Tổ chức cấm vũ khí hóa học lên án việc sử dụng chất độc thần kinh tại Syria
Nghị quyết được thông qua sau khi nhận được sự ủng hộ của 29 trên tổng số 41 quốc gia thành viên trong Hội đồng chấp hành của OPCW.
Ngày 10/7, Hội đồng chấp hành của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết lên án và cáo buộc chính quyền Syria chịu trách nhiệm cho các vụ tấn công sử dụng vũ khí hóa học năm 2017.
Nghị quyết được thông qua sau khi nhận được sự ủng hộ của 29 trên tổng số 41 quốc gia thành viên trong Hội đồng chấp hành của OPCW, trong khi 3 quốc gia Nga, Trung Quốc, Iran phản đối và 9 quốc gia còn lại bỏ phiếu trắng.
Đây là lần đầu tiên Hội đồng chấp hành của OPCW đưa ra cáo buộc rõ ràng về trách nhiệm của chính quyền Syria đối với các vụ tấn công vũ khí hóa học. Trước đó, tháng 4/2020, nhóm điều tra của OPCW đã đưa ra báo cáo về việc lực lượng không quân Syria đã sử dụng khí độc thần kinh Sarin và Clo trong các vụ tấn công nhằm vào thị trấn Al-Lataminah thuộc tỉnh Hama vào tháng 3/2017.
Video đang HOT
Nghị quyết cũng đặt ra thời hạn 90 ngày cho chính quyền Syria để báo cáo rõ ràng về các cơ sở phát triển, sản xuất, lưu trữ và vận chuyển vũ khí hóa học được sử dụng trong các vụ tấn công tháng 3/2017. Nếu Syria không đáp ứng yêu cầu đúng thời hạn, Hội đồng chấp hành của OPCW sẽ tiến hành các biện pháp để hạn chế tư cách thành viên của Syria tại OPCW hoặc thúc đẩy đưa vấn đề trên ra Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Mỹ trừng phạt Syria chưa từng thấy, ông Assad bị vây ép
Mỹ vừa áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn nhất nhắm vào chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad, nhằm chặn đứng nguồn vốn tài trợ cho chính phủ này.
Đây là một động thái nhằm buộc chính quyền Assad quay trở lại các cuộc đàm phán hòa bình để chấm dứt chiến tranh dai dẳng hàng thập kỷ tại khu vực bất ổn vùng Trung Đông.
Các lệnh trừng phạt mới đối với Syria nhắm vào 39 công ty và cá nhân, bao gồm Tổng thống Assad, vợ ông cùng gia đình, những đối tượng mà Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo mô tả là "một trong những người trục lợi chiến tranh hàng đầu Syria".
Ông Pompeo cho biết ngoài vợ chồng Tổng thống Assad, những mục tiêu của lệnh trừng phạt, bao gồm chị gái và anh trai của Assad, một số tướng lĩnh hàng đầu trong quân đội và dân quân Iran, đều đóng vai trò chính trong việc cản trở một giải pháp chính trị hòa bình cho cuộc xung đột.
Một người phụ nữ đi ngang qua tấm áp phích có hình Tổng thống Syria Bashar al-Assad ở Damascus, Syria, hồi tháng 3. Ảnh: Reuters
Thông cáo báo chí của Bộ ngoại giao Mỹ về Đạo luật Caesar Syria phát hành hôm 17-6 nêu rõ "trong hơn 9 năm, chế độ ông Assad đã tiến hành một cuộc chiến đẫm máu với người dân và gây ra vô số tội ác, một số trong đó đã đến mức tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người, bao gồm giết chóc, tra tấn, bắt cóc và sử dụng vũ khí hóa học. Kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu, hơn nửa triệu người Syria đã chết và 11 triệu người (một nửa dân số trước thời chiến tranh ở Syria) phải di tản.
Bashar al-Assad và chế độ của ông ta đã lãng phí hàng chục triệu USD mỗi tháng để tài trợ cho cuộc chiến vô nghĩa của họ. Họ phá hủy nhà cửa, trường học, cửa hàng và các khu chợ công. Cuộc chiến tàn khốc của họ đã làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nhân đạo, ngăn cản sự trợ giúp đến với những người khốn khổ và mang lại tai ương cho người dân".
Trong một tuyên bố công bố các lệnh trừng phạt trong khuôn khổ Đạo luật bảo vệ công dân Syria Caesar (Tổng thống Donald Trump ký vào tháng 12-2019), ông Pompeo cho biết động thái mới là những bước khởi đầu trong một chiến dịch gây áp lực kinh tế và chính trị trường kỳ chống lại Tổng thống Assad. Ông Pompeo cho biết sẽ có các lệnh trừng phạt bổ sung được công bố trong những tuần tới.
Ngoại trưởng Mỹ nói: "Chúng tôi kỳ vọng sẽ có thêm nhiều biện pháp trừng phạt và chúng tôi sẽ không dừng lại cho đến khi ông Assad và chế độ của ông ta chấm dứt cuộc chiến tàn khốc và vô ích nhắm vào người dân Syria. Đồng thời, chính phủ Syria đồng ý tiến đến một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột".
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nêu đích danh đệ nhất phu nhân Asma al-Assad, mà ông cáo buộc là một trong những người hưởng lợi lớn nhất từ cuộc chiến tại Syria nhờ sự hỗ trợ của chồng và gia đình. Ảnh: Reuters
Trước đó, Syria đã hứng chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), theo đó đóng băng tài sản của nhà nước và hàng trăm công ty và cá nhân của nước này. Washington cấm doanh nghiệp Mỹ xuất khẩu và đầu tư vào Syria, cũng như các giao dịch liên quan đến các sản phẩm hóa dầu và hydrocarbon.
Thế nhưng, với các lệnh trừng phạt mới, Mỹ sẽ đóng băng tài sản của bất kỳ đối tác giao dịch nào của Syria (không phân biệt quốc tịch) và bao gồm thêm nhiều lĩnh vực. Lệnh trừng phạt cũng sẽ nhắm trực tiếp vào những ai giao dịch với các đối tác từ Nga và Iran, những bên ủng hộ và hỗ trợ chính quyền ông Assad.
Mỹ điều chuyển trang thiết bị quân sự từ Iraq sang Syria Chính quyền Syria đã nhiều lần tuyên bố sự hiện diện của quân đội Mỹ ở nước này là vi phạm chủ quyền quốc gia cũng như các quy định quốc tế. Hãng thông tấn SANA của Syria ngày 17/6 đưa tin, một đoàn xe gồm 45 xe tải chở trang thiết bị quân sự, 7 xe thiết giáp và 1 xe chở...