“TNGT là 1 trong 4 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em”
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ 4 phút trôi qua có 1 trẻ em mất đi mạng sống trên những con đường trên toàn thế giới, hàng trăm trẻ em khác phải mang thương tật vì tai nạn giao thông( TNGT). TNGT là 1 trong 4 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em.
Thông tin trên được đưa ra sáng nay (27/4), tại cuộc họp báo Công bố Kế hoạch về việc tổ chức tuần lễ an toàn giao thông (ATGT) đường bộ lần thứ 3 do Đại hội đồng Liên Hợp quốc kêu gọi với chủ đề “Trẻ em và an toàn giao thông” do Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia phối hợp với Quỹ Phòng chống thương vong châu Á (AIP) và WHO.
Mỗi năm có hơn 186.300 trẻ em tử vong do TNGT đường bộ trên toàn thế giới (tương ứng hơn 500 trẻ em mỗi ngày) và ở Việt nam con số đó là gần 2000. Tại Việt Nam, số liệu của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, trên cả nước xảy ra 29.108 vụ tai nạn giao thông đường bộ, gây ra 9.156 ca tử vong và 29.441 ca bị thương.
Ước tính, người đi bộ, điều khiển xe đạp và xe máy chiếm 80% các ca tử vong do TNGT đường bộ. Riêng trẻ em, theo ngành y tế Việt Nam ghi nhận, trung bình mỗi ngày có 5 trẻ em tử vong vì TNGT, chiếm từ 24 – 26% tổng số trẻ em chết do tai nạn thương tích.
TNGT gây thiệt hại lớn về kinh tế xã hội (ảnh minh họa)
Ông Khuất Việt Hùng – Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia – cho hay, TNGT là 1 trong 4 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho tất cả trẻ em từ 5 tuổi trở lên trong đó, trẻ bị nạn khi đi bộ một mình (36%) tham gia giao thông bằng phương tiện xe đạp, xe mô tô, xe máy (20%)…
“Kế hoạch 142 sẽ được triển khai rộng rãi trên toàn quốc trong tuần từ ngày 4-10/5/2014, nhằm tập trung tuyên truyền rộng rãi tới xã hội những nguyên nhân phổ biến gây ra tử vong và chấn thương cho trẻ em khi tham gia giao thông tại nước ta, những hậu quả đáng tiếc do TNGT tác động đến trẻ em, mỗi gia đình và toàn xã hội, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội trong việc bảo vệ sự an toàn cho trẻ em khi tham gia giao thông” – ông Hùng nhấn mạnh.
Có mặt tại buổi họp báo, ông Greig Craff – Chủ tịch Quỹ Phòng chống thương vong châu Á cũng đưa ra khuyến cáo, những con số trên đã cảnh báo nghiêm trọng như thế nào về vấn đề TNGT trẻ em ở mỗi quốc gia. Do đó, Việt Nam cần phát triển văn hóa an toàn giao thông từ trường học và gia đình.
“Việt Nam là một trong những quốc gia đứng đầu về tiêm chủng. Việc đội mũ bảo hiểm cho trẻ em cũng quan trọng, không kém gì như tiêm chủng và nó như là liều vacxin quan trọng để bảo vệ cho con em hàng ngày” – ông Greig Craff nhìn nhận.
Video đang HOT
Ông Manu Eraly, đại diện của WHO tại Việt Nam cũng chia sẻ, Kế hoạch này thúc đẩy nỗ lực giữa các bộ ngành liên quan và đề cập đến một loạt chủ đề về an toàn giao thông đường bộ hướng tới người đi bộ, xe máy, xe đạp điện tập trung vào an toàn giao thông cho trẻ em để từ đó sẽ nâng cao văn hóa giao thông tại Việt Nam.
Cảnh sát giao thông không “lơ là” xử phạt
Một vấn đề cũng được nhiều người quan tâm tại buổi họp báo là liệu sau những đợt cao điểm, lực lượng CSGT có “lơ là” việc xử phạt, việc chấp hành nghiêm việc đội mũ bảo hiểm ( MBH) của trẻ em cũng sẽ bị “bơ” đi?
Trung tá Nguyễn Quang Nhật – Trưởng phòng Tuyên truyền Luật, Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an – thẳng thắn: Trong đợt cao điểm xử phạt MBH trẻ em, trên cả nước đã có hơn 17.000 trường hợp bị nhắc nhở, gần 5.000 trường hợp bị lập biên bản và 258 phương tiện bị tạm giữ. Đặc biệt, nhiều phụ huynh, học sinh đã có ý thức chấp hành nghiêm túc hơn.
“Ngoài việc thực hiện cao điểm, chúng tôi cũng đã đưa việc xử lý MBH đối với trẻ em vào kế hoạch tuần tra kiểm soát chung của lực lượng CSGT toàn quốc. Và trong kế hoạch này, chúng tôi cũng đã yêu cầu CSGT của các địa phương phải thực hiện nghiêm túc, phối hợp với nhà trường, để thông báo học sinh không đội MBH hoặc việc đi xe gắn máy, xe đạp điện không đội MBH, để nhà trường thông báo với các học sinh trong buổi chào cờ đầu tuần. Chúng tôi cũng yêu cầu, CSGT lấy đây là mục tiêu chính để đánh giá, bình xét thi đua cuối năm về ATGT của đơn vị, địa phương, do đó sẽ không có chuyện “lơ là ” xử phạt” – Trung tá Nguyễn Quang Nhật thông tin.
Từ việc xử phạt nghiêm, ông Ngũ Duy Anh – Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh-sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho hay: Sau một thời gian yêu cầu các trường ký cam kết cùng phụ huynh trong việc chấp hành nghiêm luật giao thông cũng như đội MBH nói riêng, đã thấy những dấu hiệu tích cực.Với những trường hợp vi phạm, nhà trường cũng đã lập danh sách và đọc tên trước toàn trường vào buổi chào cờ đầu tuần.
C.N.Q
Theo Dantri
Bò giống giúp đồng bào biên giới thoát nghèo
Sau 2 tháng, con bò mới nhận từ chương trình "Bò giống giúp người nghèo biên giới" của gia đình anh Phàn Vàng Páo (Xín Cái, Mèo Vạc, Hà Giang) đã sinh bê con; khiến cơ hội thoát nghèo của gia đình anh rộng cửa hơn...
"Được bò, được cả bê con"
Gia đình anh Phàn Vàng Páo là một trong 50 hộ dân đầu tiên của tỉnh Hà Giang được nhận bò từ chương trình " Bò giống giúp người nghèo biên giới" đợt trao cuối tháng 11/2014.
Gia đình anh Páo may mắn nhất khi "bốc thăm" được đúng con bò duy nhất trong đàn đang có chửa. Chỉ 2 tháng sau, con bò giống của gia đình anh Páo đã sinh bê con vào cuối tháng 1/2015.
Chị Lò Thị Loan bên con bò giống và bê con mới sinh
"Nha bốn người chi trông chơ vao lam ruông, lam nương, không có việc gi khac để kiếm được tiền. Hai con bò này la tai san to nhât từ trước đến nay. Giờ bo đa đe đươc bê con rôi, nhưng vơ chông em không ban ma se gây giông đê danh cho cac con" - chị Lò Thị Loan (vợ anh Páo) chia sẻ .
Ông Nguyễn Văn Vàng - Chủ tịch xã Xín Cái (huyện Mèo Vạc -Hà Giang) - cho biết, Đảng bộ và chính quyền địa phương đánh giá rất cao chương trình " Bò giống giúp người nghèo biên giới" do Viettel phối hợp với các cơ quan, ban ngành triển khai. Chung tay với Ban chỉ đạo chương trình, chính quyền xã thường xuyên quan tâm, kiểm tra và theo dõi sự phát triển của đàn bò, nếu có diễn biến xấu sẽ kịp thời hỗ trợ người dân khắc phục.
"Năm 2014, trong số đàn bò trao cho các hộ dân xã Xín Cái có 1 con trong lúc chăn thả bị rơi xuống vực gây thương tích ở chân. Người dân đã kịp thời báo với lãnh đạo xã để thông tin cho ban chỉ đạo chương trình. Định kỳ, xã cũng cử cán bộ khuyến nông xuống từng hộ dân để hướng dẫn họ cách chăm sóc và phòng bệnh. Vì thế, đàn bò của địa phương phát triển rất tốt" - ông Vàng nói.
Sau 9 tháng triển khai chương trình nói trên, được biết, gia đình anh Phàn Vàng Páo là một trong hơn 7.000 hộ được nhận bò. Từ nay đến hết năm 2015 sẽ có thêm 17.000 hộ gia đình nữa được hưởng lợi từ chương trình xã hội đầy tính nhân văn này.
Câu chuyện về làm từ thiện
Tháng 6/2014, Nhà nước phát động chương trình " Bò giống giúp người nghèo biên giới", Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) ngay lập tức tham gia với cách làm sáng tạo: Thay vì chỉ đóng góp tiền để mua bò, cứ mỗi nhà hảo tâm tự nguyện đăng ký 1 dịch vụ trả sau, tập đoàn này trích ngay 1 triệu đồng góp quỹ mua bò tặng người nghèo. Bằng cách này đã kết nối thêm nhiều nhà hảo tâm khác trên khắp mọi miền đất nước cùng tham gia chương trình và chỉ sau 9 tháng quỹ bò hơn 13.000 con được hình thành.
Cán bộ Viettel trong đợt trao tặng bò của chương trình "Bò giống giúp người nghèo biên giới"
Có bò rồi, những người trong tập đoàn viễn thông cùng sát cánh với 6 tổ chức khác tổ chức trao bò đến tận tay người nghèo ở 11 tỉnh biên giới. Với sự tham gia của Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, bò giống sẽ đến được đúng đối tượng cần hỗ trợ nhất. Bởi bộ đội biên phòng là những người gần dân, sát dân nhất nơi vùng biên giới.
Theo dự kiến, cách làm mới giúp Chương trình có thể trao 24.000 con bò cho người nghèo vùng biên giới chỉ trong 1 năm rưỡi triển khai. Nếu so sánh với cách tặng bò của những doanh nghiệp đơn lẻ thực hiện trước đó, " Bò giống giúp người nghèo biên giới" đã lập một kỷ lục về thời gian thực hiện, gấp hàng chục, thậm chí hàng trăm các chương trình hỗ trợ bò cho người nghèo khác.
Trên thực tế, việc huy động nhiều nguồn lực trong xã hội cùng đóng góp để tặng bò giống cho người nghèo biên giới là cách mà những nhà hảo tâm vĩ đại trên thế giới đã đúc rút kinh nghiệm trong quá trình làm từ thiện của mình. Khi vợ chồng Bill Gates lập quỹ từ thiện, họ không chỉ làm việc đó một mình. Nhà từ thiện vĩ đại nhất thế giới đã kêu gọi thành công hàng chục tỷ phú trong danh sách giàu nhất thế giới như Warren Buffet, Mark Zuckerberg... cùng tham gia đóng góp cho những hoạt động nhân đạo trên khắp thế giới. Và không chỉ có nguồn lực hàng chục tỷ USD từ tài sản của mình, ông có thêm hàng trăm tỷ USD khác đến từ những người bạn cùng chung sức để làm từ thiện.
Khi đến Việt Nam gây dựng Quỹ Y tế Việt Nam giúp đỡ người nghèo, Bill Gates cũng đưa ra điều kiện về đối ứng với những nhà hảo tâm Việt Nam. Theo đó, những nhà hảo tâm tại Việt Nam đóng góp bao nhiêu tiền, ông sẽ hiến tặng quỹ này đối ứng từng đó và số tiền cao nhất lên tới 50 triệu USD.
Họ không làm một mình dù có trong tay những nguồn lực lớn. Những nhà hảo tâm này đều mong muốn huy động thêm nhiều trái tim vàng khác trong xã hội cùng chung sức thực hiện những chương trình với mục tiêu tốt đẹp.
PV
Theo dantri
Từ hôm nay (10/4), xử phạt phụ huynh, học sinh không đội mũ bảo hiểm tham gia giao thông Học sinh Hà Nội không đội mũ bảo hiểm khi lưu thông trên đường sẽ bị hạ hạnh kiểm phê bình trước lớp, toàn trường. Nếu tái phạm nhiều lần có thể bị buộc thôi học 1 tuần. Thủ trưởng đơn vị có học sinh vi phạm phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Sở GD-ĐT. Sau 3 ngày tiến hành nhắc nhở,...