Tình yêu nồng cháy, tình dục thăng hoa, sao vợ chồng vẫn lục đục?
Ai nhìn vào cũng nghĩ gia đình tôi thật hoàn hảo. Nhưng trong chăn mới biết chăn có rận, yêu nhau là thế nhưng không có tháng nào chúng tôi không cãi nhau dăm ba lần, những mâu thuẫn chồng chất.
Hôn nhân như chiếc kiềng ba chân, phải hội tủ đầy đủ ba yếu tố tình yêu, tình dục và tình bạn.
Sau vài năm bên nhau, vợ chồng tôi đã sinh được con đầu lòng kháu khỉnh, có nhà cửa khang trang, công việc thuận lợi.
Cả hai vẫn dành nhiều tình cảm cho nhau. Chồng đi công tác đâu vài hôm là vợ lại nhớ cồn cào. Chồng sẵn sàng phóng xe giữa đêm đi mua món ăn vợ thích. Chuyện chăn gối cũng rất hòa hợp, cả hai hiểu rõ sở thích, nhu cầu của đối phương.
Ai nhìn vào cũng nghĩ gia đình tôi thật hoàn hảo. Nhưng trong chăn mới biết chăn có rận, yêu nhau là thế nhưng không có tháng nào chúng tôi không cãi nhau dăm ba lần, những mâu thuẫn chồng chất.
Chúng tôi cứ lục đục như vậy cho đến khi đón bố mẹ tôi ra ở cùng để trông con giúp tôi vài tháng đợi bé cứng cáp đi nhà trẻ, vì bà giúp việc bận đột xuất phải nghỉ.
Tôi đi học xa nhà từ cấp 3, lớn thêm chút nữa thì đi du học rồi làm việc ở thành phố khác, không có nhiều trải nghiệm sống cùng bố mẹ. Giờ đây khi sống chung, hằng ngày nhìn cách ông bà đối đãi với nhau, tôi mới học được nhiều điều.
Hóa ra hôn nhân như chiếc kiềng ba chân, phải hội tủ đầy đủ ba yếu tố tình yêu, tình dục và tình bạn. Tôi và chồng chưa làm bạn của nhau nên hôn nhân còn trục trặc.
Làm bạn, thì không yêu cầu đối phương hoàn hảo. Nghĩ về người bạn thân, có bao giờ chúng ta nghĩ đến sự hoàn hảo? Có những đứa bạn đanh đá hoặc khờ khạo nhưng ta vẫn quý họ vô cùng vì họ cùng chung chí hướng hoặc đã gắn bó với ta thật lâu. Vậy thì hãy đối xử với bạn đời như vậy, trân trọng những giá trị chung, chấp nhận cả những tật xấu.
Bố mẹ tôi vẫn nói về nhược điểm của nhau một cách vui vẻ như thanh niên bây giờ hay gọi là “troll nhau”. Mẹ trêu bố có thể vài ngày không tắm nếu không bị mẹ nhắc liên tục. Bố cũng hay châm chọc trí nhớ “siêu phàm” của mẹ khi mẹ đi chợ để quên luôn thực phẩm ngoài chợ.
Video đang HOT
Làm bạn thì chia sẻ nhiều trải nghiệm. Bố mẹ tôi cứ như đôi chim cu suốt ngày vì ông bà hợp cạ trong nhiều việc. Họ cùng đọc những cuốn sách và bàn luận rôm rả về nội dung sách. Họ có những người bạn chung thỉnh thoảng lại tổ chức gặp gỡ. Họ say mê nuôi cá cảnh, có thể cùng nhau chăm cá cả ngày không chán.
Rõ ràng chúng tôi có những điểm chung, điều đã thu hút hai người lại gần nhau. Đó là gu âm nhạc, đội bóng yêu thích, niềm vui đi du lịch trải nghiệm, và thói quen nấu nướng cuối tuần.
Sau khi có con, chúng tôi lao vào vòng quay cơm áo gạo tiền mà quên đi việc sử dụng thời gian chất lượng bên nhau. Một bữa tối bên khay thịt nướng thơm lừng, vài cốc bia và một trận bóng chắc chắn sẽ khiến chúng tôi xích lại gần nhau hơn như những tri kỉ.
Làm bạn, thì thẳng thắn và thấu hiểu, không vặn vẹo, tra khảo. Tôi ngẫm lại mẩu trò chuyện kinh điển với chồng mà thấy sợ chính mình: “Anh đang ở đâu vậy?/ Anh đang ở…/ Khoảng 5h chiều anh sẽ làm gì? Anh làm…/ Giờ đấy anh ghé sang… lấy ít đồ giúp em được không?/ Anh không đi được/ Sao anh có thể từ chối em như thế nhỉ?…”.
Mẹ tôi không bao giờ đặt ra quá nhiều câu hỏi khiến bố cảm thấy ngột thở, mẹ luôn đi thẳng vấn đề mình muốn nhờ gì. Khi không được đáp ứng mẹ cũng không phàn nàn, bảo rằng chắc bố có lý do riêng, không hề đào sâu tìm hiểu. Chơi sòng phẳng với nhau như hai người bạn sẽ khiến cuộc sống vợ chồng dễ chịu hơn.
Theo Dantri.com.vn
Sau đêm tân hôn Cô dâu xinh đẹp khóc lóc tuyên bố đường ai nấy đi
Không phải đợi đến đêm tân hôn, trước ngày cưới, tôi đã cảm thấy đám cưới của chúng tôi không nên diễn ra.
Lúc đấy, thiệp mời đã được phát đi, sính lễ cũng đã nhận, vì danh dự gia đình, tôi không thể dừng lại. Nhưng đến nước này thì mọi việc không thể tiếp tục được nữa.
Chúng tôi đến với nhau khi cả hai đã chớm 30, cái tuổi không còn sớm cho việc kết hôn. Nên bỏ qua nhiều điều chưa hài lòng về đối phương, chúng tôi vẫn cho nhau cơ hội để xây đắp gia đình.
Tôi là cô gái được nhiều người nhận xét có nhan sắc, nghề nghiệp ổn định.Anh là công chức nhà nước, sinh ra trong gia đình bố mẹ là cán bộ về hưu, dưới anh còn 2 em gái cũng đã lập gia đình. Nhà anh không giàu, nhưng cũng không quá nghèo để lấy đó biện minh cho những hành động sau này đối với tôi.
Cụ thể anh là người rất tính toán. Thời gian yêu nhau, anh rất ít khi mua quà tặng tôi. Những lần hẹn hò, anh đều dẫn vào những quán bình dân, lúc gọi đồ ăn cũng nâng lên đặt xuống. Dù không thoải mái nhưng nghĩ đàn ông chặt chẽ sẽ rất tốt cho cuộc sống vợ chồng sau này nên tôi không suy nghĩ nhiều.
Ảnh minh họa
Không chỉ anh, gia đình anh cũng có tính cách như vậy, đặc biệt là mẹ anh. Một lần, tôi đến nhà chơi, bà mệt nên nhờ tôi đi chợ làm cơm cho khách là anh em họ đến chơi. Số tiền đi chợ không đáng là bao nhưng bà không có ý gửi lại tôi.
Những lần sau đó, lấy lý do kẹt tiền, bà mượn tôi lúc thì 5 triệu, lúc thì 3 triệu đồng. Mỗi lần bà đều trả chậm so với ngày hẹn, thậm chí có khoản nay vẫn chưa thanh toán lại cho tôi.
Bà cũng thường đặt hàng online đến địa chỉ của tôi nhờ tôi lấy hộ với lý do bà ít khi ở nhà để nhận hàng. Những lần như thế, tôi đều phải thanh toán tiền giúp bà.
Yêu nhau được nửa năm, cha mẹ giục giã nên chúng tôi cũng kết hôn. Lúc này mọi chuyện càng trở nên tệ hơn.
Nhà trai căn ke từng đồng trong việc làm lễ ăn hỏi, lễ cưới. Các khoản giường, tủ, chăn ga gối đệm... cho phòng tân hôn, mẹ chồng tôi đều mua trả góp đứng tên chồng tôi. Các tráp ăn hỏi được đặt rất sơ sài.
Ngày cưới, bà còn mặc cả chỉ một xe con đến đón dâu, không thuê xe khách đi cùng để đỡ tốn kém.
Đám cưới diễn ra trong sự thất vọng của gia đình tôi vì mọi thứ đều qua quýt khiến tôi chảy nước mắt vì tủi thân, uất ức.
Tiệc cưới chưa tàn, mẹ chồng đã đi kè kè sau tôi để nhắc nhở phong bì nào của bạn con trai bà thì phải để bên nhà nội, không được để phần nhà ngoại. Bà nói, bà mượn tiền để làm đám cưới nên có nhiều khoản phải trả.
Trong khi tôi biết, chi phí làm đám cưới phía bên nhà trai, tất cả đều do chồng tôi chi, bà không phảibỏra một đồng nào.
Chồng tôi cũng không kém cạnh mẹ, có vài người bạn không để phong bì trong thùng đựng mà đưa tận tay chú rể, anh đem giấu ngay trong túi áo, không cho tôi biết.
Tôi nhìn thấy tất cả nhưng im lặng để ngày vui được diễn ra trọn vẹn, bố mẹ tôi đỡ mất mặt thêm với anh em họ.
Đêm tân hôn như đêm ác mộng với tôi. Mẹ chồng, em chồng và chồng đóng cửa buồng, sau đó đếm, chia phong bì.
Sau khi kiểm phong bì, gia đình chồng cũng không thông báo cho tôi biết chỉ nói bâng quơ, mẹ chồng phải cầm số tiền trên thanh toán cho các khoản nợ đám cưới.
Đáng nói hơn, lúc đón dâu, nhà trai cho vợ chồng chúng tôi mỗi người 1 cái nhẫn và cô dâu 1 chiếc dây chuyền 3 chỉ vàng (tổng cộng 5 chỉ vàng). Bố mẹ tôi cho con gái và con rể 2 cây vàng (20 chỉ). Mẹ chồng quay sang tôi tỉ tê: 'Vàng đang được giá, các con nên bán đi. Sau đó, làm sổ tiết kiệm. Các con bận rộn thì mai mẹ ra ngân hàng làm cho'.
Tôi biết, nếu làm sổ tiết kiệm, tôi nào được đứng tên, tất cả sẽ mang tên mẹ chồng nên tôi từ chối gợi ý đấy.
Nghe tôi nói vậy, mặt bà biến sắc. Bà nói tôi vừa về nhà chồng đã tỏ thói ghê gớm, tính toán. Chồng và em chồng tôi thấy bà to tiếng nên chạy vào bênh mẹ.
Bao chuyện uất ức tôi nói hết ra. Chồng chưa nghe hết đã tát vào mặt tôi. Tôi nhìn anh không tin nổi chuyện đang xảy ra. Chưa cưới được tròn ngày, vì chuyện cỏn con anh đã đánh tôi trước mặt bao người.
Ngay hômđó, tôi thu dọn quần áo, gọi taxi về thẳng nhà mẹ đẻ. Bố mẹ tôi khuyên, nguôi giận, con nên sang xin lỗi nhà người ta, dù sao cũng đã là vợ chồng, một hai đồng bạc đâu ý nghĩa gì.
Nhưng quá ấm ức, tôi không muốn gặp lại những con người đó.
Lê Hải N
Theo Vietnamnet
"Phát sốt" với đám cưới rước dâu bằng công nông và phản ứng bất ngờ của người vợ Chú rể "chất chơi" rước dâu bằng công nông tại Phú Thọ cho hay, vì mưa, đường quá lầy lội nên đã nghĩ ra ý tưởng này. Chính chú rể cũng không ngờ cô dâu lại vui vẻ và cười hạnh phúc như vậy. Mấy ngày vừa qua, mưa lớn kéo dài khiến cho không ít những cặp đôi đã chọn ngày tổ...