Tổ chức Tết Chôl Chnăm Thmây đoàn kết, vui tươi, an toàn và tiết kiệm
Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2022 của đồng bào dân tộc Khmer diễn ra từ ngày 13/4 – 16/4/2022 (nhằm ngày 13, 14, 15 và 16/3 âm lịch năm Nhâm Dần).
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang yêu cầu các cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp tổ chức họp mặt và tạo điều kiện cho cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức, công nhân lao động là người Khmer được nghỉ làm việc trong các ngày Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2022.
Đồng bào Khmer, tỉnh Kiên Giang đến cúng chùa ngày Tết Chôl Chnăm Thmây. Ảnh tư liệu: Trung Hiếu/TTXVN
Ông Mai Văn Huỳnh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Kiên Giang yêu cầu các ngành, các cấp, địa phương tổ chức tốt Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây trên tinh thần “đoàn kết, vui tươi, an toàn và tiết kiệm”, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc Khmer; phù hợp với điều kiện phòng, chống dịch COVID-19; không để ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của đồng bào trước, trong và sau Tết.
Các cấp ủy, tổ chức đảng, các cơ quan, đơn vị, các cơ sở thờ tự Phật giáo Nam tông Khmer và nhân dân thực hiện nghiêm các quy định của chính quyền, ngành y tế về phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới. Đồng thời, quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn và tạo điều kiện để đồng bào tổ chức các hoạt động phù hợp với truyền thống văn hóa của đồng bào Khmer, nhưng hạn chế tổ chức các hoạt động tập trung đông người.
Các cấp ủy đảng, chính quyền, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ban Dân tộc, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể chính trị – xã hội tổ chức thăm, chúc Tết tại các cơ sở thờ tự Phật giáo Nam tông Khmer, gia đình chính sách, cán bộ hưu trí, các vị chức sắc tiêu biểu và những người có uy tín trong đồng bào Khmer; vận động giúp đỡ, hỗ trợ những hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn đón Tết vui tươi, đầm ấm.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang yêu cầu các ngành, địa phương trong tỉnh tổ chức tuyên truyền, phổ biến để đồng bào Khmer hiểu và thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, thi đua xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn trong năm gắn với việc đẩy mạnh thực hiện “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Các ngành, địa phương động viên đồng bào nêu cao ý thức tự lực, tự cường, ra sức thi đua sản xuất, kinh doanh, thực hành tiết kiệm, đoàn kết giúp nhau xây dựng cuộc sống ổn định, ấm no, hạnh phúc…
Video đang HOT
Các ngành liên quan tham mưu Thường trực Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức họp mặt, chúc Tết cán bộ là người Khmer (đang công tác và đã nghỉ hưu), các vị sư, chức sắc và người có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer với số lượng phù hợp bảo đảm công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Hà Nội đặt tên 38 đường, phố mới
UBND thành phố Hà Nội vừa có quyết định đặt tên 38 đường, phố mới và điều chỉnh độ dài một số đường, phố trên địa bàn.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh vừa ký ban hành Quyết định số 5450/QĐ-UBND về việc đặt tên và điều chỉnh độ dài một số đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Theo quyết định này, Hà Nội sẽ đặt tên 38 đường, phố mới và điều chỉnh độ dài 9 tuyến phố.
Hình ảnh tuyến phố mang tên nhà thơ Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh trên địa bàn quận Cầu Giấy được nhìn từ trên cao (Ảnh: Quân Đỗ).
Cụ thể, đặt tên 38 tuyến đường, phố mới gồm:
Quận Bắc Từ Liêm: Đường Đống Ba, phố Kẻ Giàn, đường Xuân Tảo, phố Minh Tảo, phố Phúc Đam, phố Phúc Lý, đường Hoàng Minh Thảo, phố Chế Lan Viên;
Quận Cầu Giấy: Phố Nguyễn Bá Khoản, phố Xuân Quỳnh, phố Lưu Quang Vũ, phố Nguyễn Như Uyên;
Quận Hà Đông: Phố Cửa Quán, phố Hạnh Hoa, phố Văn Phúc, phố Nguyễn Sơn Hà;
Quận Long Biên: Phố Nông Vụ, phố Nguyễn Ngọc Chân, phố Nguyễn Minh Châu, phố Hà Văn Chúc, phố Đoàn Văn Minh, phố Nguyễn Khắc Viện;
Quận Nam Từ Liêm: Phố Hồng Đô, phố Huy Du;
Huyện Đông Anh: Đường Kính Nỗ;
Huyện Gia Lâm: Đường Bát Tràng, đường Giang Cao, đường Gia Cốc, đường Đào Xuyên, phố Thuận An, đường Trung Thành, đường Dương Đức Hiền, đường Nguyễn Quý Trị;
Huyện Quốc Oai: Đường Chùa Thầy;
Huyện Thanh Trì: Đường Đại Hưng, đường Nguyễn Quốc Trinh;
Huyện Thường Tín: Đường Dương Trực Nguyên, đường Lý Tử Tấn.
9 tuyến đường, phố được điều chỉnh độ dài gồm: Phố Nguyễn Xuân Khoát (quận Bắc Từ Liêm), phố Nguyễn Chánh (quận Cầu Giấy), phố Trương Công Giai (quận Cầu Giấy), phố Hoàng Ngân (quận Cầu Giấy), phố Nguyễn Quốc Trị (quận Cầu Giấy), phố Giang Biên (quận Long Biên), phố Kim Quan Thượng (quận Long Biên), đường Bát Khối (huyện Gia Lâm), phố Thành Trung (huyện Gia Lâm).
UBND TP Hà Nội giao Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố, UBND các quận, huyện và đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền, giới thiệu về việc đặt tên và điều chỉnh độ dài đường, phố, đặt tên công trình công cộng; về ý nghĩa của địa danh, danh nhân được đặt tên cho các đường phố mới, công trình công cộng và đường, phố được điều chỉnh độ dài.
UBND các quận, huyện, thị xã chủ trì, phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Giao thông - Vận tải, Sở Xây dựng và đơn vị liên quan thực hiện việc phân định ranh giới, gắn biển tên 38 đường, phố mới đặt tên và 9 tuyến đường, phố điều chỉnh độ dài trên địa bàn.
Trước đó, tại kỳ họp thứ ba HĐND TP Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026, với 100% đại biểu có mặt tán thành về việc đặt tên, điều chỉnh độ dài một số tuyến đường, phố trên địa bàn Hà Nội năm 2021.
An Giang: Thức quà đặc biệt được gói từ lá thốt nốt non chứa cả tình đất và tình người Tôi đón nhận chiếc bánh Ka Tum của nghệ nhân Neang Phương trao tặng mà trong lòng rạo rực niềm vui con trẻ. Đó quả thực là thức quà đặc biệt chứa đựng cả tình đất và người An Giang. Vỏ chiếc bánh Ka Tum được đan từ lá thốt nốt non Lần đầu được biết đến chiếc bánh Ka Tum, tôi bất...