Tổ chức Khí tượng thế giới loại Fiona và Ian khỏi danh sách tên bão quay vòng
Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) ngày 29/3 thông báo loại Fiona và Ian khỏi danh sách tên bão quay vòng.
Đây là hai 2 cơn bão có sức tàn phá khủng khiếp gây nhiều thiệt hại về người và vật chất năm ngoái.
Cảnh đổ nát sau bão Fiona tại Rose Blanche-Harbour le Cou, Canada, ngày 25/9/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Quyết định đã được đưa ra tại cuộc họp của WMO tại Costa Rica. Theo đó, danh sách tên bão quay vòng của thế giới sẽ có thêm Farrah và Idris, lần lượt thay thế cho Fiona và Ian.
Fiona là cơn bão Đại Tây Dương mạnh cấp 4 có sức tàn phá lớn, càn quét khu vực rộng lớn từ cộng đồng ở Antilles, Puerto Rico và Cộng hòa Dominica, trước khi đổ bộ vào Canada vào giữa tháng 9 năm ngoái. Cơn bão này là thảm họa tự nhiên khắc nghiệt nhất được ghi nhận ở vùng biển Đại Tây Dương của Canada khi cướp đi sinh mạng của 29 người và gây thiệt hại hơn 3 tỷ USD tại Canada và khắp Caribe.
Bão Ian ập tới vài ngày sau đó, đầu tiên đổ bộ vào Cuba trước khi vào Mỹ với cường độ cấp 4 và là một trong những cơn bão mạnh nhất trong lịch sử của Mỹ. Sau khi đổ bộ vào bang Florida của Mỹ ngày 28/9/2022, Ian đã khiến hơn 150 người thiệt mạng, gây thiệt hại về kinh tế 112 tỷ USD, trở thành cơn bão gây thiệt hại lớn nhất trong lịch sử Florida và gây thiệt hại lớn thứ 3 ở Mỹ.
Video đang HOT
Theo WMO, có hàng chục cơn bão nhiệt đới được đặt tên mỗi năm trên toàn cầu và các cơn bão trung bình trong nửa thế kỷ qua đã cướp đi sinh mạng của 43 người và gây thiệt hại 78 triệu USD mỗi ngày.
Tình hình đang trở nên tồi tệ hơn do hậu quả của biến đổi khí hậu. Các nhà khoa học cho biết nhiệt độ bề mặt Trái đất nóng lên đang khuếch đại tác động của các thảm họa thời tiết khắc nghiệt. Tuy nhiên, WMO cho biết số người chết đã giảm đáng kể nhờ những cải thiện trong các nỗ lực dự báo, cảnh báo và giảm thiểu rủi ro thiên tai do Chương trình Bão nhiệt đới của WMO điều phối.
Tổng cộng mùa bão Đại Tây Dương năm 2022 có 14 cơn bão được đặt tên, với sức gió 63km/h hoặc cao hơn, trong đó có 8 cơn bão đã trở thành bão lớn. Fiona và Ian là những cơn bão duy nhất mạnh lên thành siêu bão, với sức gió hơn 178 km/h.
Từ năm 1950, các cơn bão ở Đại Tây Dương và Nam Bán cầu (Ấn Độ Dương và Nam Thái Bình Dương) được đặt tên nhưng không theo quy tắc cụ thể. Đến năm 1953, các cơn bão nhiệt đới sẽ được đặt tên theo tên nữ giới, sắp xếp theo bảng chữ cái. Tổng cộng 96 cái tên đã bị loại khỏi danh sách kể từ khi hệ thống này được đưa ra lần đầu tiên vào năm 1953.
Đến năm 1978, tên nam giới được bổ sung vào danh sách và xen kẽ với tên nữ giới. Ví dụ, nếu cơn bão đầu tiên trong năm bắt đầu bằng chữ A – Anne, cơn bão tiếp theo sẽ bắt đầu bằng chữ B – Bernard.
Với riêng khu vực Đại Tây Dương, WMO sử dụng danh sách gồm 21 tên để đặt cho các cơn bão. Tổng cộng, 6 danh sách sẽ được sử dụng luân phiên qua các năm. Theo đó, danh sách tên bão năm 2019 sẽ được sử dụng lại vào năm 2025. Điểm đặc biệt, tên các cơn bão không bắt đầu bằng các chữ cái Q, U, X, Y hoặc Z.
Cảnh tàn phá sau bão Ian tại Fort Myers, Florida, Mỹ, ngày 4/10/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Các quốc gia ở Bắc Ấn Độ Dương bắt đầu sử dụng hệ thống mới để đặt tên cho các cơn bão nhiệt đới từ năm 2020. Những cơn bão được liệt kê theo thứ tự bảng chữ cái, theo từng quốc gia và được đặt bằng những cái tên trung tính.
Với khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương và Biển Đông (trong đó có các cơn bão đổ bộ vào Việt Nam), phần lớn cơn bão được đặt tên theo tên địa danh, động vật hoặc thực vật. Mỗi quốc gia được đặt 10 tên bão, chia thành 5 danh sách và sẽ xoay vòng theo năm. Chịu trách nhiệm dự báo, cảnh báo và đặt tên các cơn bão nhiệt đới hoạt động trên khu vực này là Cục Khí tượng Nhật Bản (JMA), một trong số 6 Trung tâm Khí tượng Chuyên ngành khu vực thuộc Tổ chức Khí tượng Thế giới.
Ngoại trưởng Venezuela kêu gọi chấm dứt các lệnh trừng phạt Caracas
Ngoại trưởng Venezuela Yvan Gil ngày 24/3 đã kêu gọi chấm dứt các lệnh trừng phạt ảnh hưởng đến người dân nước này.
Ngoại trưởng Venezuela Yvan Gil. (Nguồn: diplomatmagazine.eu)
Ông Gil đưa ra lời kêu gọi trên khi trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Venezolana của Cộng hòa Dominica, nơi tổ chức cuộc họp Ngoại trưởng các nước nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha (Ibero-America) trước hội nghị thượng đỉnh nhóm này ngày 25/3.
Ông nói Venezuela đã "thúc đẩy sự tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc", đồng thời cho biết quốc gia Nam Mỹ này cũng đã kêu gọi chấm dứt các lệnh trừng phạt ảnh hưởng đến người dân Venezuela.
Ông tuyên bố: "Chúng tôi đã yêu cầu lên án, đó là sự cùng lên án được thể hiện trong các văn bản".
Nhà ngoại giao này khẳng định Hội nghị thượng đỉnh lần này lên án việc sử dụng các biện pháp cưỡng ép đơn phương, đồng thời cho biết thêm Venezuela cũng đã đưa ra yêu cầu với Liên minh châu Âu thông qua chính phủ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha về việc "kiên quyết chấm dứt và bãi bỏ mọi biện pháp cưỡng ép đơn phương đối với người dân Venezuela".
Ông Gil nhấn mạnh những thách thức chính đối với các quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là "chống lại sự bất bình đẳng" và thu hẹp khoảng cách giữa các nước giàu và nghèo.
Ngoại trưởng Venezuela kêu gọi chấm dứt các lệnh trừng phạt Ngoại trưởng Yvan Gil cho biết Venezuela "thúc đẩy sự tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc," đồng thời kêu gọi chấm dứt các lệnh trừng phạt ảnh hưởng đến người dân Venezuela. Ngoại trưởng Venezuela Yvan Gil. (Nguồn: EFE) Ngoại trưởng Venezuela Yvan Gil ngày 24/3 đã kêu gọi chấm dứt các lệnh trừng phạt ảnh...