Tổ chức chống rửa tiền FATF lại đưa Panama vào danh sách “đen”
Bộ Kinh tế và Tài chính Panama cho hay Tổ chức quốc tế về phòng chống rửa tiền lại đưa nước này vào danh sách “đen” của các nước thiếu sự kiểm soát chặt chẽ về việc chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.
Toàn cảnh khu Vịnh thuộc thành phố Panama City. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ trưởng Panama (SEF) Eyda Verela cho biết mặc dù công nhận những tiến bộ và những cam kết chính trị của Panama trong lĩnh vực trên. Tuy nhiên, Tổ chức quốc tế về phòng chống rửa tiền (FATF) vẫn đưa quốc gia Trung Mỹ vào danh sách trên và phải chịu sự giám sát của Cơ quan liên chính phủ này.
Hiện Panama đã thực thi 35/40 (87%) khuyến nghị của FATF, đặc biệt trong những năm gần đây nước này đã thông qua những bộ luật quan trọng như phạt tù tội trốn thuế và điều chỉnh các hoạt động phi tài chính như sòng bạc và công ty luật.
Bà Varela nhấn mạnh những nỗ lực của Panama là chưa “đủ”. Do vậy FATF đã yêu cầu Panama phải tăng cường các chiến dịch chống rửa tiền và tài trợ khủng bố, đặc biệt trong việc cải thiện trao đổi thông tin tài chính và “thể hiện năng lực điều tra và truy tố tội rửa tiền liên quan đến các đối tượng vi phạm thuế nước ngoài”.
Ngoài ra, FATF đã ra thời hạn cho Panama đến tháng 6/2020 và cũng khuyến cáo Panama nên xác định rõ những người chuyển tiền mà không có giấy phép và giám sát chặt chẽ hơn các hoạt động của các tổ chức tài chính nước ngoài nhằm đáp ứng theo đúng kế hoạch hành động đã được cộng đồng quốc tế nhất trí.
Panama đã được đưa vào danh sách “đen” của FATF lần đầu tiên vào năm 2014 vì nước này chỉ hoàn thành có 8% các khuyến nghị của tổ chức quốc tế này, nhưng đến năm 2016 quốc gia Trung Mỹ đã thoát khỏi “sự phân loại” này sau khi thực hiện một số cải cách./.
Theo bnews.vn
Video đang HOT
Hôm nay là Ngày không tiền mặt Việt Nam
16/6 hàng năm được chọn làm Ngày không tiền mặt, nhằm khuyến khích người dân sử dụng các phương thức thanh toán kỹ thuật số.
Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội Thương mại điện tử (VECOM) và Công ty cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas) chính thức chọn ngày 16/6 hàng năm là Ngày không tiền mặt.
Ngày không tiền mặt - 16/6 là ngày phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) được khuyến khích sử dụng khi mua sắm, giao dịch thanh toán và người tiêu dùng sẽ được hưởng chính sách ưu đãi từ các tổ chức tín dụng, trung gian thanh toán và các nhà bán lẻ, nhà cung cấp dịch vụ. Đây là thời điểm bắt đầu vào mùa du lịch, mua sắm giữa năm.
Trong ngày hôm nay, nhiều công ty fintech, các ngân hàng, và rất nhiều đơn vị khác tổ chức các chương trình ưu đãi nhắm đến khách hàng thanh toán bằng các phương tiện số.
Một loại thẻ thanh toán không chạm của ngân hàng tại Việt Nam - Ảnh: Hải Đăng
Ngày không tiền mặt và những sự kiện kèm theo nằm trong những hoạt động tiêu biểu, góp phần hiện thực hóa các mục tiêu của Chính phủ tại Đề án phát triển TTKDTM giai đoạn 2016-2020, Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công, Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế, góp phần thực hiện chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện và Nghị quyết 02 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021.
Phát biểu tại Hội thảo "Xã hội không tiền mặt: Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam" hồi đầu tuần này, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ ra 5 lợi ích quan trọng của việc triển khai xã hội không tiền mặt.
Đầu tiên, có sự tiện lợi và giảm chi phí cho người dân và cho doanh nghiệp. "Tôi đọc báo gần đây thấy cảnh phụ huynh xếp hàng đóng tiền học bán trú cho con, việc này vừa lãng phí thời gian và lãng phí công sức", Phó Thủ tướng nêu vấn đề.
Khi giảm lưu thông tiền mặt thì nhà nước giảm được nhiều thứ. Dễ thấy trước mắt là xe chuyên dụng chở tiền, hệ thống kho bãi, chi phí in tiền sẽ giảm xuống, gia tăng hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Tiếp đến, không tiền mặt sẽ có sự minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp, của nền kinh tế và của người dân. Đó là điều mong muốn hướng tới. Việc minh bạch cũng giúp phòng chống tham nhũng, kể cả tham nhũng lớn và tham nhũng nhỏ. Ngoài ra, còn góp phần phòng chống rửa tiền, chống nạn tội phạm kinh tế
Cùng với đó, xã hội không tiền mặt sẽ có sự phát triển các dịch giá trị gia tăng tại các ngân hàng. Các ngân hàng sẽ có động lực để phát triển nhiều dịch vụ hơn. Tỷ trọng doanh thu và tỷ trọng lợi nhuận của các ngân hàng có dịch vụ giá trị gia tăng cao cũng sẽ tăng lên. Việc này kích thích nhiều ngành nghề liên quan khác phát triển.
Và có sự phổ cập trong việc tiếp cận các dịch vụ công, ngay cả các vùng sâu vùng xa cũng có thể dùng mọi dịch vụ.
Được biết, trong 3 tháng đầu năm 2019, Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã xử lý trên 37 triệu giao dịch với giá trị gần 21 triệu tỷ đồng (tăng tương ứng khoảng 23% số giao dịch và 17% giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2018).
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt liên tục được tăng cường, mở rộng; đến cuối năm 2018, toàn quốc có 18.587 ATM trải rộng khắp cả nước, 243.123 máy POS, phần lớn được lắp đặt tại các điểm bán lẻ tại các trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi bán lẻ, cửa hiệu tạp hóa lớn, nhà hàng, khách sạn và đang mở rộng tới nhiều đơn vị cung ứng dịch vụ công như cơ sở y tế, bệnh viện, trường học, dịch vụ công ích v.v...
Thẻ ngân hàng tiếp tục phát triển, lượng thẻ phát hành, số lượng và giá trị giao dịch thẻ tiếp tục tăng qua từng năm. Thanh toán nội địa qua thẻ ngân hàng trong năm 2018 đạt khoảng 229,2 triệu lượt với tổng giá trị giao dịch khoảng 592 nghìn tỷ đồng.
Đến nay, đã có khoảng 76 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung cấp dịch vụ thanh toán qua Internet (Internet payment) và 41 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán di động (mobile payment). Trong năm 2018, thanh toán qua Internet có tốc độ tăng trưởng 33,6% về số món và 19,5% về số tiền so với năm 2017. Thanh toán qua điện thoại di động còn đặt mức tăng trưởng ấn tượng hơn, tăng 41,4% về số món và 169,5% về số tiền so với năm 2017.
Hải Đăng
Theo ictnews.vn
Mỹ tìm cách ngăn chặn dòng người di cư Theo Roi-tơ, ngày 28-3, Tổng thống Mỹ .Trăm lại đe dọa đóng cửa biên giới giữa nước này và Mê-hi-cô để ngăn chặn dòng người di cư bất hợp pháp vào Mỹ. Trong tuyên bố trên trang mạng Twitter, Tổng thống .Trăm cảnh báo: "Có thể đóng cửa biên giới phía nam! Mê-hi-cô đang chẳng làm gì để ngăn chặn dòng người di...