Tivi LCD nhanh hỏng do… treo tường
Theo các chuyên gia tường ẩm là một trong những nguyên nhân khiến tivi LCD nhanh hỏng như rộp màn hình hỏng vi mạch xử lý.
Theo các chuyên gia, tường ẩm là một trong những nguyên nhân khiến tivi LCD nhanh hỏng như rộp màn hình, hỏng vi mạch xử lý…
Tivi treo tường hỏng sau vài năm
Một khảo sát nhỏ của chúng tôi tại cửa hàng sửa chữa điện tử tại phố Nguyễn Đức Cảnh (Hà Nội) cho thấy, rất nhiều tivi LCD được gia chủ mang đi sửa chữa hoặc thải bỏ do bị hỏng màn hình, vi mạch xử lý. Tại đây, các người thợ sẽ xem xét và sửa chữa nếu được. Trường hợp không thể sử dụng, thợ sẽ lấy một vài chi tiết trong đó để thay thế cho các loại tivi khác, nếu cần.
Ảnh minh họa.
Video đang HOT
Theo anh Phạm Xuân Thủy, Trung tâm Bảo hành tivi Sony, Đóng Đa, Hà Nội, có nhiều tivi khi đưa đến bảo hành hay sữa chữa bị hỏng màn hình, vi mạch do… treo tường. Theo phân tích của người chuyên sửa chữa tivi này, các yếu tố có thể dẫn đến tivi LCD nhanh hỏng thường do độ ẩm cao. Cụ thể, khí hậu miền Bắc nóng ẩm, hơi nước cao, nhất là những đợt mưa phùn và trời nồm. Trong điều kiện thời tiết đó, tường nhà cũng bị ẩm theo. Điều này thấy rõ thông qua các mảng ẩm ướt, bong rộp hay đọng nước trên tường nhà. Hơi ẩm này sẽ xâm nhập vào màn hình, máy của tivi dẫn đến hỏng hóc. Nhất là khi tường ẩm, treo tivi lên đó hơi ẩm sẽ tác động lên máy cao hơn dẫn đến tivi LCD nhanh bị phồng rộp màn hình, chết mạch vi xử lý.
“Khi hơi ẩm này xâm nhập vào máy khi đang bật sẽ xảy ra sự xung đột giữa ẩm và nóng dẫn đến các hư hỏng. Màn hình tivi bao gồm tấm kính phân cực mỏng phía ngoài nên khi bị ẩm sẽ rất nhanh hư. Biểu hiện màn hình tivi LCD bị ẩm là màn hình sẽ bị phồng rộp. Còn máy bị chết nguồn, hỏng mạch vi xử lý như đang xem thì mất đèn nguồn hoặc màn hình tối đen”, KS Phạm Xuân Thủy phân tích.
Để cách xa tường, vệ sinh khi máy tắt
Đồng quan điểm, TS Hoàng Đình Thuyên, Bộ môn Cơ sở kỹ thuật vô tuyến, trường Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn (Hoàng Quốc Việt, quận Bắc từ Liêm, Hà Nội) khẳng định, nguy cơ tivi LCD hỏng do tường ẩm là rất cao. Bởi tường là nơi thường hút ẩm trong không khí, giữ lại và có thể tác động vào tivi. Nhất là vào mùa đông ở miền Bắc, tình trạng tường ẩm, bị chảy mồ hôi chứng tỏ độ ẩm rất cao. Hoặc các bức tường của các ngôi nhà đã được xây lâu năm bị hiện tượng hút ẩm dưới đất lên… Nếu các gia đình treo tivi lên đó mà không chú ý vệ sinh hay dỡ xuống thì có thể gặp hiện tượng nhanh bị hỏng hơn đặt trên giá.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến cáo, việc vệ sinh màn hình LCD không đúng cách cũng có thể khiến tivi xảy ra tình trạng tương tự. Như dùng khăn ẩm lau màn hình khi máy đang bật, hoặc lau ẩm nhưng không lau khô luôn sau đó…
Theo các chuyên gia, để tivi LCD được bền thì cần đặt ở nơi khô thoáng. Chỉ treo lên các bức tường đảm bảo độ khô ráo, không bị ẩm và thoáng khí. Trường hợp trời nồm, cần để tivi cách xa tường, đặt lên giá nơi khô ráo, thậm chí nên đưa tivi vào phòng điều hòa để tránh ẩm cho máy.
Khi vệ sinh, cần giặt sạch khăn, vắt khô và lau khi máy đã tắt nguội. Sau khi lau ẩm cần lau lại bằng khăn khô. Để màn hình thực sự khô rồi mới bật máy xem các chương trình để tránh tình trạng phản ứng nóng và ẩm.
Hiền Dung
Theo_Kiến Thức
Nhiều mặt hàng nông sản Việt chưa đáp ứng vệ sinh an toàn thực phẩm
Đó là lý do khiến một số thương hiệu nông sản Việt Nam, dù có tiếng, nhưng vẫn phải đi vòng qua nước thứ ba để tới các siêu thị Mỹ.
Nước mắm Phan Thiết, Phú Quốc và nhiều loại nước mắm mang thương hiệu Việt được bày bán trong siêu thị Mỹ. Nhưng nhìn kỹ, tất cả đều là sản phẩm của Hong Kong hoặc Thái Lan. Một loạt mặt hàng chế biến từ nông sản khác trong siêu thị, từ hộp cà, lọ ớt, dù mang tên Việt, nhưng cũng không phải được sản xuất tại Việt Nam. Người mua nhiều khi cũng không để ý tới dòng chữ xuất xứ của sản phẩm.
Ông Xuân Quỳnh, Washington DC, Mỹ cho biết: &'Dĩ nhiên mình thích hàng Việt Nam, nhưng nhiều lúc không biết xuất xứ có đúng là từ Việt Nam hay không. Ví như nước mắm Phú Quốc nhưng dưới lại đề là Pruduct of Thailand chứ không phải của Việt Nam'.
Ông Hòa Ưng, Chủ siêu thị Hưng Phát, Maryland, Mỹ cho biết, thực ra ông vẫn nhập hàng có thương hiệu và nguồn gốc thực sự từ Việt Nam, nhưng nhiều sản phẩm &'made in Vietnam' không bán chạy bằng các sản phẩm tương tự cũng mang tên Việt nhưng có xuất xứ từ các nước khác. &'Cũng có nước mắm Phú Quốc made in Vienam nhưng giá rất đắt. Mặt hàng đó bán không chạy lắm, mà bán không chạy dĩ nhiên nó có ngày hết hạn. Phải tùy theo thị trường, thị trường không thích thì nhập vào không được'.
Tham tán thương mại Việt Nam tại Mỹ cũng thường tới mua hàng ở siêu thị Việt này. Ông cho rằng, nhiều mặt hàng nông sản Việt chưa đáp ứng được các yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm khắt khe của thị trường Mỹ. Đó là lý do khiến một số thương hiệu nông sản Việt Nam, dù có tiếng, nhưng vẫn phải đi vòng qua nước thứ ba để tới các siêu thị Mỹ.
Ông Đào Trần Nhân, Tham tán thương mại Việt Nam tại Mỹ thẳng thắn: &'Đây là một khó khăn thách thức các doanh nghiệp Việt Nam và cũng là đòi hỏi với các doanh nghiệp Việt Nam cần phải vươn lên vượt qua các hàng rào kỹ thuật về vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt với luật về hiện đại hóa vệ sinh an toàn thực phẩm của Mỹ mới được ban hành.
Theo_VTV
Chế biến mực tẩm không đảm bảo vệ sinh Ông Phạm Văn Xuân, Trạm trưởng Trạm y tế thị trấn Tuy Phước (H.Tuy Phước, Bình Định), thừa nhận các cơ sở chế biến mực trên địa bàn nhiều lần bị xử lý vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng vẫn tái phạm. Nhân viên một cơ sở sản xuất mực tẩm trên đường Trần Quang Diệu không mang đồ...