Tình yêu có vị gì?
Đôi khi vô tình lỡ tay cho quá nhiều một thứ sẽ khiến tình yêu trở thành điểm nhớ buồn trong kí ức. Sau chừng ấy thời gian, em đã chọn một ly nước lọc thuần khiết cho tình cảm của mình.
Ngọt
Là khi bàn tay ấy nắm lấy bàn tay mình thật nhẹ nhưng đủ chặt để níu giữ mình bên người ấy.
Là khi qua đường, dòng người đông đúc, người ấy phải luôn chân nhảy từ bên này qua bên kia để người kế bên có một vị trí an toàn nhất.
Là cái nhìn nồng ấm sau những ngày chờ đợi thật lâu khi công việc kéo cả hai đi không nghỉ. Khi mình bước ra từ sân bay, chỉ dám nhìn thôi, không dám ôm, nhìn cũng xấu hổ đành giả vờ đưa mắt bâng quơ nơi khác. Vậy thôi cũng đủ để tim đập rất nhanh và thấy vị ngọt và ấm nơi trái tim lắm rồi.
Là dù lỡ đi chơi khuya mà quên giờ về là có tin nhắn đơn giản chỉ là: “Em nhớ về sớm, đường đó vắng. Anh lo!” Chỉ thế thôi, dù không có người ấy ở bên, cũng thấy vị ngọt.
Mặn
Con gái, ai không có những giận hờn vô cớ, như trời Sài Gòn chợt nắng, chợt mưa vậy. Khó lòng lí giải được tại sao. Có khi đang đêm ngủ mơ hai đứa xa nhau, thức dậy đã thấy nước mắt ướt đẫm vạt gối rồi.
Vậy mà giận nhau, người ấy bỏ đi không thèm quay lại ngay sau khi mình nói: “Anh đi đi!” Còn mình thì ngồi ấm ức khóc và rủa thầm: “Ở đâu có đứa ngốc dữ vậy trời. Bảo đi là đi liền được sao?”.
Mỗi lần có việc đi thăm nom ai, mua đồ gì, dù cuối tuần, cũng cố lọ mọ xe buýt thôi. Nhủ lòng người ấy bận, mệt suốt tuần ấy chứ! Nhưng cái cảnh đập vào mắt khi người ta dắt nhau đi từng đôi, không lẽ không làm mình bận tâm: một lần, hai lần, nhiều lần… Mỗi lần cứ cố thêm 1 chút rồi cố tự trấn an, cố cười nhưng ai mà hiểu trong lòng nặng trĩu. Người ta đôi khi vô tâm quá! Không buồn sao được khi ngay cả khi lạc giữa mênh mông phố xá, biển người qua lại lúc đêm tối, mình khóc lặng vì sợ, thì người đầu tiên nghĩ tới là cậu bạn! Lúc nào cũng thấy anh bận, hết học hành lại công việc, nỗi buồn chất chồng từng ngày cho tới lúc anh nói: “Em đừng một tí là giận được không?”. Anh đơn giản không hiểu giọt nước chỉ tràn ly thôi! Và nước mắt cứ rơi vào đêm, mặn chát.
Đắng
Video đang HOT
“Anh không dẫn em về nhà em có buồn không?”. Dù đã xác định không tương lai, không níu kéo vì rồi mỗi đứa một con đường riêng, hai phương trời hoàn toàn xa, nhưng hỏi sao không đau lòng khi nghe câu hỏi đó.
“Thực ra thì tụi mày có yêu nhau thật không?” – Cô đồng nghiệp hỏi khi thấy mình chả bao giờ nhắc chuyện tương lai. Mình chỉ lắp bắp được đúng một câu rồi lặng người nghe trái tim lên tiếng đau nhói: “Không yêu sao tới với nhau hả cô?” Đây là cái gì chứ mà làm mình đắng cay không biết bao nhiêu lần, nhưng lại không dám từ bỏ.
Thanh khiết
4 năm, sau từng ấy năm mới ngộ ra một điều: TA đã trộn quá nhiều thứ vào ly tình yêu. Tự mình mà thôi chứ không ai khác, kể cả người đó có thể chi phối cảm xúc của mình. Gặp bao nhiêu người, bao nhiêu hi vọng khác, vậy mà cuối cùng vẫn chỉ chọn cho mình có một người này thôi. Nhưng ngộ ra tình yêu không phải thứ duy nhất trong cuộc sống, mình mở lòng cho những người xung quanh. Nhẹ nhàng và thanh thản, không hay hơn sao khi là chính mình, yêu bản thân mình trước hết?
“Sao lại chọn anh?” – Không hiểu được! Cuộc sống đôi khi là cảm xúc bất chợt mà cũng có thể là tự huyễn hoặc bản thân về một cái gì không thật! Giống như một ngày chị đồng nghiệp thông báo cưới, chú rể là anh chàng lạ hoắc mới gặp 3 tháng có khuôn mặt, nụ cười y chang chị ấy chứ không phải người đã quấn quýt bên chị ấy 3-4 khiến trong công ty ai nấy đều biết mặt! Những mối tình sâu đậm nhiều năm mà có thể bỗng tan như bong bóng xà phòng. Ai biết trước được ngày mai ra đường tự dưng gặp được đúng người làm trái tim mình xáo trộn. Nên cứ trân trọng và yêu thương hết thảy những gì mình đang có, để ngày mai dù ra sao, cũng mỉm cười vì đã dám sống thật lòng.
Theo VNE
4 món ăn không thể bỏ qua dịp tết Đoan ngọ
Tết Đoan ngọ còn được gọi là "tết giết sâu bọ". Người Việt tin rằng, nếu trong ngày này, khi ăn một số món như rượu nếp, hoa quả, bánh gio, thịt vịt sẽ "diệt" được "sâu bọ" trong người, mang lại may mắn, hạnh phúc.
Tết Đoan ngọ là ngày 5.5 Âm lịch hàng năm. Cùng điểm danh bốn món ăn cổ truyền trong ngày tết này ở cả ba miền đất nước:
Rượu nếp không thể thiếu của miền Bắc
Trong ngày tết giết sâu bọ ở miền Bắc, thứ không thể thiếu và bán chạy nhất chính là rượu nếp (miền Nam gọi là cơm rượu). Đây là loại đồ ăn có cồn không qua chưng cất, được chế biến từ gạo nếp theo cách dùng gạo đồ chín thành xôi, để nguội và ủ với men rượu.
Trước kia, người ta thường dùng gạo nếp cái hoa vàng để làm rượu. Gạo không xát sạch vỏ mà còn lớp cám bọc bên ngoài gọi là gạo lứt. Ngày nay, bên cạnh rượu nếp trắng còn có rượu nếp cẩm làm từ gạo nếp cẩm có màu tím than, được nhiều người rất chuộng.
Trong ngày tết Đoan ngọ, người miền Bắc thường mua rất nhiều rượu nếp về để thắp hương và sau đó chia cho cả nhà cùng ăn. Người ta tin rằng, ăn rượu nếp (nhất là lúc bụng còn đang đói) sẽ làm cho các loại "sâu bọ" trong người "say" mà chết đi. Tuy nhiên, bạn cũng đừng tham cái vị ngọt lử của nếp mà ăn nhiều kẻo mình lại... say trước sâu!
Bạn cũng có thể "biến tấu" rượu nếp ăn với sữa chua tạo thành sữa chua nếp cẩm hay sữa chua nếp cái hoa vàng rất hợp với xu hướng bây giờ.
Bánh gio truyền thống của miền Trung và miền Nam
Khác với người miền Bắc, từ khu vực Nam trung bộ trở vào, trong ngày tết Đoan ngọ, trên mâm cúng gia tiên không thể thiếu món bánh gio (hay nhiều nơi gọi là bánh bánh ú tro). Loại bánh này làm rất cầu kỳ và đòi hỏi tay nghề cao.
Đầu tiên là khâu chọn củi để lấy tro. Thông thường những loại củi của các cây như đước, mắm sẽ được đốt lấy tro than vì chúng có vị mặn. Món bánh này muốn tới ngày tết làm thì trước đó khoảng 1 tháng, người ta phải ngâm tro than vào nước, ngâm càng lâu thì màu vàng càng đậm. Sau đó trước khoảng 2-3 ngày gói bánh thì ta ngâm gạo nếp vào.
Ở miền Bắc cũng làm khá nhiều loại bánh này. Tuy nhiên, ta lại thường thấy nó xuất hiện vào mùa thu hay mùa gặt nếp mới. Cách ngâm gạo và gói bánh cũng có nét khác biệt nhất định. Người miền Nam Trung Bộ trở vào thường lấy lá tre to cỡ ba đốt ngón tay để làm vỏ bánh. Bên trong bánh thường là nhân mặn hoặc ngọt. Bánh được gói theo hình "kim tự tháp".
Còn người miền Bắc thường gói thuôn dài. Bánh gio của người miền Bắc thường không có nhân và được chấm với đường hoặc mật ong, mật mía. Còn bánh ú tro của người miền Nam Trung Bộ trở vào thi có nhân ngọt (thường là đậu đỗ trộn đường nặn tròn hoặc nhân mặn có thêm thịt heo phía trong).
Món bánh ú tro được bán rất nhiều tại các chợ trong ngày mồng 5.5 Âm lịch. Đây là món bánh để cúng ông bà, tổ tiên ngày tết truyền thống này.
Vô vàn các loại hoa quả
Tết Đoan ngọ trùng vào dịp vào hè. Sau một mùa đông dài, một mùa xuân đâm chồi nẩy lộc, mùa hạ tới mang đến bao thứ hoa quả tới mùa thu hoạch. Tại miền Bắc, đó là vải thiều Thanh Hà, đó là mận Mộc Châu, rồi xoài, chuối, doi,...
Miền Nam thì đúng là thiên đường của hoa quả với đủ thứ như chôm chôm, măng cụt, mãng cầu, hồng xiêm, dưa hấu, trái bơ...
Trong đó, ở miền Bắc, quả mận được nhiều người ưa chuộng nhất vì nó có vị chua mà theo quan niệm xa xưa có thể "diệt" được "sâu bọ" trong người.
Thịt vịt đắt hàng
Thường thì người ta kiêng ăn thịt vịt vào đầu tháng. Tuy nhiên, tới dịp tết Đoan ngọ, thịt vịt lại vô cùng đắt hàng. Ngay từ đầu tháng 5 âm lịch, khắp các chợ đã bày bán thịt vịt để chuẩn bị cho ngày tết này.
Theo kinh nghiệm của ông cha ta, sở dĩ thịt vịt được ưa chuộng là do vào tháng 5 Âm lịch (lập hạ), tiết trời oi bức, cơ thể người thường bị một số bệnh về thời tiết. Vịt là con vật sống dưới nước, có tính hàn, ăn vào sẽ giúp cơ thể mát mẻ, bổ dưỡng, cân bằng âm dương.
Mùa hè cũng là mùa gặt, nên vịt được ăn no, thịt dày, béo. Trước kia, khi chưa có những nạn dịch cúm thì món tiết canh vịt được rất nhiều người ưa chuộng. Nhưng nay, để đảm bảo vệ sinh và phòng ngừa bệnh tật, các món vịt thường được chế biến kỹ.
Ở miền Bắc, trong mùa hè ngoài các món vịt truyền thống còn có món vịt om sấu cực kỳ ngon và dễ ăn. Sấu cũng là thứ quả đặc trưng chỉ có ở miền Bắc, chỉ cần khéo léo một chút, thêm vài ba lạng sấu vào nồi nấu vịt, ra được món vịt om thanh mát, bổ dưỡng, ăn kèm với bún.
Ngoài ra, bạn có thể chế biến các món như vịt luộc, vịt hấp, vịt nướng, vịt rang me.... Phần cổ cánh có thể nấu thành nồi cháo vịt ăn cũng rất đã.
Theo ihay
Ngăn ngừa rụng tóc bằng hoa quả tự nhiên Một chế độ ăn uống lành mạnh phải bao gồm hoa quả tươi, chúng không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có tác dụng làm đẹp da và ngăn ngừa rụng tóc. Ngoài ra hoa quả còn có tác dụng làm nhuận tràng, chứa nhiều enzim có lợi cho cơ thể. Chúng cũng rất giàu chất chống oxy hoá nên có khả...