Tố cán bộ nhận 10 triệu đồng/tháng “bảo kê” đất tặc trên Facebook
Sau khi người dân tố cáo cán bộ nhận tiền “bảo kê” doanh nghiệp khai thác đất trái phép trên facebook cá nhân. Chủ tịch UBND huyện Tây Sơn (Bình Định) đã yêu cầu điều tra, xác minh vụ việc để xử lý.
Ngày 21.11, UBND huyện Tây Sơn (Bình Định) đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Quang Hiếu (trú thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn) liên quan đến việc ông Hiếu đưa thông tin tố cáo ông Ng. Q. D. – Phó Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tây Sơn “bảo kê” doanh nghiệp khai thác đất trái phép lên trang facebook cá nhân của mình.
Ông Hiếu cho biết: “Bức xúc trước tình trạng khai thác đất trái phép tại thôn Phú An (xã Tây Xuân), tôi đã tìm hiểu và được biết ông Ng. Q. D. nhận tiền “bảo kê” cho việc này. Sau khi có thông tin, tôi đăng lên facebook để công khai tố cáo vụ việc”.
Ảnh minh họa
Theo ông Hiếu, ngày 19.11 ông đã đưa lên trang facebook đoạn ghi âm giữa ông và ông Tr. V. D. (chủ doanh nghiệp chuyên sản xuất gạch ngói, trụ sở huyện Tây Sơn) nói về việc “chung chi” để được khai thác đất trái phép. Tại cuộc nói chuyện này, ông Tr. V. D. cho biết thường hơn một tháng ông phải “chung chi” cho ông Chín Dũng (tên thường gọi của ông Ng. Q. D. – Phó phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tây Sơn) 10 triệu đồng(?!)
Chúng tôi liên lạc với ông Ng. Q. D. đăng ký lịch làm việc để làm rõ vấn đề trên, nhưng ông D. từ chối gặp và hứa sẽ cung cấp thông tin sau.
“Tôi đang đi học ở TP Quy Nhơn cuối tháng 12 mới về. Về việc này, tôi phải báo cáo tổ chức”, ông D. nêu lý lo.
Trao đổi với phóng viên, ông Tr. V. D cho rằng, không có chuyện chung chi hằng tháng 10 triệu đồng để khai thác đất trái phép.
“Đoạn điện thoại ông Hiếu lắp ghép thế nào thì tôi không biết, ông Hiếu tự chịu trách nhiệm”, vị chủ doanh nghiệp cho hay.
Video đang HOT
Trong khi đó, ông Hiếu khẳng định việc ông Tr. V. D. nói với mình hằng tháng “chung chi” cho ông Ng. Q. D. – Phó phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tây Sơn 10 triệu đồng để khai thác đất trái phép là sự thật.
“Đoạn ghi âm thông tin chung chi tôi đã đăng trên mạng, tôi chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật”, ông Hiếu khẳng định.
Trước vụ việc trên, ông Đỗ Văn Sỹ – Chủ tịch UBND huyện Tây Sơn cho biết, huyện đã chỉ đạo các phòng chức năng tiến hành kiểm tra, xác minh làm rõ và có biện pháp xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Dân Việt sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.
Theo Danviet
Không ghi âm hoặc ghi hình thì không được hỏi cung, lấy lời khai
Đó là một trong những nội dung quan trọng được đề xuất trong dự thảo Thông tư liên tịch của các Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao mới đây.
Không được lấy lời khai, hỏi cung khi không ghi âm hoặc ghi hình
4 cơ quan là Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao vừa dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn về trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh; sử dụng, bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.
Theo đó, Thông tư liên tịch này gồm 3 chương với 12 điều, áp dụng đối với cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh, sử dụng, bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can, lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân.
Những quy định của Thông tư liên tịch này được áp dụng trong các trường hợp lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, đương sự; đối chất; tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm; diễn biến phiên tòa trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.
Dự thảo đề xuất cán bộ hỏi cung, lấy lời khai không được thực hiện với người đại diện theo pháp luật của pháp nhân khi chưa ghi âm hoặc ghi hình.
Đáng chú ý, theo nội dung tại điểm c, khoản 2, điều 5 trong chương II của dự thảo quy định trình tự, thủ tục thực hiện có nêu rõ: "Trường hợp không bố trí được thiết bị ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh thì không được tiến hành hỏi cung, lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân".
Cụ thể, căn cứ phương tiện, thiết bị kỹ thuật được trang cấp, lắp đặt, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Cấp trưởng, Cấp phó của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định hình thức ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can hoặc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân.
Tại cơ sở giam giữ, trụ sở Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, thực hiện ghi âm, ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can hoặc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo trình tự:
1. Cán bộ hỏi cung đăng ký với cán bộ chuyên môn trực tiếp quản lý hệ thống kỹ thuật ghi âm, ghi hình tại nơi giam giữ.
2. Lực lượng có liên quan bố trí phòng làm việc, hướng dẫn về quy trình, thao tác kỹ thuật thực hiện việc ghi âm, ghi hình có âm thanh.
3. Cán bộ hỏi cung làm thủ tục trích xuất đối với bị can bị tạm giam (không được đưa bị can tại ngoại vào hỏi cung ở cơ sở giam giữ, trừ trường hợp đối chất với bị can đang bị tạm giam).
4. Cán bộ hỏi cung hoặc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân đến phòng làm việc, thông báo cho bị can, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân biết về việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh (đối với lần làm việc đầu tiên), việc thông báo phải ghi vào biên bản sau đó tiến hành làm việc.
5. Việc ghi âm, ghi hình bắt đầu khi cán bộ hỏi cung hoặc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân nhấn nút bắt đầu (cán bộ hỏi cung bị can hoặc lấy lời khai phải đọc thời gian bắt đầu và ghi rõ trong biên bản).
Trong quá trình hỏi cung hoặc lấy lời khai có thể tạm dừng ghi âm, ghi hình có âm thanh bằng cách nhấn nút tạm dừng. Trước khi tạm dừng cán bộ hỏi cung, lấy lời khai phải đọc rõ thời gian tạm dừng, lý do tạm dừng, khi tiếp tục làm việc cũng phải đọc rõ thời gian tiếp tục, quá trình này được ghi rõ trong biên bản.
6. Kết thúc buổi làm việc, cán bộ hỏi cung, lấy lời khai thông báo cho bị can, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân biết buổi hỏi cung hoặc lấy lời khai kết thúc và nhấn nút kết thúc, thời gian kết thúc ghi rõ trong biên bản.
Dừng ngay hỏi cung khi có sự cố kỹ thuật
Theo nội dung trong dự thảo, trường hợp đang hỏi cung, lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân mà thiết bị ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh xảy ra sự cố kỹ thuật không thể thực hiện việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh thì phải dừng ngay buổi hỏi cung, lấy lời khai.
Lúc này cán bộ hỏi cung, lấy lời khai thông báo cho bị can, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân biết, nếu họ đồng ý tiếp tục làm việc thì vẫn tiến hành hỏi cung, lấy lời khai. Nếu bị can không đồng ý tiếp tục làm việc thì dừng buổi hỏi cung, lấy lời khai. Việc này ghi rõ trong biên bản, có xác nhận của cán bộ chuyên môn
Dự thảo cũng quy định rõ, trong trường hợp máy ghi âm hoặc ghi hình bị sự cố kỹ thuật khi đang hỏi cung thì cán bộ đang thực hiện nhiệm vụ phải dừng ngay việc hỏi cung hay lấy lời khai lại.
Trường hợp không sắp xếp được thiết bị ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh thì cán bộ hỏi cung, lấy lời khai thông báo cho bị can, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân biết, nếu họ đồng ý thì tiến hành làm việc, trường hợp họ không đồng ý thì không được hỏi cung, lấy lời khai.
Về trình tự bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can hoặc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, dự thảo quy định hệ thống máy chủ đặt tại cơ sở giam giữ, trụ sở Cơ quan điều tra do Cơ quan điều tra cùng cấp cử cán bộ chuyên môn quản lý, bảo quản.
Hệ thống máy chủ đặt tại trụ sở Viện kiểm sát, Tòa án cấp nào do cán bộ của Viện kiểm sát, Tòa án cấp đó quản lý, bảo quản. Hệ thống máy chủ đặt tại trụ sở cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thì do các cơ quan này quản lý, bảo quản. Đối với các thiết bị ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh di động thì đơn vị nào thụ lý điều tra vụ án có trách nhiệm quản lý, sử dụng.
Theo Danviet
Bắt các đối tượng thu tiền bảo kê của chủ máy gặt lúa Mỗi một máy gặt lúa muốn xuống ruộng phải nộp cho các đối tượng từ 2-3 triệu đồng. Nếu các chủ máy gặt không đóng tiền bảo kê thì sẽ bị chúng đánh và đập phá máy. Mỗi một gặt lúa muốn xuống đồng gặt thì phải nộp 2 - 3 triệu đồng tiền bảo kê, sự việc khiến người nông dân hết...