vực châu Phi tùy theo từng quốc gia. Nigeria và CHDC Congo nằm trong số 8 quốc gia chiếm khoảng 2/3 số người trên toàn cầu ước tính mắc bệnh lao vào năm 2023. Nigeria chiếm 4,6% số ca mắc mới trên toàn cầu và CHDC Congo chiếm 3,1%.
Đáng chú ý là cả hai quốc gia đều có mức độ nghèo đói cao; đất nước rộng lớn, dân số đông; và các dịch vụ y tế của hai nước bị hạn chế so với quy mô gánh nặng bệnh tật mà họ phải đối mặt.
Một thực tế tại châu Phi mà báo cáo nêu ra là các gia đình của bệnh nhân lao thường phải chịu các chi phí như thuố.c men, thực phẩm đặc biệt, phương tiện đi lại và mất thu nhập. Những chi phí như vậy đôi khi khiến bệnh nhân lao không muốn tìm cách điều trị.
Báo cáo của WHO nhấn mạnh rằng việc phối hợp tài chính, cải thiện chẩn đoán và điều chỉnh chính sách tại địa phương là rất quan trọng để duy trì tiến bộ và vượt qua các rào cản đối với việc kiểm soát bệnh lao ở châu Phi và trên toàn cầu./.
WHO kêu gọi phát triển vaccine phòng các căn bệnh gây t.ử von.g trên diện rộng
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây đã liệt kê 17 tác nhân gây bệnh và t.ử von.g trên diện rộng, bao gồm HIV, sốt rét và bệnh lao, mà tổ chức này kêu gọi cần phải có vaccine mới ngay lập tức.
Một điểm tiêm vaccine ngừa bệnh sốt rét tại Gisambai, Kenya. Ảnh: AFP/TTXVN
Cơ quan y tế của Liên hợp quốc cho biết danh sách này là nỗ lực toàn cầu đầu tiên nhằm ưu tiên đối phó một cách hệ thống với các tác nhân gây bệnh đặc hữu dựa trên các tiêu chí bao gồm gánh nặng bệnh tật, nguy cơ kháng kháng sinh và tác động kinh tế-xã hội. WHO cho biết nghiên cứu này tái khẳng định các ưu tiên từ lâu trong nghiên cứu và phát triển vaccine, bao gồm HIV, sốt rét và bệnh lao - 3 căn bệnh khiến gần 2,5 triệu người t.ử von.g mỗi năm.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng xác định một số tác nhân gây bệnh ít được biết đến hơn làm ưu tiên trong công tác kiểm soát bệnh tật, đồng thời nhấn mạnh tính cấp thiết của việc phát triển vaccine mới cho các mầm bệnh đang ngày càng kháng kháng sinh.
Trong số đó có liên cầu khuẩn nhóm A, gây ra các bệnh nhiễ.m trùn.g nghiêm trọng và khiến khoảng 280.000 người t.ử von.g mỗi năm do bệnh thấp tim, chủ yếu ở các nước thu nhập thấp. Nghiên cứu này cũng nêu bật mối nguy hiểm của Klebsiella pneumoniae - một loại vi khuẩn gây ra khoảng 40% số ca t.ử von.g ở trẻ sơ sinh do nhiễ.m trùn.g máu ở các nước thu nhập thấp.
Giám đốc phụ trách vaccine của WHO, bà Kate O'Brien cho biết những loại vaccine này không chỉ làm giảm đáng kể các loại bệnh có tác động lớn đến cộng đồng hiện nay, mà còn giúp giảm các chi phí y tế mà các gia đình và hệ thống y tế phải chi trả.
Theo WHO, vaccine cho 17 tác nhân gây bệnh trên đang ở các giai đoạn phát triển khác nhau, với một số loại như vaccine phòng HIV, liên cầu khuẩn nhóm A và virus viêm gan C vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu. Những loại khác như vaccine phòng sốt xuất huyết và bệnh lao đã được phát triển và đang tiến gần đến giai đoạn phê duyệt hoặc đưa vào sử dụng theo quy định.
Chuyên gia về vaccine của WHO, Tiến sĩ Mateusz Hasso-Agopsowicz nhấn mạnh mục tiêu của danh sách này là "chuyển trọng tâm của việc phát triển vaccine từ vấn đề lợi nhuận thương mại sang nhu cầu y tế khu vực và toàn cầu". Theo chuyên gia này, hiện nay, do vấn đề lợi nhuận trong phát triển vaccine mới, các căn bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến những khu vực thu nhập thấp thường ít được quan tâm hơn.
WHO cảnh báo số ca bệnh lao cao kỷ lục Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo năm 2023 ghi nhận 8,2 triệu ca mắc bệnh lao mới trên toàn thế giới, mức cao nhất kể từ khi căn bệnh này được theo dõi trên toàn cầu năm 1995. Bệnh lao vẫn là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất thế giới. Ảnh minh hoạ: AFP Báo cáo...