Tổ chức lại cấp sở toàn quốc, riêng Hà Nội và TP HCM có thể giữ nguyên
Theo dự thảo Nghị định cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, một số sở ngành ở 61 địa phương sẽ được hợp nhất, trong khi đó Hà Nội và TP HCM có thể “cơ bản giữ nguyên”.
Ngày 27/5, tại cuộc làm việc của Phó thủ tướng Vương Đình Huệ với TP Hà Nội về đổi mới cơ chế quản lý, tài chính và tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công, Thứ trưởng Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho biết Bộ này đã trình Chính phủ nghị định về cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và huyện, trong đó Hà Nội và TP HCM cơ bản giữ nguyên số sở ngành.
Thứ trưởng Nội vụ Nguyễn Duy Thăng. Ảnh: Võ Hải.
Theo ông Thăng, trong quá trình tổ chức lấy ý kiến vào nghị định nêu trên, Hà Nội và TP HCM đã có nhiều ý kiến, nên tờ trình mới nhất được xây dựng theo tinh thần hai thành phố này không có biến động lớn về sắp xếp sở ngành như dự thảo ban đầu đề ra.
Với 61 tỉnh thành còn lại, nghị định đưa ra phương án “sở cứng” là những sở tỉnh, thành nào cũng có, và “sở mềm”- tuỳ theo đặc thù từng địa phương để tổ chức.
Trước đó, dự thảo Nghị định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh quy định việc một số cơ quan chuyên môn sẽ được hợp nhất, đơn cử Sở Kế hoạch và Đầu tư với Sở Tài chính thành Sở Kế hoạch – Tài chính.
Tại Hà Nội và TP HCM, Sở Xây dựng được đề xuất sáp nhập với Sở Giao thông Vận tải và Sở Quy hoạch và Kiến trúc thành Sở Giao thông, Xây dựng và Phát triển đô thị.
Bộ máy còn chồng chéo, lãng phí
Báo cáo với đoàn công tác, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Doãn Toản cho biết, giai đoạn 2011- 2016 thành phố được giao tăng thêm trên 29.000 biên chế so với năm 2011, trong đó phần lớn là tăng biên chế của các lĩnh vực y tế và giáo dục (trên 28.000 biên chế). Đối với các ngành khác, Hà Nội thực hiện nghiêm túc chủ trương tinh giản biên chế.
Video đang HOT
Giám đốc Sở Nội vụ Trần Huy Sáng cho biết thêm, qua sắp xếp Hà Nội đã giảm 231 cấp trưởng, 116 cấp phó trưởng phòng và sắp tới sẽ tiếp tục giảm các cấp phó.
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung nêu ra một số bất cập trong quản lý, sắp xếp các đơn vị sự nghiệp như, quy định các xã, phường phải xây dựng trạm y tế nhưng bên cạnh đó là bệnh viện tuyến trung ương, thành phố nằm trên địa bàn. “Vậy có cần phải hình thành trạm y tế nữa không?”, ông nêu câu hỏi và đề nghị các Bộ ngành cần sớm có hướng dẫn cụ thể về cơ chế tự chủ để địa phương triển khai.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ. Ảnh: Võ Hải.
Bên cạnh đánh giá Hà Nội đã có những bước đi phù hợp, sắp xếp tại tổ chức bộ máy quyết liệt mà làm rất “êm”, bài bản, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cũng nhận xét, mức độ tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập của thành phố vẫn còn hạn chế.
“Mục tiêu đổi mới cơ chế hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập là làm sao tăng chất lượng dịch vụ công để phục vụ người dân, doanh nghiệp, đồng thời với sắp xếp, tinh giản bộ máy, mạng lưới, giảm được số người hưởng lương tư ngân sách”, ông nhấn mạnh.
Phó thủ tướng yêu cầu Hà Nội đánh giá kỹ thêm về xu hướng xã hội hóa giáo dục ở các cấp mầm non, phổ thông hay việc sắp xếp lại mạng lưới đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng ngành, lĩnh vực hay theo địa bàn để giảm đầu mối, giảm định biên và nâng cao chất lượng dịch vụ.
Ông Huệ cũng lưu ý, trong chủ trương đầu tư, quản lý không được phân biệt các đơn vị sự nghiệp “công” hay “tư” mà phải đổi xử công bằng, cạnh tranh lành mạnh.
12 sở “cứng”, gồm Sở Nội vụ, Tư pháp, Kế hoạch -Tài chính (sáp nhập Sở Kế hoạch Đầu tư và Sở Tài chính), Công Thương, Sở Giao thông, Xây dựng và Phát triển đô thị (sáp nhập Sở Giao thông vận tải và Sở Xây dựng), Sở Tài nguyên và Môi trường, Lao động – Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Y tế, Thanh tra tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân.
6 sở “mềm”, gồm Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Sở Ngoại vụ, Ban Dân tộc, Sở Du lịch.
Võ Hải
Theo VNE
Tự chủ tài chính: Viện than gặp khó, bệnh nhân sợ vơi túi tiền
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ vừa làm việc với Bộ Y tế về đổi mới cơ chế tài chính, hướng tới tự chủ tài chính trong bệnh viện công. Trong khi đó, lãnh đạo nhiều bệnh viện cho biết, việc tự chủ vẫn "nửa vời" nên một số hoạt động vẫn "bó chân bó tay".
Bệnh nhân "nuôi" bác sĩ
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, ngành y tế đang từng bước xoá bỏ "chế độ chủ quản" đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập, các đơn vị thực hiện tự chủ tài chính. Năm 2017, với việc thực hiện giá dịch vụ y tế có tính tiền lương, ước tính cả nước có khoảng 100 bệnh viện (BV) công đã tự bảo đảm toàn bộ chi hoạt động thường xuyên. Chỉ tính riêng các đơn vị thuộc Bộ Y tế, số hưởng lương từ ngân sách giảm 20.599 người (thuộc 18 BV); tiền lương phải chi khoảng 1.681,4 tỷ đồng/năm. TP.HCM sau khi tính tiền lương vào giá giúp giảm chi từ ngân sách nhà nước trên 1.000 tỷ đồng. Các tỉnh khác thấp nhất cũng giảm được 70 - 100 tỷ đồng.
Khám chữa bệnh tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương - Bệnh viện tự chủ 100%. Ảnh: Diệu Linh
Theo Bộ Y tế, từ 1.6, Bộ Y tế cũng điều chỉnh viện phí ở nhóm không có BHYT ngang với nhóm có BHYT ở các BV công đảm bảo chi thường xuyên. Theo đó, có khoảng 100 BV sẽ điều chỉnh, chủ yếu ở BV tuyến T.Ư, BV ngành hạng 1. Sau đó, các BV tỉnh cũng sẽ điều chỉnh viện phí nhóm không có BHYT, chia làm 3 đợt, tháng 8.2017: 30 tỉnh, tháng 10: 15 tỉnh và tháng 12: các tỉnh còn lại. Đây cũng là một bước đột phá giúp các BV tự chủ tài chính, có tiền để đầu tư trang thiết bị, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
Số tiền giảm đó được chuyển sang hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho người dân và tăng chi cho y tế dự phòng, y tế cơ sở. Từ năm 2016, viện phí của người có BHYT cũng đã được điều chỉnh, đưa thêm chi phí tiền lương vào giá (chiếm tỷ trọng lớn trong giá dịch vụ y tế), giúp các BV có nguồn thu ổn định.
"Trước đây, Nhà nước trả lương cho bác sĩ, còn với cơ chế như hiện nay, bệnh nhân mới là người trả lương cho bác sĩ. Do vậy, các cơ sở y tế buộc phải thay đổi từ thái độ phục vụ đến chất lượng khám chữa bệnh. Có làm hài lòng bệnh nhân, khám bệnh hiệu quả mới thu hút được bệnh nhân, mới có lương. Bác sĩ cần cảm ơn bệnh nhân" - Bộ trưởng nhấn mạnh.
Nhận định về tự chủ tài chính, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, hiện nay số lượng đơn vị sự nghiệp y tế công ở các tuyến còn nhiều, đặc biệt hệ thống y tế dự phòng quá chồng chéo, quá đông, cần phải có biện pháp gộp lại, giảm bộ máy hành chính. Ngoài ra, việc tự chủ đang được thực hiện mạnh mẽ tại tuyến trung ương giúp các BV áp dụng được công nghệ cao trong khám chữa bệnh, người bệnh hưởng lợi. Tuy nhiên, nếu làm không tốt, bệnh nhân sẽ ào ạt đổ về tuyến cuối, còn tuyến huyện, tuyến xã thì ế ẩm. Phó Thủ tướng cũng cho rằng, hiện nay vẫn có tình trạng lẫn lộn giữa công và tư, dẫn đến việc phân biệt đối xử, do đó nếu xã hội hoá thì phải rành mạch về công - tư.
Bệnh viện băn khoăn
Chia sẻ tâm tư về tự chủ tài chính, PGS-TS Trần Ngọc Lương - Giám đốc BV Nội tiết T.Ư cho biết, hiện BV được tự chủ 100%, tự thu, tự chi, tuy nhiên vẫn đang gặp nhiều khó khăn. BV đã vay tiền để xây dựng các khu điều trị mới, hiện mỗi tháng phải trả cả gốc và lãi gần 100 tỷ đồng, trong khi tổng nguồn thu chỉ có 400-450 tỷ đồng. Dù tự chủ nhưng BV phải phụ thuộc nhiều vào giá trần, kế hoạch của Bộ Y tế, phải xin mới cho, hoặc không cho. Cụ thể như hiện nay trên diện tích đất còn lại, BV muốn xây nhà lưu trú cho bệnh nhân và nhà ăn. Kế hoạch đã trình từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa được phê duyệt.
Ngoài ra, do đặc thù ngành rối loạn chuyển hoá và nội tiết nên việc tuyển nhân lực chất lượng cao cũng khó khăn, nhất là khi Trường ĐH Y Hà Nội chưa có chuyên ngành này. Vì vậy BV mong muốn được tự chủ trong tuyển dụng dựa theo nhu cầu và năng suất lao động.
PGS-TS Nguyễn Quốc Anh - Giám đốc BV Bạch Mai cũng cho biết, BV gặp nhiều khó khăn trong việc tự chủ chi thường xuyên, không được quyền "tự quyết". BV chưa được tự phê duyệt đề án việc làm để tự quyết định tuyển lao động theo nhu cầu, chưa được quyết định giá dịch vụ khám chữa bệnh.
"Hướng của Bộ Y tế là tách Hội đồng quản lý và Ban giám đốc BV. Trong đó, Chủ tịch HĐQT sẽ ra chủ trương, Ban giám đốc sẽ thực hiện, vậy nếu kết quả không tốt thì ai chịu trách nhiệm"? - PGS Quốc Anh băn khoăn.
Về vấn đề này, Phó Thủ tướng nhận định: "Tự chủ nhưng vẫn còn hình thức. Giờ tự chủ 100% thì tuyển dụng bao nhiêu là việc của BV. Chính phủ đã có chủ trương, cơ chế, miễn sao đảm bảo nguyên tắc không làm ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập của người khác và đừng sắp về hưu thì tuyển một loạt vào".
Còn ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội lo ngại, BV tự chủ tài chính sẽ đầu tư chú trọng máy móc công nghệ cao, như vậy giá dịch vụ tăng, làm gia tăng chi phí khám chữa bệnh, dẫn đến bội chi Quỹ BHYT. "Năm 2016, chi nhiều hơn thu 5.000 tỷ đồng. Hiện nay Quỹ BHYT chỉ kết dư 30.000 tỷ đồng, nếu cứ mất cân đối như vậy thì chỉ mấy năm là hết. Trong khi đó, quản lý nhà cung cấp dịch vụ còn manh mún, vừa qua mới chỉ quan tâm đầu tư mà chưa giám sát chất lượng dịch vụ"- ông Lợi nhấn mạnh.
Theo ông Lợi, nếu chỉ chăm chăm tự chủ tài chính sẽ tạo lỗ hổng lớn trong chăm sóc sức khỏe ban đầu, sức khỏe cộng đồng, trong khi các bệnh mãn tính không lây nhiễm đang gia tăng.
Theo Danviet
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thăm nông thôn mới kiểu mẫu Hà Tĩnh Sáng nay (28.4), trong chương trình tiếp xúc cử tri trước kỳ họp Quốc hội thứ 3, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã tới thăm nông thôn mới kiểu mẫu ở thôn Hà Thanh, xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Toàn xã có 4 doanh nghiệp, 1 trung tâm dịch vụ thương mại, 6 hợp tác xã, 11 tổ...