TNG: Lợi nhuận quý II/2020 đạt 32 tỷ đồng, giảm 42% so với cùng kỳ
Quý II/2020 TNG ghi nhận lợi nhuận giảm 42%, luỹ kế 6 tháng đầu năm 2020 lợi nhuận sau thuế TNG đạt 65 tỷ đồng, giảm 30% so với cùng kỳ 2019.
Ảnh minh họa.
CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (mã TNG) mới công bố kết quả kinh doanh quý II/2020 và luỹ kế 6 tháng đầu năm 2020.
Quý II/2020 TNG ghi nhận hơn 1.066 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 14% so với cùng kỳ. Giá vốn bán hàng cũng giảm ở mức tương ứng từ 1.037 tỷ đồng trong quý II/2019, xuống còn 892 tỷ đồng quý II/2020 do đó, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm còn 173 tỷ đồng.
Trong kỳ, TNG ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính tăng gấp 1,8 lần cùng kỳ. Sau khi trừ đi các chi phí như chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng và khoản lỗ khác 7,8 tỷ đồng khiến lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp giảm 42%, còn hơn 32 tỷ đồng.
Video đang HOT
TNG lý giải nguyên nhân lợi nhuận sụt giảm là do tình hình dịch bệnh Covid – 19 bùng phát mạnh trên thế giới, toàn bộ đơn hàng tháng 3, 4, 5 khách hàng giãn thời gian giao hàng dẫn đến các chỉ tiêu của công ty đều không hoàn thành kế hoạch và giảm so với cùng kỳ.
Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2020, TNG đạt 1.839 tỷ đồng doanh thu, giảm 10% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt 65 tỷ đồng, giảm 30% so với cùng kỳ 2019.
Năm 2020, TNG đặt kế hoạch doanh thu 4.600 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 230 tỷ đồng, theo đó kết thúc 6 tháng đầu năm TNG đã hoàn thành được 40% mục tiêu về doanh thu và 28,6% mục tiêu về lợi nhuận.
Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất quý II/2020 của TNG
Dưới tác động tiêu cực của dịch Covid-19, trong báo cáo phát hành hồi tháng 5/2020 của CTCK VNDIRECT (VND), VND đã đưa ra nhận định, ngành may mặc Việt Nam vẫn sẽ phải đối mặt với những khó khăn đến từ phía cầu dẫn đến nhóm cổ phiếu Dệt may không được VND khuyến nghị đầu tư.
Cụ thể, theo VND, ngành may mặc Việt Nam vẫn sẽ phải đối mặt với những khó khăn đến từ phía cầu trong khi, tình trạng nguồn cung sẽ không còn là vấn đề lớn trong quý II/2020 do dịch bệnh đã được kiểm soát tốt tại Trung Quốc.
“Trong dài hạn, hiệp định EVFTA và CPTPP vẫn là những yếu tố hỗ trợ. Tuy nhiên, nút thắt trong khâu sản xuất vải và sự phục hồi sau đại dịch vẫn là những vấn đề cần được giải quyết để có bước tiến xa hơn”, báo cáo của VND nêu.
Thực tế, RTW Retailwinds, một công ty sở hữu gần 400 cửa hàng New York & Co tại 32 bang trên khắp nước Mỹ, đã nộp đơn xin phá sản vào thứ Hai (ngày 13/7) và có thể hãng này sẽ đóng cửa gần hết, thậm chí là tất cả các cửa hàng. Trong hồ sơ, RTW liệt kê tài sản 412 triệu USD và các khoản nợ khoảng 396 triệu USD.
Đáng chú ý, The New York & Co, công ty con của RTW hiện là đối tác lớn nhất của CTCP May Sông Hồng (mã MSH) chiếm 25% tổng doanh thu của mảng FOB (mảng kinh doanh chiếm khoảng 70% tổng doanh thu), lớn nhất trong số các khách hàng chính.
Ghi nhận trên báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2020, May Sông Hồng đang có khoản phải thu lên đến 166,6 tỷ đồng với đối tác này.
May Sông Hồng: Công nợ phải thu với RTW Retailwinds là 220 tỷ đồng
Sự việc RTW Retailwinds, công ty sở hữu gần 400 cửa hàng New York&Co tại 32 bang trên khắp nước Mỹ nộp đơn xin phá sản sẽ khiến Công ty cổ phần May Sông Hồng (MSH) phải trích lập dự phòng toàn bộ công nợ phải thu.
Thông tin từ đại diện MSH cho biết, toàn bộ công nợ năm 2019 của khách hàng RTW Retailwinds đã được thanh toán hết, công nợ phát sinh năm 2020 là 220 tỷ đồng, tương ứng với 9,4 triệu USD.
Theo quy định về kế toán, do đây là công nợ phát sinh năm 2020 nên đến thời điểm 30/6 MSH chưa trích lập dự phòng cho khoản phải thu này. Nay với sự việc RTW Retailwinds nộp đơn xin phá sản, MSH sẽ phải trích lập toàn bộ 220 tỷ đồng, khiến lợi nhuận tới đây sụt giảm mạnh.
Hiện MSH đã làm việc với luật sư bên Hong Kong và Mỹ để theo vụ việc này, đảm bảo quyền lợi của Công ty.
Đánh giá về tác động của vụ việc, MSH cho biết, hoạt động của Công ty không bị ảnh hưởng bởi sự kiện này. Trong ngắn hạn, Công ty chịu tác động mạnh vì RTW Retailwinds chiếm tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận tương đối lớn.
New York & Co là một trong những khách hàng truyền thống của May Sông Hồng, và là khách hàng lớn đứng thứ 3 trong số các khách hàng FOB. Những năm gần đây doanh thu của New York & Co chiếm khoảng 17% doanh thu của mảng FOB và chiếm khoảng 13% tổng doanh thu của Công ty.
Tuy nhiên, về dài hạn, MSH vẫn phát triển theo các chiến lược đã đặt ra, vì việc một số đối tác khó khăn, có thể nộp đơn xin bảo hộ phá sản đã được Công ty lường trước, các khách hàng FOB còn lại của công ty vẫn đang duy trì hoạt động bình thường, tình hình tài chính ổn định, đồng thời công ty đã có giải pháp về khách hàng chiến lược khác thay thế cho RTW.
Nhiều doanh nghiệp dệt may lên kế hoạch giảm lợi nhuận năm 2020 Thông tin trên được Công ty CP chứng khoán SSI đưa ra trong Báo cáo cập nhật ngành dệt may vừa phát hành. Doanh thu và lợi nhuận của hầu hết các DN dệt may sụt giảm so với cùng kỳ. Ảnh: Nguyễn Huế Theo báo cáo của SSI, hầu hết các DN dệt may công bố kết quả kinh doanh trong quý...