Tổ chức Hợp tác Thượng Hải dự kiến mở rộng thành viên
Tổng thống Uzbekistan Shavkat Mirziyoyev tiết lộ Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) sẽ có thêm các thành viên mới tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới.
Hội nghị thượng đỉnh SCO 2015 tổ chức tại Ufa, Nga. Ảnh: Anadolu Agency
Theo kênh truyền hình RT, SCO là tổ chwucs khu vực lớn nhất thế giới, bao gồm 8 thành viên trong đó có Nga, Ấn Độ và Trung Quốc.
Video đang HOT
Trong một thông báo đăng trên website chính thức của Tổng thống Mirziyoyev ngày 13/9, nhà lãnh đạo bày tỏ tin tưởng hội nghị thượng đỉnh trong hai ngày 15 – 16/9 sẽ đánh dấu giai đoạn mới trong lịch sử của tổ chức này. “Số lượng thành viên của SCO sẽ tăng lên và chương trình nghị sự trong tương lai sẽ được hình thành. Điều này mang tính biểu tượng cao”, nhà lãnh đạo của quốc gia Trung Á viết.
Hiện SCO có 8 thành viên chính thức: Ấn Độ, Kazakhstan, Trung Quốc, Kyrgyzstan, Nga, Tajikistan, Pakistan và Uzbekistan. Hai quốc gia khác là Iran và Belarus đang trong quá trình gia nhập SCO và đảm nhiệm tư cách quan sát viên, cùng với Afghanistan và Mông Cổ. Các nước thành viên SCO chiếm 40% dân số thế giới và hơn 30% GDP toàn cầu.
Trong một thế giới đang hứng chịu khủng hoảng lòng tin sâu sắc và đối đầu địa chính trị, SCO nên trở thành một điểm hút không có ranh giới, nhân danh hòa bình, hợp tác và tiến bộ.
Ông Mirziyoyev tin rằng một trong những mục tiêu chính của SCO là mở rộng hợp tác với Afghanistan, từ đó tổ chức nên cố gắng thực hiện một sứ mệnh hòa bình mới kết nối Trung Á và Nam Á.
Hồi tháng 9/2021, SCO đã đưa ra các quy trình gia nhập đối với Iran. Đặc phái viên của Tổng thống Nga về các vấn đề SCO, Bakhtiyor Khakimov, cho biết vào thời điểm đó, quá trình gia nhập sẽ mất một khoảng thời gian đáng kể. Trong khi đó, Belarus cũng mới đăng ký xin làm thành viên SCO hồi tháng 6 năm nay.
Ngày 13/9, điều phối viên SCO của Uzbekistan, Rakhmatulla Nurimbetov, tiết lộ 6 quốc gia, bao gồm 4 quốc gia Arab, sẽ nhận được tư cách là đối tác đối thoại trong hội nghị thượng đỉnh lần này.
Mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ không phải là thành viên của SCO, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan cũng dự kiến đến Uzbekistan để hội đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin. Hai nhà lãnh đạo sẽ thảo luận các vấn đề liên quan đến cuộc xung đột Ukraine và thỏa thuận ngũ cốc do Liên hợp quốc làm trung gian.
Uzbekistan tin tưởng hội nghị thượng đỉnh SCO mở ra trang thành công mới
Ngày 12/9, Tổng thống Uzbekistan Shavkat Mirziyoyev bày tỏ tin tưởng hội nghị thượng đỉnh sắp tới của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), diễn ra từ ngày 15-16/9 tại thành phố Samarkand, sẽ mở ra một trang mới trong lịch sử thành công của tổ chức khu vực này.
Tổng thống Uzbekistan Shavkat Mirziyoyev phát biểu tại một cuộc họp báo ở Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Tổng thống Mirziyoyev cho biết Samarkand sẵn sàng chào đón các nhà lãnh đạo của 14 quốc gia "với các đề xuất và sáng kiến đột phá mới, được soạn thảo để thúc đẩy sự thịnh vượng của SCO và mỗi nước thành viên". Theo ông, hội nghị thượng đỉnh sắp tới sẽ cho thấy "cách thiết lập 1 cuộc đối thoại toàn diện mới dựa trên các nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, sự tin cậy lẫn nhau và hợp tác mang tính xây dựng vì an ninh và thịnh vượng chung", và "Samarkand có thể trở thành nền tảng để đoàn kết và dung hòa các nước có ưu tiên chính sách đối ngoại khác nhau".
Được thành lập năm 2001, SCO có sự tham gia của Ấn Độ, Kazakhstan, Trung Quốc, Kyrgyzstan, Nga, Tajikistan, Pakistan và Uzbekistan. Afghanistan, Belarus, Iran và Mông Cổ tham gia với tư cách quan sát viên, trong khi Armenia, Azerbaijan, Campuchia, Nepal, Sri Lanka và Thổ Nhĩ Kỳ là các nước đối tác. Tại hội nghị lần này, SCO dự kiến sẽ kết nạp Iran với tư cách thành viên chính thức, đồng thời tiếp nhận đơn xin gia nhập của Belarus.
Cùng ngày, theo Tân Hoa xã, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tham dự hội nghị thượng định SCO. Ngoài ra, ông cũng sẽ thăm cấp nhà nước Kazakhstan và Uzbekistan từ ngày 14-16/9. Đây là chuyến công du nước ngoài lần đầu tiên của nhà lãnh đạo Trung Quốc kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát hồi đầu năm 2020.
Các lệnh trừng phạt Nga đang thúc đẩy 'Con đường Tơ lụa mới' Để ứng phó với các lệnh trừng phạt, các quốc gia đang tích cực mở các tuyến đường vận tải mới và tạo ra sự kết nối kinh tế lớn hơn trên khắp khu vực Trung Đông và châu Á. Một góc cảng Baku của Azerbaijan. Ảnh: Seanews.com.tr Theo Responsible Statecraft, tạp chí trực tuyến của Viện Quincy, một tổ chức tư vấn...