TNG: Do dịch bệnh Covid 19, quý 2 lãi 32 tỷ đồng giảm 42% so với cùng kỳ
Do tình hình dịch bệnh Covid – 19 bùng phát mạnh trên thế giới, toàn bộ đơn hàng tháng 3, 4, 5 khách hàng giãn thời gian giao hàng khiến doanh thu quý 2 của TNG sụt giảm.
Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (Mã CK: TNG) đã công bố BCTC quý 2/2020 và lũy kế 6 tháng đầu năm 2020.
Riêng quý 2/2020, TNG đạt 1.066,5 tỷ đồng doanh thu thuần giảm 14% so với cùng kỳ, mặc dù giá vốn hàng bán cũng giảm nhưng lãi gộp chỉ đạt 893 tỷ đồng giảm 14% so với quý 2/2019. Sau khi trừ các khoản chi phí và chịu lỗ khác 7,8 tỷ đồng khiến LNST của TNG chỉ đạt 32 tỷ đồng giảm 42% so với quý 2/2019.
Theo giải trình từ phía công ty nguyên nhân lợi nhuận sụt giảm là do tình hình dịch bệnh Covid – 19 bùng phát mạnh trên thế giới, toàn bộ đơn hàng tháng 3, 4, 5 khách hàng giãn thời gian giao hàng dẫn đến các chỉ tiêu của công ty đều không hoàn thành kế hoạch và giảm so với cùng kỳ.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, TNG đạt 1.840 tỷ đồng giảm 10% so với cùng kỳ, LNST đạt 65,7 tỷ đồng giảm 29% so với nửa đầu năm 2019. Năm 2020, TNG đặt kế hoạch doanh thu 4.600 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 230 tỷ đồng, theo đó kết thúc 6 tháng đầu năm TNG đã hoàn thành được 40% mục tiêu về doanh thu và 28,6% mục tiêu về lợi nhuận.
Trước đó TNG cho biết, trong quý 3, dự kiến doanh thu công ty tăng trưởng 15% và lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 20% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, quý 4 doanh thu dự kiến sẽ không thay đổi nhiều so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế dự kiến tăng 7%. Trong nửa cuối năm 2020, TNG dự kiến doanh thu tăng trưởng 9% và lợi nhuận sau thuế tăng trưởng khoảng 10% so với cùng kỳ năm trước.
Video đang HOT
TNG cũng cho biết công ty đã ký hợp đồng mới với nhiều khách hàng trị giá 212 triệu USD. TNG cũng đang đàm phán cung cấp các đơn hàng thiết bị y tế (quần áo, khẩu trang) cho trung tâm kiểm soát dịch bệnh tại một số tỉnh. Bên cạnh đó, các khách hàng lớn truyền thống vẫn duy trì sản lượng tương đương năm 2019.
Đối với hiệp định EVFTA, khoảng 40% doanh thu TNG hiện đến từ thị trường Châu Âu và điều này giúp công ty hưởng lợi khi hiệp định chính thức có hiệu lực. TNG hiện tập trung vào sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao và khi EVFTA được áp dụng sẽ giúp doanh nghiệp hưởng lợi ưu đãi thuế.
Nhà đầu tư sẽ không vì dịch bệnh mà bỏ qua sự hấp dẫn của thị trường BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam
Theo đại diện Savills, ở phân khúc khách sạn bước chững là có trong ngắn hạn nhưng không đến nỗi nhà đầu tư (NĐT) bán tháo tài sản vì dịch. Chính trong khó khăn thì lại là cơ hội cho các NĐT có tầm nhìn dài hạn khi ngay ở thời điểm này có thể mua được giá hợp lý.
Ông Raymond Clement, Giám đốc điều hành Savills Hotels Châu Á Thái Bình Dương cho rằng, dịch virus Corona có tác động đến hoạt động kinh doanh khách sạn do khách hạn chế đi du lịch, các khách sạn tạm thời đóng cửa...có thể trong quý 1/2020 hoạt động của thị trường BĐS nghỉ dưỡng sẽ sụt giảm nhưng thị trường sẽ phục hồi lại vào quý 3 và quý 4/2020. Theo vị chuyên gia này, NĐT sẽ không vì dịch mà bớt quan tâm đến BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam. Mức độ quan tâm của họ vẫn giữ nguyên bởi đây là thị trường còn rất nhiều tiềm năng cho NĐT trong dài hạn.
"Chúng tôi nhận thấy, mức độ quan tâm của NĐT, của thị trường du lịch đang tạm hoãn, chứ hoạt động của họ chưa hoàn toàn bỏ hết ở thời điểm này. Các NĐT dài hạn thường ít bị chi phối bởi những biến động ngắn hạn như thiên tai, dịch bệnh...", ông Raymond Clement nhấn mạnh.
Ông Raymond Clement, Giám đốc điều hành Savills Hotels Châu Á Thái Bình Dương chia sẻ về cơ hội đầu tư tại TT BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam. Ảnh: Hạ Vy
Thị trường BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam, theo Savills trong những năm qua và thời gian tới sẽ còn nhiều tiềm năng để phát triển. Phân khúc này đang thu hút các NĐT trong và ngoài nước bởi cơ sở hạ tầng, môi trường đầu tư nói chung đang được cải thiện tốt. Các NĐT họ thấy được sự nỗ lực trong việc cải thiện này và nhìn thấy được tiềm năng cũng như cơ hội để tiếp cận thị trường trong dài hạn.
Theo ông Raymond Clement, năm 2020 những NĐT quan tâm nhiều đến yếu tố lợi nhuận đầu tư, hiệu quả đầu tư. Còn những rủi ro họ đã lường được trước, đã có sự tính toán trước đó. Nếu so sánh với các TP lớn ở thị trường châu Á như Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore, Úc...Việt Nam đang được các NĐT đánh giá cao sức hút về yếu tố hấp dẫn hiệu suất đầu tư.
Rõ ràng, khi thị trường có những biến động hoặc khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh toàn cầu thì đây vừa là thử thách, vừa là cơ hội cho các NĐT đối với thị trường BĐS nghỉ dưỡng. Người nào có thể vượt qua được các thử thách khó khăn chắc chắn sẽ có biên lợi nhuận cao trong đầu tư. Thông thường, theo đại diện Saviills, những NĐT không muốn chịu nhiều rủi ro sẽ đầu tư vào phân khúc BĐS an toàn. Ngược lại, các NĐT muốn có lợi nhuận cao thì họ bắt buộc họ phải đi vào phân khúc có độ rủi ro cao.
Theo ông Raymond Clement, trong thời điểm này, ở thị trường Việt Nam có những NĐT giữ tài sản khách sạn trong thời gian dài tức là họ đang có được dòng tiền hoạt động về khách sạn khá tốt.
"Trong bối cảnh biến động, CĐT/NĐT có tài sản hoạt động tốt vẫn giữ nguyên, còn CĐT/NĐT yếu điểm về tài chính có thể họ sẽ cân nhắc việc bán tài sản khách sạn. Khi có biến động, thị trường sẽ thấy được ai tồn tại, ai sẽ phải chào bán tài sản đó", ông Clement cho hay.
Theo ông Raymond Clement và Mauro Gasparotti, về dài hạn thị trường BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam vẫn hấp dẫn NĐT trong và ngoài nước.
Khi được hỏi, trước tình hình dịch bệnh, động thái của các CĐT/NĐT có tài sản là khách sạn liệu có bán tháo, ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels châu Á Thái Bình Dương cho rằng, phân khúc BĐS nghỉ dưỡng tại Việt Nam suốt thời gian qua gây được sự chú ý cho cả NĐT trong và ngoài nước. Để có được một khách sạn hoạt động ở Việt Nam CĐT/NĐT mất rất nhiều công sức để có được. Vì thế họ không dễ dàng bán tháo tài sản của mình vì dịch bệnh, thiên tai - những yếu tố diễn ra trong ngắn hạn.
"Nếu trước đây CĐT/NĐT nắm tài sản với phong độ tốt thì họ sẽ chào mức giá mong đợi tốt hơn. Còn lúc thị trường khó khăn thì họ sẽ cân nhắc mức giá phù hợp để chốt giao dịch. Đây cũng là sự biến chuyển ở phân khúc khách sạn trong năm 2020", ông Mauro khẳng định.
Đặc biệt, trong bối cảnh BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam có những tiềm năng nhất định, cơ sở hạ tầng được cải thiện rõ nét thì mức độ rủi ro của NĐT giảm hơn trước đây rất nhiều. Khi NĐT nhận thấy thị trường bớt rủi ro họ sẽ quan tâm nhiều đến yếu tố giá và mức lợi nhuận phù hợp. Các đơn vị tư vấn, môi giới như Savills Hotel sẽ giúp kết nối các bên, để có giao dịch thành công trên thị trường.
Đại diện Savills Hotel cho rằng, khi có dịch bệnh xảy ra thông thường, trong ngắn hạn thị trường khách sạn nói riêng, BĐS nghỉ dưỡng nói chung sẽ tuân theo cách như đóng cửa khách sạn, cắt giảm chi phí, tiết kiệm năng lượng... Về dài hạn, khi dịch kết thúc, mọi thứ lại vào guồng quay bình thường. Và chính trong khó khăn thì lại là cơ hội cho các NĐT có tầm nhìn dài hạn khi ngay ở thời điểm này có thể mua được giá hợp lý.
Chưa kể, trong bối cảnh dịch xảy ra mà phần lớn là do tâm lý sợ hãi thì đây sẽ là cơ hội cho những người có nhu cầu về du lịch hoặc không quá sợ hãi khi di chuyển. Họ sẽ có giá phòng tốt hơn ở thời điểm này, phòng ốc cũng an toàn, vệ sinh hơn...
Theo đơn vị này, đối tượng tham gia vào phân khúc BĐS nghỉ dưỡng thường họ có những hiểu biết nhất định về thị trường, biết rõ bản chất của phân khúc này là luôn biến động. Theo đó, NĐT tham gia vào phân khúc này luôn nhìn nhận là khoản đầu tư dài hạn, họ sẽ có cách nhìn khác, cách ứng phó khác hơn.
Bên cạnh các điểm hấp dẫn của thị trường BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam, đơn vị này cũng chỉ ra những điểm chưa hấp dẫn của thị trường này đối với NĐT nước ngoài. Có thể kể đến như độ minh bạch về thông tin; cản trở ngôn ngữ trong giao dịch; khác biệt về văn hóa, cách thức giao dịch; huy động vốn khó hơn so với các nước đang phát triển...
Hạ Vy
Theo Trí thức trẻ
Doanh thu phí mới từ kênh đại lý đang tăng trở lại Người dân tăng mua bảo hiểm, chính sách thi tuyển đại lý thay đổi... là những yếu tố giúp doanh thu phí mới từ kênh đại lý tăng dần. Từ đầu tháng 2, tăng trưởng phí khai thác mới diễn biến khả quan, chứ không ảm đạm như dự báo trước đó. Theo thống kê sơ bộ của các doanh nghiệp bảo hiểm,...