Tình yêu của thầy
Năm mươi năm đã trôi qua trong cuộc đời với biết bao niềm vui và vinh quang; khổ đau, đắng cay, tủi cực, thăng trầm. Nhưng, có một tình yêu mà tôi không bao giờ quên. Đó là tình yêu của thầy Hùng đối với bọn học trò chúng tôi và đặc biệt đối với tôi.
Năm ấy tôi học lớp 6A Trường cấp hai Hiệp Hòa. Tôi học vào loại khá. Riêng môn văn, thầy giáo bảo tôi có năng khiếu. Tôi chỉ biết rằng mình mê môn văn nhất. Tôi mê tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ. Hễ cứ vớ được cuốn truyện, tập thơ nào là tôi đọc ngấu nghiến. Kể cả khi bế em, khi cưỡi trên mình trâu, kể cả khi đi câu cá rô, cá chuối… Mà, cái thời ấy, sách cực kỳ hiếm. Về tiểu thuyết, tôi chỉ biết có “Vượt Côn Đảo”, “Sông Đông êm đềm”, “Những người khốn khổ”, “Bước đường cùng”, “Số Đỏ”… Truyện ngắn và thơ thì lại càng hiếm. Tôi chỉ được đọc những truyện ngắn đăng lẻ hoặc những bài thơ đăng lẻ ở một tờ báo, một tạp chí nào đó từ tay thầy Trính – thầy giáo ở làng tôi.
Minh họa từ internet
Thầy Hùng là thầy giáo dạy văn, cũng là thầy giáo chủ nhiệm lớp tôi. Thầy luôn luôn gần gũi bọn học trò chúng tôi, đặc biệt thầy luôn luôn động viên tôi học thật tốt môn văn. Nhờ có thầy thường xuyên động viên khích lệ, môn văn của tôi thường được điểm cao. Thầy còn động viên tôi làm thơ nữa. Và thế là một số bài văn vần của tôi ra đời từ đấy. Đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ một vài câu. Khi đọc lại, tôi thấy rõ đấy chỉ là những câu văn vần mà thôi. Thế nhưng, thời ấy, làm được một câu văn vần như thế đã là giỏi lắm. Bạn bè cứ trêu tôi là “thi sĩ”.
Quê tôi là một miền quê yên tĩnh nằm ở phía cuối huyện. Đồng quê tôi thuộc loại trũng nhất, như là một cái rốn của huyện. Nhà tôi nghèo lắm. Bố mẹ tôi tảo tần quanh năm mà không đủ nuôi sáu miệng ăn. Tôi là anh cả. Dưới tôi còn ba đứa em lít nhít. Mẹ tôi lại yếu đau luôn. Bố tôi quanh năm vật lộn với hòn đất, lặn hụp hết Đồng Táy, Đồng La, lại Con Cóc, Gồ Cay, Ông Moi, Hạ Bạch, Đồng Gìm… chỉ mơ có một vụ được mùa nhưng mấy khi có được. Thế là tôi quyết định bỏ học.
Tôi nói dối bố mẹ tôi là trường đang sửa chữa, phải nghỉ học một thời gian. Từ hôm ấy, tôi ra đồng với bố.
Hôm ấy là ngày thứ tư tôi bỏ học. Bố con tôi đang cuốc ruộng ở cánh đồng Gìm. Bỗng xa xa bên lũy tre làng xuất hiện một người mặc áo trắng. Người ấy đang vội vã đi ra cánh đồng, trên vai lại còn vác một cái cuốc nữa? Ai thế nhỉ? Người ấy đang đi về phía bố con tôi…
“Ô kìa, thầy Hùng!” Tôi ngỡ ngàng reo lên. Thật không ngờ!
Bố con tôi dừng cuốc, chạy lên bờ chào thầy và mời thầy về nhà. Nhưng thầy nhất quyết không về. Thầy xắn quần lội ngay xuống ruộng cuốc với bố con tôi. Vừa cuốc, thầy vừa nói chuyện với bố tôi. Thầy nói rằng tôi học khá, riêng môn văn học giỏi, và khuyên bố tôi tiếp tục cho tôi đi học. Bấy giờ bố tôi mới biết là tôi đã nói dối. Tôi xin lỗi bố, xin
lỗi thầy, hứa sẽ tiếp tục đến lớp và học tập thật tốt. Thầy mở cặp lấy ra hai quyển vở và một cái bút máy Trường Sơn đặt vào tay tôi và dặn: “Ngày mai em tới lớp nhé!”. Tôi lóng ngóng đưa hai tay ra nhận. Nước mắt trào ra, giàn giụa, tôi nức nở như một đứa con nít. Thầy vỗ vai tôi bảo: “Nín đi em, cố gắng nhé!”. Thế rồi, thầy đi.
Video đang HOT
Nửa thế kỷ đã qua, bao nhiêu là thăng trầm trong cuộc sống… Bao nhiêu điều tôi không thể nào nhớ nổi. Nhưng hình ảnh người thầy gầy gò, đạp chiếc xe đạp cút kít trong buổi chiều hoàng hôn lộng gió và tình yêu của thầy thì cứ còn mãi trong ký ức tôi, không thể phai mờ.
Theo người lao động
Sinh con gái, chồng bắt ăn xó bếp
Đã chịu đựng được hơn nửa cuộc đời, nhưng "con giun xéo lắm cũng quằn", chị Huệ đành phải gửi đơn ly hôn lên tòa án nhằm thoát khỏi người chồng vừa vũ phu, vừa gia trưởng.
Bố nhà trên, mẹ con xuống bếp
Đến tận bây giờ, chị Huệ vẫn không nghĩ cuộc đời của mình lại đắng cay đến thế. Xinh xắn, hoạt bát, hơn 20 năm về trước, chị là hoa khôi của một xóm nhỏ nằm ven biển miền Trung. 19 tuổi, chị bước chân về nhà chồng.
Những năm đầu, mặc dù cuộc sống nghèo khó nhưng gia đình nhỏ của chị luôn tràn ngập tiếng cười. Tuy nhiên, hạnh phúc gia đình chị mỗi ngày một nhạt nhẽo khi sáu đứa con gái lần lượt ra đời.
Sinh đến đứa thứ ba, chồng chị bắt đầu lao vào rượu chè, bài bạc. Đồ đạc trong nhà cũng theo đó mà "đội nón" ra đi. Mỗi lần uống say, chị và các con lại phải phải gánh chịu những trận đòn túi bụi, tiếng mắng chửi oang oang: "Đồ đàn bà không biết đẻ, toàn một lũ vịt giời, chỉ giỏi ăn hại..." Đã không biết bao nhiêu lần, chị và các con phải bồng bế nhau trốn sang nhà hàng xóm suốt cả đêm. Cũng không ít lần, chính quyền đã phải vào can thiệp.
Cũng từ đây, chồng không cho phép chị và các con ngồi cùng mâm cơm với mình. Anh cho rằng đàn ông, con trai phải ngồi chiếu trên, đàn bà, con gái cấm chỉ ngồi cùng. Mỗi lần ăn cơm, chị lại phải dọn thành hai mâm. Một mâm dành cho chồng với những món ngon nhất sắp ở nhà trên. Còn chị và các con lủi thủi ăn dưới góc bếp chật chội.
Mang thai đứa con thứ tư, thứ năm, rồi thứ sáu, chị đặt vào đó biết bao hi vọng về một đứa con trai những mong tìm lại hạnh phúc như thuở ban đầu. Nhưng cứ mỗi lần hy vọng, chị lại càng thất vọng. Nhìn con sinh ra không nhận được sự chào đón của bố, chị tủi thân vì mình thì ít mà thương con thì nhiều.
Khi các con lớn, đứa đã lập gia đình trong miền Nam, chứng kiến mẹ và các em suốt ngày phải chịu sự khinh miệt của bố, chúng đề nghị mẹ ly hôn vào Nam lập nghiệp. Nhưng với chị, ở với chồng mấy chục năm trời, không còn tình thì cũng còn nghĩa. Nếu lỡ ly hôn, chồng chị sẽ ra sao bởi từ lâu lắm rồi anh không còn đi làm nữa, tối ngày chỉ biết ăn nhậu và đánh đập vợ con.
Nhìn con sinh ra không nhận được sự chào đón của bố, chị tủi thân vì mình thì ít mà thương con thì nhiều
"Con giun xéo lắm cũng quằn"
Dù không vượt qua được định kiến của một vùng quê nghèo và quyết định cam chịu nhưng rồi cũng đến ngày giọt nước tràn ly.
Dành dụm được ít tiền, chị giấu đi để nộp học phí cho con thì bị chồng lấy sạch bởi cho rằng "con gái không cần học hành nhiều, phí của". Biết chắc số tiền đó không thể có cánh mà bay, chị điên tiết gặng hỏi chồng. Đang cơn say rượu, anh chạy ngay xuống bếp vác dao săn, vừa chạy, vừa đe dọa: "Tiền à, mày thích tiền à, ông sẽ cho mày biết tiền ở đâu".
Quá hoảng loạn, mấy mẹ con dắt díu nhau bỏ đi lánh nạn. Đến lúc này, chút tình nghĩa níu lại cuộc hôn nhân rạn nứt bấy lâu nay cũng không còn vương vấn chị nữa. Chị quyết định ly hôn.
Trớ trêu thay, khi vừa đưa đơn ly hôn, chồng đã chẳng thèm đặt bút ký mà sừng sộ giơ tay tát thẳng vào mặt chị: "Mày định bỏ tao theo giai à. Đồ đàn bà mất nết".
Đau đớn cầm lá đơn gửi đơn lên tòa án, cuối cùng chị đã được tòa chấp nhận. Trong đầu chị lúc này chỉ còn lại niềm đau đáu đối với các con. Mấy đứa lớn, trước đã thiệt thòi vì không được ăn học đến nơi đến chốn, chị quyết tâm đầu tư đầy đủ cho hai đứa út được học hành đàng hoàng. Dù còn nhiều khó khăn nhưng chị cố chạy vạy, dành dụm để đủ điều kiện lo cho con học đại học, sớm thoát khỏi cuộc đời kham khổ chỉ vì thiếu hiểu biết như mẹ chúng.
Chị bắt đầu lật những trang mới cho cuốn sổ cuộc đời mình. Rời khỏi chốn quê, chị Huệ chuyển ra thành phố, vừa đi làm thuê kiếm sống, vừa chăm lo các con học tập. Dù đã muộn màng, nhưng chị vẫn hi vọng tìm lại được chút bình yên ở tuổi xế chiều.
Theo afamily
Thư tình: Hãy yêu anh em nhé! Hãy yêu anh em nhé! Để người em nghĩ tới sau khi đọc hết những dòng này là anh. Hãy yêu anh em nhé! Để mỗi buổi sáng thức dậy căn phòng xung quanh như rộng thêm ra, bầu trời qua khung cửa sổ cũng như cao hơn và những cơn gió như hát lên một giai điệu nhẹ nhàng khiến lòng em...