TNG tìm kiếm động lực tăng trưởng mới
Trong khi khả năng tận dụng Hiệp định EVFTA chưa thực sự rõ ràng, Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG đang tìm kiếm động lực tăng trưởng mới khi ảnh hưởng của dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp.
*Khả năng tận dụng EVFTA chưa rõ ràng
Từ khi thành lập, hoạt động kinh doanh cốt lõi của Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (mã chứng khoán: TNG) là gia công hàng may mặc theo phương thức FOB 1 và CMT, xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường chính như Mỹ và EU, đóng góp trên 95% doanh thu của doanh nghiệp. Theo phương thức này, TNG sẽ nhận vải từ bên đặt hàng (phương thức CMT) hoặc mua vải từ nhà cung cấp do bên đặt hàng chỉ định (phương thức FOB cấp 1).
Công nhân Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG sản xuất hàng dệt may xuất khẩu. Ảnh: Hoàng Nguyên – TTXVN
Với quy tắc xuất xứ “Từ vải trở đi” của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) quy định để được hưởng thuế 0% khi xuất khẩu vào thị trường EU, doanh nghiệp phải sử dụng vải được sản xuất tại Việt Nam hoặc Hàn Quốc, Nhật Bản.
Tuy nhiên, hiện TNG đang nhập khẩu 60% nguyên liệu từ các nước, gồm 50% từ Trung Quốc (50%), 10% từ Đài Loan và Hồng Kông (Trung Quốc). Về phía TNG chưa có ý định tự sản xuất vải do hoạt động sản xuất vải khác hoàn toàn với hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp.
Theo phân tích của nhóm chuyên gia của Công ty cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS), đối với các doanh nghiệp gia công như TNG, việc chuyển đổi sang nhà cung cấp khác phụ thuộc hoàn toàn vào việc đàm phán với bên đặt hàng. Đây là câu chuyện cân bằng lợi ích của việc cắt giảm thuế quan từ EVFTA và chi phí tăng thêm từ việc tìm kiếm nhà cung cấp để thay thế cho các nhà cung cấp vải giá rẻ ở Trung Quốc mà TNG cần tính toán.
Cùng với đó, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến tình hình tiêu thụ hàng may mặc ở các thị trường Mỹ và EU gặp khó khăn, nhiều khách hàng đã xin hoãn thời gian thanh toán. Tại thời điểm 30/9/2020, khoản phải thu khách hàng của TNG tăng rất mạnh so với đầu năm 2020 lên gần 758 tỷ đồng, gấp 2,5 lần so với cuối năm 2019.
Về phía FPTS khuyến nghị, TNG cần đánh giá tình hình tài chính của khách hàng định kỳ để phòng tránh rủi ro khoản phải thu khi các khách hàng đệ đơn xin bảo hộ phá sản.
Video đang HOT
Trước đó, trường hợp của Công ty cổ phần May Sông Hồng, việc đối tác Mỹ là New York & Company nộp đơn phá sản khiến cho doanh nghiệp mất đi đơn hàng lớn, ảnh hưởng đến khoản trích lập dự phòng phải thu nói riêng và hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp nói chung.
*Mở rộng thị trường nội địa
Theo dự báo của Tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor International, thị trường bán lẻ hàng may mặc ở nội địa vẫn còn nhiều tiềm năng tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép (CARG) trong giai đoạn 2020 – 2024, ước đạt 12%/năm.
Thực tế, từ năm 2016, TNG bắt đầu khai thác thị trường nội địa với các sản phẩm thời trang mang thương hiệu TNG theo phương thức ODM (thiết kế trên ý tưởng có sẵn, sản xuất). TNG ghi nhận tỷ suất lợi nhuận gộp của mảng này khá cao, khoảng 40%, trong khi tỷ suất lợi nhuận gộp của mảng gia công xuất khẩu chỉ khoảng 17 – 18%.
Tuy nhiên, do doanh nghiệp tự phân phối sản phẩm nên các chi phí bán hàng và chi phí quản lý tăng cao khiến cho lợi nhuận của mảng này hiện mới chỉ ở mức hòa vốn.
Bên cạnh đó, cuộc cạnh tranh giữa các thương hiệu bán lẻ thời trang ở thị trường nội địa là thách thức lớn đối với thương hiệu non trẻ như TNG. Hệ thống phân phối của Công ty trách nhiệm hữu hạn TNG Fashion (TNGF), một công ty con của TNG chuyên mảng bán lẻ hàng thời trang nội địa, từ 42 cửa hàng/đại lý bán lẻ khi mới ra mắt vào năm 2016 đã giảm còn 32 cửa hàng/đại lý đến thời điểm hiện tại; đồng thời, tỷ trọng đóng góp của mảng này trong tổng doanh thu giai đoạn 2017 – 2019 cũng chỉ duy trì quanh mức 4%.
Mặc dù chưa thể là động lực thúc đẩy tăng trưởng cho doanh nghiệp trong ngắn hạn nhưng các chuyên gia của FPTS vẫn đánh giá, đây cũng là điểm tạo nên khác biệt của TNG so với phần lớn các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chỉ chuyên may gia công hàng may mặc trong bối cảnh hiện nay.
Năm 2020, Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu 4.600 tỷ đồng và lãi sau thuế 230 tỷ đồng, tương đương năm 2019. Đến thời điểm 30/9/2020, công ty hoàn thành 77% kế hoạch doanh thu và 56% kế hoạch lợi nhuận.
Tình hình đơn hàng các tháng cuối năm 2020, TNG cho biết hiện doanh nghiệp đã có đủ đơn hàng để sản xuất đến hết năm 2020 và đang tiếp tục nhận đơn hàng cho quý I-II/2021.
Trước đó, Hội đồng quản trị TNG vừa thông qua Nghị quyết thành lập Chi nhánh TNG Eco Green chuyên hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, tư vấn và môi giới bất động sản, hoạt động vui chơi giải trí, thể thao, xây lắp công trình cấp, thoát nước…
Nhờ vậy, cổ phiếu TNG có xu hướng tăng, mức giao dịch 16.000 đồng/cổ phiếu (chốt phiên 18/12), với khối lượng giao dịch bình quân 10 phiên hơn 2.626.000 triệu cổ phiếu./.
Sắc xanh bao trùm cổ phiếu ngành chứng khoán
Phiên giao dịch 18.12, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục có một phiên tăng điểm mạnh mẽ.
Nhiều cổ phiếu thuộc ngành chứng khoán tăng mạnh phiên 18.12. Ảnh: NL.
Sau khi lùi về mốc 1.051 điểm ở phiên giao dịch 17.12, thị trường chứng khoán Việt Nam đã "như được tiếp sức" và bứt phá mạnh mẽ trong phiên giao dịch 18.12.
Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index tăng hơn 15,6 điểm, và đóng cửa ở mức 1.067 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên mua với 301 mã tăng và 129 mã giảm điểm. Trong đó, nhóm cổ phiếu VN30 bứt phá mạnh mẽ khi chỉ số VN30-Index tăng hơn 19,7 điểm với 25 mã tăng giá.
Thanh khoản trên thị trường tiếp tục duy trì ở mức cao, đạt hơn 11.600 tỉ đồng giá trị giao dịch trên sàn HOSE.
Phân bổ dòng tiền trên sàn HOSE phiên 18.12. Ảnh: FireAnt.
Lũy kế từ đầu tháng 12 đến nay, chỉ số VN-Index đã tăng hơn 64 điểm với sự tăng trưởng mạnh mẽ của các cổ phiếu trên thị trường, đặc biệt là các cổ phiếu vốn hóa lớn.
Đáng chú ý, phiên giao dịch 18.12, nhóm cổ phiếu thuộc ngành chứng khoán đã tăng giá mạnh mẽ, thậm chí có nhiều mã tăng trần thuộc nhóm này. Có thể kể đến như cổ phiếu SSI, VND, VCI và VIX khi tăng kịch trần. Các cổ phiếu còn lại cũng đạt mức tăng từ 2-6% trong phiên 18.12.
Sau giai đoạn trầm lặng ở nửa đầu năm 2020, tình hình kinh doanh của các công ty chứng khoán bắt đầu cải thiện mạnh mẽ. Hồi cuối quý III/2020, nhiều công ty chứng khoán đồng loạt báo lãi lớn trong kỳ.
Có thể lấy ví dụ từ công ty chứng khoán top đầu thị phần, Công ty Chứng khoán SSI. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2020, SSI đạt hơn 3.320 tỉ đồng tổng doanh thu, là mức doanh thu 9 tháng cao nhất trong lịch sử hoạt động của SSI. Trong 9 tháng đầu năm 2020, SSI ước đạt hơn 1.076 tỉ đồng lợi nhuận trước thuế, vượt 24% kế hoạch kinh doanh năm 2020.
Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC, mã VDS) cũng lãi gấp 4 lần trong quý III/2020. Hay Chứng khoán FPT (FPTS) cũng đạt mức tăng trưởng 125,6% về lãi sau thuế trong quý III/2020, tương ứng đạt hơn 47,38 tỉ đồng.
Cổ phiếu ngành chứng khoán tăng mạnh mẽ phiên giao dịch 18.12. Ảnh: Bảng giá SSI.
Doanh thu của các công ty chứng khoán đến từ 3 nguồn chính: Doanh thu từ hoạt động môi giới, cho vay ký quỹ và tự doanh.
Khi thị trường chứng khoán ở giai đoạn tăng giá, nhiều nhà đầu tư có xu hướng "lướt sóng" để tìm kiếm khoản lợi nhuận trong ngắn hạn. Có thể thấy thanh khoản ở thị trường luôn ở mức cao trong những tháng gần đây. Những phiên giao dịch ở tuần thứ 2 của tháng 12, giá trị giao dịch khớp lệnh trên sàn HOSE đều duy trì ở mức trên 10.000 tỉ đồng mỗi phiên. Hoạt động mua bán của nhà đầu tư diễn ra sôi động tác động tích cực đến doanh thu môi giới của các công ty chứng khoán.
Về hoạt động cho vay margin cũng ghi nhận những tín hiệu rất tích cực. Cụ thể, tại thời điểm cuối quý III/2020, số liệu thống kê của FiinGroup cho thấy dư nợ margin của Top 26 công ty chứng khoán nội có vốn hóa lớn nhất đạt 41.350 tỉ đồng, tăng 19,2% so với quý trước.
Đối với hoạt động tự doanh, sự thăng hoa của thị trường cũng là trợ lực lớn đối với doanh thu của mảng này.
Nhìn bức tranh của thị trường chứng khoán hiện tại, có lẽ phần nào đã hình dung được những nét vẽ lợi nhuận của các công ty chứng khoán trong quý cuối năm 2020.
Thực phẩm Sao Ta (FMC): 11 tháng hoàn thành chỉ tiêu 2020 với doanh thu 4.140 tỷ đồng Luỹ kế 11 tháng đầu năm, doanh thu FMC thu về khoảng 180 triệu USD - tương đương 4.140 tỷ đồng, tăng hơn 20% so cùng kỳ năm trước, gần như hoàn thành chỉ tiêu kinh doanh năm 2020. Thực phẩm Sao Ta (FMC) vừa công bố chỉ số kinh doanh với sản lượng tôm chế biến tháng 11 đạt 1.900 tấn thành...