Tổ chức trực tuyến Ngày hội ngành bông lớn nhất trong năm
Cotton Day Vietnam 2020 không dừng lại đơn thuần là phần diễn thuyết của diễn giả, mà sẽ có cả không gian triển lãm ảo, họp trực tuyến và người tham dự ở bất cứ đâu cũng được tạo điều kiện thuận lợi.
Ông Võ Mạnh Hùng, Trưởng đại diện CCI tại Việt Nam giới thiệu về Cotton Day Vietnam – Ngày hội ngành bông lớn nhất trong năm. (Ảnh: Mỹ Phương/TTXVN)
Chiều 14/9, Hiệp hội Dệt may Việt Nam ( VITAS) phối hợp cùng Hiệp hội Bông Mỹ (CCI) tại Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu sự kiện Cotton Day Vietnam – Ngày hội ngành bông lớn nhất trong năm sẽ diễn ra lần đầu tiên dưới hình thức hội thảo trực tuyến trên nền tảng công nghệ thực tế ảo.
Sự kiện có sự góp mặt của những diễn giả hàng đầu thế giới trong ngành bông Mỹ và Việt Nam.
Cotton Day Vietnam, là sự kiện lớn của CCI được tổ chức tại nhiều quốc gia châu Á, nhằm tạo không gian gặp gỡ, giao thương giữa các doanh nghiệp ngành dệt may với đối tác, nhà cung cấp và chuyên gia ngành bông.
Video đang HOT
Từ năm 2017, Ngày hội này được tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam, đến nay đã trở thành nơi để các nhãn hàng, thương hiệu thời trang, doanh nghiệp… tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư, kinh doanh.
Ông Võ Mạnh Hùng, Trưởng đại diện CCI tại Việt Nam cho biết, Cotton Day Vietnam 2020 được tổ chức vào ngày 22/9 tới, với chủ đề “Dẫn đầu qua thời kỳ biến động: Đối tác của doanh nghiệp dệt may trong thời kỳ mới” sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận những thông tin thị trường, xu hướng tiêu dùng trên toàn cầu.
Cotton Day Vietnam 2020 không dừng lại đơn thuần là phần diễn thuyết của diễn giả, mà sẽ có cả không gian triển lãm ảo, họp trực tuyến và người tham dự ở bất cứ đâu cũng được tạo điều kiện thuận lợi.
Theo ông Võ Mạnh Hùng, Cotton Day Vietnam 2020 với hình thức trực tuyến đáp ứng được nhu cầu kết nối cộng đồng doanh nghiệp trong ngành bông trong bối cảnh dịch COVID-19.
Đồng thời, sự kiện này được kỳ vọng sẽ giải quyết được vấn đề thách thức khi từ đầu năm 2020 đến nay, cộng đồng doanh nghiệp bông Mỹ và Việt Nam gặp khó khăn trong gặp gỡ, giao thương…
Còn ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch VITAS đánh giá, các doanh nghiệp Mỹ luôn đặt Việt Nam ở vị trí là thị trường trọng tâm của bông Mỹ.
Đơn cử, tỷ trọng nhập khẩu hàng năm của bông Mỹ vào Việt Nam đều duy trì ở đà tăng trưởng liên tục.
Trong khi đó, doanh nghiệp Việt Nam ưa chuộng bông Mỹ bởi chất lượng ổn định và nhà cung ứng luôn ghi nhận ý kiến của người mua để phát triển sản phẩm phù hợp. Riêng về giá bông, sẽ tuân theo quy luật thị trường và trên tinh thần hợp tác, hỗ trợ cùng phát triển bền vững.
“Về phía CCI, hàng năm duy trì liên tục tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư, tham quan và chia sẻ quản trị doanh nghiệp, phương pháp sản xuất giữa các nhà máy sản xuất trong khu vực và thế giới. Đây là hoạt động thiết thực và giúp ngành dệt may Việt Nam mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh và mang hàng Việt đến với người tiêu dùng toàn cầu,” ông Vũ Đức Giang chia sẻ thêm.
Bông Mỹ là một trong những nguồn cung nguyên vật liệu, đáp ứng nhu cầu mở rộng ngành công nghiệp dệt may Việt Nam, thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc. Việt Nam là quốc gia nhập khẩu bông lớn thứ 3 thế giới với sản lượng tiêu thụ 1,5 triệu tấn/năm; trong đó có hơn 800 nghìn tấn bông nhập từ Mỹ, chiếm 60% tổng sản lượng nhập khẩu.
Bên cạnh đó, lượng bông Việt Nam nhập từ Mỹ chiếm 25% tổng lượng xuất khẩu của Mỹ và là quốc gia nhập bông Mỹ nhiều nhất thế giới./.
Thêm một doanh nghiệp Mỹ 'rót' vốn vào công ty Jio Platform của Ấn Độ
Công ty quản lý tài sản và đầu tư KKR & Co Inc. của Mỹ sẽ đầu tư 1,5 tỷ USD vào Jio Platform, một công ty con thuộc tập đoàn khổng lồ Reliance Industries của tỷ phú Ấn Độ Mukesh Ambani.
Theo đó, KKR đã mua 2,32% cổ phần của Jio Platform với trị giá 113,67 tỷ rupee (1,5 tỷ USD).
Thương vụ trên đã đưa định giá của nền tảng này vào khoảng 65 tỷ USD, biến Jio Platform thành công ty công nghệ độc lập có giá trị lớn thứ hai tại Ấn Độ, chỉ sau công ty dịch vụ Tata Consultancy Services.
Jio Platforms, doanh nghiệp sở hữu công ty chuyên về phim, ứng dụng âm nhạc và viễn thông Jio Infocomm, đã bán tổng cộng 17% cổ phần trong 5 giao dịch gây quỹ. Trong số các giao dịch này, Facebook Inc dẫn đầu khi chi 5,7 tỷ USD để mua lại 9,99% cổ phần của Jio Platforms.
Các thỏa thuận đã làm nổi bật hơn tiềm năng của Jio Platforms để trở thành nền tảng thống trị trong nền kinh tế kỹ thuật số của Ấn Độ .
Bên cạnh đó, đây là khoản đầu tư lớn nhất của KKR tại châu Á tính tới hiện tại. Công ty Mỹ này cũng đã đầu tư tổng cộng hơn 30 tỷ USD vào các công ty công nghệ, bao gồm ByteDance của Trung Quốc và công ty thanh toán kỹ thuật số GoJek của Indonesia.
Thương vụ nói trên cũng giúp đưa tổng số vốn mà Jio Platform huy động được trong tháng này lên tới 10 tỷ USD. Khoản vốn đó sẽ giúp Reliance Industries đạt được mục tiêu giảm bớt 21,4 tỷ USD khoản nợ trong năm nay.
Chỉ trong bốn năm, Reliance Industries của tỷ phú Mukesh Ambani đã biến đơn vị viễn thông Jio Platforms thành nhà khai thác di động lớn nhất của Ấn Độ với 388 triệu thuê bao. Jio Platforms đã đánh bật các đối thủ cạnh tranh thông qua chiến lược giá thấp.
Reliance Industries cho biết với Jio Platforms, họ muốn tăng thu nhập cho nông dân, tiểu thương và các doanh nghiệp quy mô nhỏ khác tại Ấn Độ, những người vốn là nền tảng của nền kinh tế 1,3 tỷ dân này./.
Xuất khẩu dệt may 4 tháng giảm gần 7% so với cùng kỳ Kết quả, kim ngạch xuất khẩu dệt may 4 tháng đầu năm 2020 giảm 6,6% về mức 10,64 tỷ USD. Thậm chí, mức giảm này chưa phản ánh hết thực tế thiếu đơn hàng xuất khẩu của ngành, ông Cẩm nhấn mạnh. Con số cụ thể phải chờ đến tháng 5 và tháng 6, khi lượng đơn hàng bị hủy, hoãn đều nằm...