Tổ chức chặt chẽ, vì sao Kiểm toán nhà nước sờ đâu sai phạm đó?
“Chúng ta vui với kết quả kiểm toán đấy, nhưng ngược lại cũng thấy buồn. Tại sao chúng ta tổ chức bộ máy chặt chẽ như vậy, hệ thống chính trị, luật pháp như vậy mà kiểm toán sờ vào đâu, điều tra ở đâu là sai phạm ở đó? Điều này khiến chúng ta phải rất suy nghĩ”, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính Ngân sách Bùi Đặng Dũng cho hay.
Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính Ngân sách Bùi Đặng Dũng
Ngày 6/6, tại hội thảo “Kiểm toán nhà nước trong tiến trình phát triển đất nước”, GS.TS Đoàn Xuân Tiên, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước (KTNN) cho biết, trải qua 25 năm xây dựng và phát triển, KTNN đã từng bước hoàn thiện và phát triển cả về khuôn khổ pháp lý, tổ chức bộ máy, nội dung và chất lượng hoạt động.
Trong suốt tiến trình phát triển, KTNN giúp Quốc hội thực hiện giám sát và giúp Chính phủ quản lý điều hành chặt chẽ, hiệu quả các nguồn lực quốc gia; phòng ngừa, ngăn chặn tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, góp phần minh bạch, an toàn, bền vững nền tài chính quốc gia trong tiến trình đổi mới và hội nhập đất nước.
Về địa vị pháp lý, đến nay, KTNN là một thể chế được hiến định trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 tại điều 118 khẳng định: “KTNN là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công”.
Kể từ khi thành lập đến hết năm 2018, KTNN đã phát hiện và kiến nghị xử lý tài chính khoảng 414.145 tỷ đồng, kiến nghị sửa đổi, hủy bỏ hàng trăm văn bản sai quy định hoặc không còn phù hợp với thực tế, bịt các lỗ hổng về chính sách, đề xuất nhiều ý kiến có giá trị để hoàn thiện nhiều văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Video đang HOT
Mặc dù vậy, Phó tổng KTNN cũng chỉ ra những hạn chế, bất cập, như khuôn khổ pháp lý vẫn chưa thật sự hoàn thiện; quy mô kiểm toán dù đã được mở rộng song vẫn chưa tương xứng với yêu cầu kiểm tra, kiểm soát các đối tượng sử dụng tài chính, tài sản công; chất lượng và hiệu lực kiểm toán còn khoảng cách không nhỏ so với yêu cầu…
Hội thảo “Kiểm toán nhà nước trong tiến trình phát triển đất nước”
Tại cuộc hội thảo, ông Bùi Đặng Dũng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính Ngân sách Quốc hội đánh giá, KTNN có vai trò quan trọng trong kế hoạch giám sát của Quốc hội, đặc biệt là giám sát về tài chính, ngân sách nhà nước. KTNN đóng vai trò quan trọng, giúp Quốc hội giám sát tối cao, đảm bảo minh bạch trong quản trị quốc gia, góp phần đảm bảo tính dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân. “Khi ĐBQH nêu dẫn chứng về KTNN, không ai ý kiến gì, đều tâm phục khẩu phục cả”, ông Dũng nói.
Đặc biệt, khi kiểm toán BOT giao thông, nhiều bộ, ngành còn không ủng hộ, thậm chí có cả những ý kiến băn khoăn phản đối. Tuy nhiên, theo ông Dũng, lúc đó KTNN đã rất “dũng cảm, không ngại va chạm”. Kết quả cho thấy, kiểm toán 61 dự án BOT giao thông đã giảm thu phí 222 năm. “Đó là những dấu ấn tốt trong sự nghiệp hoạt động kiểm toán. Chỉ một ví dụ như vậy đã nói lên ý nghĩa quan trong của KTNN với công tác giám sát của Quốc hội”, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính ngân sách đánh giá.
“Nhưng ở khía cạnh khác chúng ta cũng thấy buồn. Chúng ta vui với kết quả kiểm toán đấy, nhưng ngược lại cũng thấy buồn. Tại sao chúng ta tổ chức bộ máy chặt chẽ như vậy, hệ thống chính trị, luật pháp như vậy mà kiểm toán sờ vào đâu, điều tra ở đâu là sai phạm ở đó? Điều này khiến chúng ta phải rất suy nghĩ”, ông Dũng cho hay.
Từ thực tế tham gia 3 khóa Quốc hội, làm ở lĩnh vực tài chính ngân sách từ lâu, ông Bùi Đặng Dũng khuyến nghị, trước tiên KTNN cần hoàn thiện hàng lang pháp lý, đặc biệt là Luật KTNN sửa đổi đang được Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp cuối năm này; khắc phục sự chồng chéo giữa hai cơ quan thanh tra và kiểm toán, lấy kế hoạch KTNN làm hướng để điều chỉnh kế hoạch thanh, kiểm tra; mở rộng quy mô kiểm toán, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào việc kiểm toán. “Những nơi nào sử dụng tài chính, ngân sách nhà nước đều phải được kiểm toán”, ông Dũng nhấn mạnh.
LUÂN DŨNG
Theo Laodong
Đoàn công tác Bộ Quốc phòng thăm và tặng Làng Hữu Nghị Việt Nam trang thiết bị y tế
Chiều 4-6, thừa ủy quyền của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Trung tướng Đỗ Căn, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam dẫn đầu đoàn công tác đã tới thăm và tặng Làng Hữu Nghị Việt Nam thiết bị y tế.
Đây là hoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm 72 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ Việt Nam (27-7-1947 / 27-7-2019).
Tại đây, sau khi nghe Đại tá Nguyễn Thắng Long, Giám đốc Làng Hữu Nghị Việt Nam báo cáo tình hình hoạt động của đơn vị trong thời gian qua, Trung tướng Đỗ Căn đánh giá cao kết quả, việc làm của cán bộ, nhân viên Làng Hữu Nghị Việt Nam trong việc khắc phục khó khăn, thực hiện tốt việc chăm sóc, điều trị cho các đối tượng chính sách và con cháu của họ. Đồng chí Đỗ Căn khẳng định, Quân ủy Trung ương, Bộ quốc phòng sẽ tiếp tục chung sức cùng các cơ quan chức năng quan tâm hơn nữa đến chế độ, chính sách cho người có công nói chung và những đối tượng là nạn nhân nhiễm chất độc da cam nói riêng; tích cực đóng góp để xây dựng Làng Hữu Nghị Việt Nam trở thành địa chỉ tin cậy của tình người, lòng nhân ái, của đạo lý uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa của dân tộc ta.
Trung tướng Đỗ Căn phát biểu tại buổi lễ.
Thừa ủy quyền của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Trung tướng Đỗ Căn trao thiết bị y tế tặng Làng Hữu nghị Việt Nam.
Trung tướng Đỗ Căn mong muốn, trong thời gian tới, cán bộ, nhân viên Làng Hữu nghị Việt Nam phát huy những kết quả đã đạt được, sử dụng tốt những trang bị đã được bàn giao để tiếp tục đón nhận, điều dưỡng, chữa trị bệnh tật, phục hồi chức năng cho các đối tượng chính sách bị nhiễm chất độc da cam; tổ chức nuôi dưỡng, giáo dục, dạy kỹ năng sống, dạy nghề cho các cháu khuyết tật do di chứng da cam để các cháu hòa nhập cộng đồng, tiếp tục cống hiến công sức của mình cho quê hương, đất nước và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc...
Nhân dịp này, đoàn công tác đã tặng Làng Hữu Nghị Việt Nam một số trang bị y tế hiện đại như: Máy siêu âm màu 4D, máy châm cứu, máy điện xung, máy chạy bộ... với tổng trị giá 1 tỷ đồng. Đây là hoạt động thể hiện sự tri ân, quan tâm của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, nhằm góp phần chăm sóc tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần đối với các thương, bệnh binh, cựu chiến binh và thanh niên xung phong bị phơi nhiễm chất độc da cam/ dioxin và các đối tượng (thế hệ thứ nhất, thứ 2, thứ 3) của các đối tượng chính sách bị phơi nhiễm.
Quang cảnh buổi lễ.
Làng Hữu nghị Việt Nam thuộc Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam được thành lập năm 1998, hiện nay đang chăm sóc sức khỏe thường xuyên cho gần 200 cựu chiến binh (CCB), cựu Thanh niên xung phong (TNXP) là nạn nhân chất độc da cam và trẻ em khuyết tật do di chứng chất độc da cam/dioxin.
Tin, ảnh: TUẤN SƠN
Theo QĐND Online
Sắp xếp đơn vị hành chính phải chặt chẽ, thận trọng Các địa phương đang triển khai Nghị quyết số 37-NQ/TƯ ngày 24-12-2018 của Bộ Chính trị "Về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã". Bên cạnh mục tiêu tổ chức hợp lý đơn vị hành chính gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả...