Tổ chức African Parks mua lại trang trại tê giác lớn nhất thế giới
Tổ chức phi chính phủ African Parks (Các công viên châu Phi) ngày 4/9 thông báo đã mua lại trang trại tê giác lớn nhất thế giới mang tên “ Platinum Rhino”.
Đây là trang trại nhân giống tê giác nuôi nhốt tư nhân lớn nhất thế giới.
Tê giác trắng tại tỉnh North-West, Nam Phi, ngày 5/4/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Trang trại Platinum Rhino rộng 7.800 ha ở tỉnh North West của Nam Phi, hiện là nơi sinh sống của 2.000 con tê giác trắng phương Nam – tương đương 15% số lượng tê giác trắng phương Nam hoang dã còn lại trên thế giới.
Trang trại này trước đó thuộc sở hữu của nhà bảo tồn John Hume (81 tuổi, người Nam Phi). Tuy nhiên, ông Hume đã buộc phải đấu giá tài sản này vào đầu năm nay sau 30 năm dày công chăm sóc, do “cạn kiệt tài chính”. Ông Hume cho biết ông đã chi khoảng 150 triệu USD cho dự án từ thiện khổng lồ này nhằm cứu loài động vật có vú trên cạn lớn thứ hai thế giới, trong đó vấn đề an ninh và giám sát chiếm phần lớn kinh phí dành cho trang trại.
Tổ chức African Parks đã nhận được sự hỗ trợ từ Chính phủ Nam Phi để tiếp quản trang trại Platinum Rhino. Giám đốc điều hành African Parks – ông Peter Fearnhead khẳng định tổ chức phi chính phủ này “không có ý định trở thành chủ sở hữu của hoạt động nhân giống tê giác nuôi nhốt”. Tuy nhiên, ông giải thích rõ rằng: “Chúng tôi nhận thức đầy đủ yêu cầu đạo đức của việc phải tìm ra giải pháp cho những động vật này, để chúng một lần nữa có thể đóng vai trò không thể thiếu trong các hệ sinh thái toàn diện. Đây cũng là một trong những cơ hội bảo tồn mang tính chiến lược toàn cầu và thú vị nhất”.
Video đang HOT
Tê giác trắng tại tỉnh North-West, Nam Phi, ngày 5/4/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
African Parks hiện quản lý 22 khu bảo tồn trên khắp châu Phi. Tổ chức này cho biết sẽ dần loại bỏ chương trình nhân giống và đưa 2.000 con tê giác trắng phương Nam về tự nhiên trong 10 năm tới.
Là nơi sinh sống của gần 80% số tê giác trên thế giới, Nam Phi đã trở thành điểm nóng về săn trộm loài động vật này, do những nhu cầu lớn từ châu Á – nơi sừng tê giác được cho là có tác dụng chữa bệnh.
Tê giác bị săn bắt đến mức gần như tuyệt chủng vào cuối thế kỷ 19, nhưng dần dần hồi phục nhờ nỗ lực bảo vệ và nhân giống trong nhiều thập kỷ. Chính phủ Nam Phi cho biết có tới 451 con tê giác đã bị sát hại tại nước này trong năm 2021. Trong năm 2022, con số này là 448 con – giảm đi nhưng không đáng kể, nhờ biện pháp an ninh được tăng cường tại các công viên quốc gia.
Azerbaijan chặn huyết mạch nối Nagorno-Karabakh với Armenia
Baku tuyên bố đình chỉ giao thông trên hành lang Lachin, huyết mạch nối vùng Nagorno-Karabakh với Armenia.
Một trạm kiểm soát do Baku thiết lập ở lối vào Hành lang Lachin, tuyến đường duy nhất nối Nagorno-Karabakh và Armenia, hiện đã bị Azerbaijan chặn lại vào ngày 11/7/2023. Ảnh: AFP
Áp lực đang gia tăng trở lại ở vùng đất tranh chấp Nagorno-Karabakh. Ngày 11/7, Azerbaijan tuyên bố đình chỉ giao thông đường bộ trên Hành lang Lachin, con đường duy nhất nối Armenia với vùng lãnh thổ ly khai Nagorno-Karabakh, vốn tâm điểm của cuộc xung đột kéo dài 30 năm giữa Baku và Yerevan.
Azerbaijan cho biết họ áp dụng biện pháp này vì "nhiều nỗ lực buôn lậu" qua mặt trạm kiểm soát của các phương tiện thuộc chi nhánh tại Armenia của Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế (ICRC). Cụ thể, lực lượng biên phòng Azerbaijan tuyên bố đã thu giữ, từ ngày 1 đến 5/7, khoảng 10 chiếc điện thoại di động và hàng trăm gói thuốc lá khi khám xét những chiếc xe này. Họ đồng thời cáo buộc tổ chức phi chính phủ thuộc ICRC đã không thực hiện các bước để ngăn chặn những "hành động phi pháp" này.
Baku cho biết cửa khẩu biên giới sẽ phải đóng cửa cho đến khi "các cuộc điều tra cần thiết" được hoàn thành. Một cuộc điều tra hình sự đã được tiến hành.
ICRC ngay lập tức phủ nhận cáo buộc trên, tuyên bố "không tìm thấy hàng hóa trái phép" trong chiếc xe thuộc sở hữu của họ. Tuy nhiên, tổ chức có trụ sở tại Geneva nói thêm rằng họ "rất tiếc rằng bốn tài xế được thuê đã không hề hay biết họ vận chuyển một số hàng hóa thương mại bằng phương tiện đang tạm thời hiển thị biểu tượng ICRC".
"Những cá nhân này không phải là nhân viên của ICRC và hợp đồng dịch vụ của họ đã bị ICRC chấm dứt ngay lập tức", ICRC khẳng định.
Kể từ tháng 12/2022, căng thẳng đã gia tăng xung quanh tuyến đường trên Hành lang Lachin. Yerevan cáo buộc đối thủ lịch sử của họ cản trở nguồn cung cấp cho khu vực ly khai và cố tình tạo ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo bằng cách chặn hành lang, gây ra tình trạng thiếu lương thực và thuốc men.
Về phần mình, chính quyền Azerbaijan phủ nhận mọi trách nhiệm. Tuy nhiên, vào tháng 4 năm nay, Baku thông báo rằng vì lý do "an ninh", họ đã thiết lập một trạm kiểm soát nhằm vào những người Armenia tiếp cận Hành lang Lachin.
Vào tháng 6, chi nhánh Armenia của Hội Chữ thập đỏ quốc tế đã gióng lên hồi chuông cảnh báo và thông báo rằng việc cung cấp y tế cho các bệnh viện ở Nagorno-Karabakh và vận chuyển bệnh nhân bị bệnh nặng đã bị đình chỉ qua hành lang. Thủ tướng Armenia, Nikol Pashinyan, cáo buộc Baku tìm cách thực hiện "thanh trừng sắc tộc" trong khu vực.
Bản đồ vùng Nagorno-Karabakh nằm giữa Armenia và Azerbaijan. Nguồn: Al Jazeera
Nagorno-Karabakh được quốc tế công nhận là một phần của Azerbaijan. Tuy nhiên, khu vực này có phần lớn dân số là người Armenia và đòi độc lập khỏi Azerbaijan vào thập niên 1990. Kể từ đó, Nagorno-Karabakh là khu vực tự quản và nhận được sự hỗ trợ từ Armenia.
Mùa thu năm 2020, Azerbaijan và Armenia đã rơi vào một cuộc chiến kéo dài 44 ngày về khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh, kết thúc bằng một lệnh ngừng bắn do Nga làm trung gian. Theo đó, lực lượng gìn giữ hòa bình Nga đã được triển khai tới Nagorno-Karabakh, Armenia nhượng lại những vùng lãnh thổ mà họ đã kiểm soát trong nhiều thập kỷ. Theo thỏa thuận, Hành lang Lachin rộng 5 km sẽ do lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga quản lý để đảm bảo việc đi lại tự do giữa Armenia và Karabakh. Tuy nhiên, các cuộc đụng độ vẫn thường xuyên xảy ra tại biên giới chung của hai nước.
Trước đó, hai quốc gia vùng Nam Kavkaz đã tiến hành 2 cuộc chiến tranh vào những năm 1990 và 2020, cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người, nhằm giành quyền kiểm soát vùng đất Karabakh.
Tình trạng đối đầu hiện tại bắt đầu từ năm 1988, khi người Armenia ở Karabakh yêu cầu chuyển Karabakh từ Azerbaijan thuộc Liên Xô sang Armenia thuộc Liên Xô. Xung đột leo thang thành một cuộc chiến toàn diện vào đầu những năm 1990, sau đó chuyển thành một cuộc xung đột cường độ thấp. Xung đột lại leo thang thành một cuộc chiến toàn diện vào năm 2020. Năm ngoái, một đợt xung đột nghiêm trọng cũng xảy ra giữa Armenia và Azerbaijan khiến gần 100 binh sĩ hai phía thiệt mạng.
LHQ chuẩn bị thông qua hiệp ước bảo vệ các vùng biển quốc tế Trong ngày 19/6, Liên hợp quốc (LHQ) dự kiến thông qua hiệp ước quốc tế đầu tiên trên thế giới bảo vệ các vùng biển quốc tế. Đây là hiệp ước về môi trường mang tính lịch sử với mục đích bảo vệ các hệ sinh thái quan trọng đối với nhân loại. Trong ngày 19/6, Liên hợp quốc dự kiến thông qua...