Tớ bị phân biệt vì… học dốt
Tâm sự của một nam sinh học kém khiến chúng ta phải suy nghĩ!
Năm nay tớ lên lớp 11. Trường và lớp của tớ không phải trường chuyên, lớp chọn nhưng có phong trào học tập rất tốt. Tớ chẳng hiểu vì các bạn lớp tớ quá giỏi hay tại tớ quá dốt mà luôn bị đứng trong top 5 đội sổ của lớp. Ngày học cấp II, tớ học cũng không đến nỗi nào, thậm chí năm lớp 8, tớ còn được tặng giấy khen vì là học sinh tiên tiến. Thế nhưng, khi vào học cấp III, tớ có cảm giác mình bị lép vế hoàn toàn so với bạn bè về chuyện học hành.
Những tiết học, tớ ngồi nghe cô giáo giảng mà như vịt nghe sấm, có lẽ vì thầy cô giảng quá nhanh mà đầu óc tớ lại “chậm tiếp thu” nên tớ dù tớ có cố gắng thế nào cũng chẳng thể hiểu được bài. Ngồi trong lớp, lúc nào tớ cũng bị mất tập trung, đầu óc lúc nào cũng suy nghĩ vẩn vơ về những chuyện trên trời dưới đất. Có những khi bị cô giáo gọi phát biểu ý kiến, tớ chỉ biết đứng lên gãi đầu gãi tai, mặt đỏ bừng vì xấu hổ. Những tiết kiểm tra hay kì thi thì đúng là nỗi ám ảnh của tớ. Tớ chỉ biết ngồi gặm bút, ngó nghiêng xung quanh chờ “cứu viện” từ những đứa bạn ngồi cùng bàn…
Ảnh minh họa
Các bạn trong lớp thì khác, hầu như các bạn đều học rất tốt, kết quả thi bao giờ cũng cao chót vót, nhiều bạn còn ở trong đội tuyển học sinh giỏi của trường đi thi các cấp…, còn lại một vài bạn cũng nằm trong top cuối của lớp về kết quả học, nhưng chẳng có ai ở “hạng bét” như tớ. Cuối năm lớp 10, tớ bắt đầu nhận ra rằng lớp mình có sự phân biệt rõ ràng giữa các học sinh giỏi và học sinh dốt, tụi học giỏi bao giờ cũng được bạn bè trong lớp yêu quý, tin tưởng, ngưỡng mộ… Khi cô giáo cho một số bạn trong lớp được chọn vị trí ngồi, thì chẳng ai muốn ngồi cạnh tớ, chỉ muốn được chuyển đến ngồi cạnh những bạn học giỏi. Có phải vì các bạn ấy sợ ngồi cạnh tớ lại “bị” tớ nhìn bài mỗi giờ kiểm tra?
Nếu là công việc chung của lớp hoặc có một hoạt động nào đó mà lớp tham gia, chắc chắn cả lớp sẽ ủng hộ ý kiến của các bạn học giỏi còn ý kiến của một tên “học dốt” như tớ thường bị “lơ” đi một cách phũ phàng, cho dù tớ thấy ý kiến của mình cũng “rất đáng được lắng nghe”. Những bạn học giỏi được bầu vào vị trí cốt cán trong lớp như lớp trưởng, bí thư thì tớ chẳng có ý kiến gì nhưng đến khi chọn vị trí đội tưởng đội bóng đá nam của lớp, cũng chẳng ai thèm ngó ngàng đến tớ?! Tớ ấm ức lắm.
Video đang HOT
Đỉnh điểm của nỗi thất vọng và ức chế trong tớ có lẽ là đợt họp bàn kế hoạch tổ chức kỷ niệm ngày 20/11 của lớp. Tớ cũng hăng hái tham gia đóng góp ý kiến với mọi người lắm, vì đây là dịp ý nghĩa nhất để tớ có thể bày tỏ tình cảm với thầy cô mà mình yêu quý. Vì muốn tạo cho thầy cô bất ngờ, nên chúng tớ quyết định sẽ đến nhà các thầy cô thân thiết để tặng hoa và quà, cả lớp sẽ có đại diện để đi tặng hoa cho từng thầy cô thay vì cồng kéo cả lớp hơn 40 đứa cùng đi. Tớ xung phong được đi chúc mừng thầy cô, cả lớp cũng chấp nhận nhưng có vẻ không được hài lòng cho lắm. Đến cuối giờ, khi tớ đi lấy xe ngang qua đám bạn, tớ đã vô tình những lời bàn tán của tụi bạn “học giỏi” trong lớp: “Học ngu như nó mà cũng đòi đi tặng quà thầy cô, đúng là không biết mình ai!”…Tớ choáng váng, đầu nóng ran lên, lúc ấy, thiếu chút nữa, tớ đã lao ra để “tặng” cho đứa bạn cùng lớp kiêu ngạo một quả đấm!
Ngoài việc học kém ra thì tớ luôn được thầy cô công nhận một học sinh nhiệt tình, ngoan ngoãn, không hề nghịch ngợm, quậy phá…Lẽ nào chỉ vì học dốt mà tớ bị phân biệt đối xử như thế? Giá như, các bạn cùng lớp nhìn tớ cởi mở hơn, chắc chắn tớ sẽ có thêm động lực để cố gắng phấn đấu trong học tập. Giá như…
Theo Tiin
Gia sư được mùa
Khác với TPHCM - nơi mà việc dạy thêm, học thêm khá thoải mái thì tại Hà Nội, giáo viên bị cấm dạy thêm rất gắt, đặc biệt ở bậc tiểu học khiến các trung tâm gia sư được mùa
Chị Nguyễn Thị Hiền, một phụ huynh có con học tại Trường Tiểu học Yên Hòa, quận Cầu Giấy - Hà Nội, cho hay 2 tuần nay, chị vất vả nhờ các trung tâm gia sư tìm một sinh viên giỏi kèm cặp cho cậu con trai đang học lớp 4 của mình.
"Lớp học tới 60 học sinh, cô giáo không thể nào kèm cặp được tất cả nên nhiều kiến thức cháu còn lơ mơ, nếu không học thêm để củng cố thì khó theo kịp bạn bè. Trước đây, có lớp học thêm còn đỡ, giờ thì các cô không được dạy thêm, tối về phải kèm con học rất mệt nên tôi quyết định tìm gia sư để đỡ đần" - chị Hiền cho biết lý do đi tìm gia sư của mình.
Trường chuyên, lớp chọn không bằng học thêm!
Anh Phạm Hồng, sống tại quận Đống Đa - Hà Nội, cho biết dù cậu con trai mới học lớp 3, anh cũng phải tìm một gia sư kèm cặp. Đặc biệt, gia sư anh tìm không phải là sinh viên mà là một cô giáo tiểu học. "Bây giờ, bố mẹ nào cũng muốn cho con vào trường chuyên lớp chọn, trong khi chương trình cơ bản thì tương đối vừa phải. Nếu không học thêm để nâng cao thì các cháu không thể thi vào được những trường tốt, thậm chí chỉ là lớp tốt trong các trường bình thường cũng rất khó" - anh Hồng nhận xét.
Hình ảnh một gia sư - một học trò thường thấy ở các gia đình trẻ tại Hà Nội. Ảnh: HOÀNG LAN ANH
Một phụ huynh có con học tại Trường Tiểu học Đền Lừ, quận Hoàng Mai - Hà Nội tâm sự nhu cầu học thêm của các học sinh là có thật. Đúng là có giáo viên trù dập, gây sức ép cho học sinh không đi học thêm nhưng việc Bộ GD-ĐT cấm các thầy cô dạy thêm không phải là giải pháp hoàn hảo để chống lại những tiêu cực trong giáo dục.
Thực tế, ngành giáo dục nên tìm những giải pháp kỹ thuật để hạn chế tiêu cực thay vì không quản được thì cấm. "Với cách dạy và học cũng như thi cử như hiện nay, không đi học thêm thầy cô thì học sinh cũng phải học thêm từ gia sư, mà thuê gia sư còn tốn kém hơn đi học thêm giáo viên nhiều" - phụ huynh này cho hay. Anh Phạm Hồng cũng có chung quan điểm này: "Kinh nghiệm từ chính cô con gái lớn của tôi cho thấy trường chuyên không bằng lớp chọn, lớp chọn không bằng học thêm".
Báo động chất lượng
Nhờ lệnh cấm dạy thêm của Bộ GD-ĐT mà các trung tâm gia sư tại Hà Nội được mùa làm ăn, các sinh viên cũng có thêm khoản thu nhập đáng kể trong thời buổi kinh tế khó khăn. Chị Thu Hiền, quản lý một trung tâm gia sư đặt tại phố Chùa Láng, quận Đống Đa, cho hay thời gian gần đây, trung tâm nhận được khá nhiều đơn đặt hàng tìm gia sư, không chỉ cho học sinh cấp 3, cấp 2 mà còn cho cả học sinh lớp 2, lớp 3. "Nhu cầu khá nhiều nên sinh viên không phải đợi học sinh như trước đây, chỉ cần chờ một vài ngày là có thể kiếm ngay được một chỗ dạy vừa ý" - chị Hiền cho biết.
Tuy nhiên, khi cầu vượt cung thì chất lượng gia sư thật sự là vấn đề đáng phải quan tâm. Qua tìm hiểu của phóng viên Báo Người Lao Động, các trung tâm gia sư tuyển người dạy thêm ồ ạt, thiếu chọn lọc, chỉ cần sinh viên có nhu cầu là được, chủ yếu để họ lấy phí giới thiệu việc làm bằng 50% tháng lương đầu tiên (khoảng 600.000 đồng).
"Khi tôi tìm đến một trung tâm gia sư đóng gần Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, người của trung tâm chỉ hỏi qua loa học trường gì, năm thứ mấy, muốn dạy môn gì, dạy được lớp mấy, rồi ghi hồ sơ và tìm lớp. Ngoài ra, trung tâm cũng dặn các gia sư khi nhận lớp không được nói mình học ngành báo chí mà phải nói là sư phạm. Các bạn ở cùng phòng tôi cũng nộp hồ sơ như thế và có lớp rất nhanh" - một sinh viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền kể lại.
Hệ quả của việc tuyển gia sư ồ ạt này là chất lượng dạy học rất tệ. Em Bảo Trâm, học sinh lớp 9C Trường THCS Phan Chu Chinh, có rất nhiều "giáo viên" tại nhà với lịch học kín mít như toán, lý, hóa, nhạc, võ, tiếng Pháp, tiếng Đức... Tuy nhiên, học tại nhà khiến cô học trò này thấy không thoải mái lắm vì có những gia sư diễn đạt theo kiểu dạy... đại học, dạy nhiều kiến thức khác chương trình ở trường.
"Có chị gia sư còn không thể làm được bài toán trong sách giáo khoa của em. Mẹ đã tìm cho em mấy gia sư rồi mà không thấy có thay đổi gì lắm" - Bảo Trâm cho biết. Bé Minh Châu, học sinh lớp 3 Trường Tiểu học Nhật Tân, quận Tây Hồ - Hà Nội, tâm sự: "Cô gia sư thường xuyên viết bài hộ. Cô thường làm 2 bài văn rồi bảo con với bạn My mỗi người chép một bài cho nhanh. Có buổi học, cả 3 cô cháu chỉ ngồi ăn uống rồi cô cho nghỉ sớm".
Không yên tâm với gia sư sinh viên cũng là lý do khiến anh Phạm Hồng phải nhờ một cô giáo tiểu học đến dạy cho con mình. Trong khi mức giá của sinh viên làm gia sư chỉ 100.000 đồng/buổi thì thù lao cho gia sư là giáo viên lên đến 180.000 đồng/buổi nhưng anh vẫn chấp nhận.
Theo người lao động
Sắp xếp lại lớp học trong vụ ưu tiên con, cháu GV vào lớp chọn Sáng ngày 29/10, bà Nguyễn Thị Liên, Hiệu trưởng Trường THPT số 1 Quảng Trạch cho biết đã gửi báo cáo về việc khắc phục sai phạm trong vụ tuyển chọn học sinh vào các lớp chọn của trường lên Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Bình. Theo đó, lãnh đạo Trường THPT số 1 Quảng Trạch đã thừa nhận việc ưu tiên con, cháu...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tôi có 20 tỷ đồng nên muốn về hưu non, nhưng vợ bắt làm việc đến 60 tuổi

Chăm chỉ làm việc phục vụ vợ con nhưng vẫn bị chê hôi mùi dầu máy, cho tới ngày tôi bắt gặp vợ ôm ấp gã công nhân, tôi mới hiểu nguyên nhân vì đâu

Nghe tin mẹ vợ cần đi cấp cứu, tôi hớt hải về nhà thì thấy bà đang ngồi ăn cơm, nhìn mâm cơm mà tôi ngây người

Phát hiện anh rể nuôi "bé ba" qua bức ảnh cô sinh viên của mình sống ảo bên chiếc bọc vô-lăng màu hồng

7 năm sau ly hôn, cả tôi và chồng cũ đều không thể yêu thêm ai, nhưng liệu chúng tôi có nên liều lĩnh mà quay lại với nhau hay không?

Chồng qua đời, để lại bản di chúc trái với lời hứa khiến các con tranh cãi gay gắt, nửa đêm tôi nhìn ảnh thờ mà rơm rớm nước mắt

Vô tình theo chân chị đồng nghiệp tan làm sớm, tôi bắt gặp chiếc xe sang của bố chồng đỗ ở bãi xe công ty mình

Xem phim "Sex Education", tôi bàng hoàng khi hiểu ý câu nói gắt gỏng của mẹ chồng

Ghét chú chó tôi đang nuôi, mẹ chồng lập tức lén gọi người đến bán khi biết tin con dâu mang bầu

Sau 5 năm lấy vợ, anh tôi sút cả chục cân, nguyên nhân đến từ nỗi sợ hãi của chị dâu

Sinh con mới được 4 tháng, vợ đã nhẫn tâm bỏ về nhà mẹ đẻ, mặc kệ con khóc đói để buộc chồng phải xuống nước xin lỗi

Đau đầu vì con ngỗ nghịch, chỉ 5 phút xem phim "Sex Education", tôi đúc rút bài học tâm đắc: Tương lai trẻ sẽ bị phá hỏng vì điều này
Có thể bạn quan tâm

Jennie (BLACKPINK) hé lộ chuyện xa nhà từ năm 10 tuổi, đúng chuẩn "con nhà giàu vượt sướng"
Sao châu á
1 giờ trước
Hy hữu ở TP.HCM: Đi chợ mất xe máy nhiều tháng bỗng nhiên tìm lại được
Netizen
1 giờ trước
Lừa vay tiền đáo hạn ngân hàng, chiếm đoạt 3,7 tỷ đồng để trả nợ
Pháp luật
1 giờ trước
Tân Giáo hoàng Leo XIV cử hành thánh lễ đầu tiên
Thế giới
1 giờ trước
Nhạc sĩ Giao Tiên tiết lộ bí mật trong 'Cô Thắm về làng'
Tv show
2 giờ trước
Hòa Minzy sau cơn sốt 'Bắc Bling'
Nhạc việt
2 giờ trước
Á hậu Quỳnh Châu thay đổi ra sao sau 10 năm vào showbiz?
Sao việt
2 giờ trước
Đột phá mới trong nghiên cứu vắc xin ngừa các chủng cúm nguy hiểm
Sức khỏe
2 giờ trước
Vì sao 3 người đẹp phim giờ vàng gây tranh cãi trong 'Cha tôi người ở lại'?
Hậu trường phim
2 giờ trước
Kpop hồi sinh tại thị trường tỉ dân sau 9 năm 'cấm cửa'?
Nhạc quốc tế
2 giờ trước