Tình trạng đau đầu trong ngày đèn đỏ có thật sự đáng lo và nên làm gì để khắc phục nó?
Ngoài đau bụng, đau lưng thì hiện tượng đau đầu cũng là triệu chứng thường hay gặp phải trong kỳ kinh nguyệt của hội con gái.
Các chuyên gia cho biết, nữ giới khi xuất hiện những cơn đau nửa đầu trong kỳ kinh nguyệt thường có liên quan đến hormone. Khi hormone estrogen sụt giảm trong những ngày sát kỳ kinh thì tình trạng đau nửa đầu sẽ tăng lên. Điều này cũng có thể là do estrogen giúp hoạt hóa phần não để điều hòa cảm nhận đau của não. Nếu estrogen giảm xuống thì não sẽ không thể chống chọi lại để dập tắt cơn đau đầu được.
Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, nguy cơ đau nửa đầu sẽ tăng 25% trong 5 ngày trước ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt và tăng khoảng 71% trong 2 ngày trước kỳ kinh nguyệt. Tình trạng đau nửa đầu thường cao nhất trong ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt và có thể kéo dài thêm 2 ngày sau đó.
Những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau đầu trong ngày đèn đỏ:
*Do hormone estrogen bị rối loạn:
Khi lượng hormone estrogen trong cơ thể bạn giảm xuống đột ngột, nhất là trong kỳ kinh nguyệt thì nguy cơ gặp phải triệu chứng đau nửa đầu sẽ tăng cao. Do hormone estrogen giúp hoạt hóa phần não để điều hòa các cảm nhận của não. Vậy nên, khi estrogen giảm xuống thì não bộ sẽ hoạt động chậm hơn và dễ gây ra những cơn đau nhức đầu trong kỳ kinh nguyệt.
*Do gặp căng thẳng thần kinh quá mức:
Nếu bạn để cơ thể gặp căng thẳng thường xuyên trong kỳ đèn đỏ do áp lực công việc hay học tập thì nó cũng có thể trở thành một nguyên nhân gây đau đầu trong những ngày này.
Video đang HOT
*Do mất một lượng máu đảng kể trong ngày đèn đỏ:
Cơ thể mất quá nhiều máu trong kỳ kinh nguyệt cũng là nguyên nhân gây ra những triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, chân tay bủn rủn…
Phải làm gì để ngăn chặn những cơn đau đầu xuất hiện trong kỳ kinh nguyệt?
- Tránh uống đồ có cồn, hay sử dụng các chất kích thích hoặc các loại quả chua.
- Tuyệt đối không ăn quá cay hoặc quá mặn trong những ngày này.
- Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm cung cấp sắt và tốt cho sức khỏe như gan, thịt bò…
- Không để bụng đói quá lâu (dễ làm dạ dày trống rỗng, khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải).
- Duy trì giờ giấc sinh hoạt, ngủ nghỉ hợp lý, không thức khuya hay làm việc căng thẳng.
- Xoa bóp vùng đầu trong những ngày này.
- Tập yoga hoặc ngồi thiền để giúp máu lưu thông tốt và giảm bớt tình trạng đau nhức, mệt mỏi.
Source (Nguồn): NCBI, Women’s Health
Liên tục làm điều này trong ngày đèn đỏ, cô gái trẻ không ngờ mình lại mắc bệnh ung thư cổ tử cung
Vì chiều theo ý muốn của bạn trai nên cô gái này đã phải nhận một cái kết quá đắng cho sức khỏe sinh sản của mình.
Tiểu Mỹ (23 tuổi) là một cô sinh viên vừa mới tốt nghiệp Đại học. Cô và bạn trai yêu nhau cũng đã được mấy năm, sau khi tốt nghiệp, hai người quyết định thuê một phòng trọ ở chung với nhau. Được biết, bạn trai của Tiểu Mỹ là một chàng trai rất tâm lý, biết cách quan tâm người yêu. Tuy nhiên, anh chàng này lại có một sở thích lạ là "yêu" trong ngày đèn đỏ.
Cứ mỗi lần Tiểu Mỹ đến kỳ kinh nguyệt, bạn trai Tiểu Mỹ đều yêu cầu được "yêu". Mặc dù luôn muốn từ chối nhưng vì bạn trai năn nỉ, dỗ dành nên cô lại mềm lòng mà chiều theo ý bạn trai. Sau mỗi lần "yêu" trong kỳ kinh nguyệt, Tiểu Mỹ cảm thấy cơ thể rất mệt mỏi, suy kiệt.
Ảnh minh hoạ
Một thời gian sau, phần bụng dưới của Tiểu Mỹ còn có hiện tượng đau nhức, có khi cơn đau lan tới cả vùng eo của cô. Khi nói triệu chứng này với bạn trai, anh chàng cho rằng đây là một điều hết sức bình thường. Sau đó, anh ta đến hiệu thuốc mua một vài viên chống viêm về cho Tiểu Mỹ uống.
Vậy nhưng, cơn đau của Tiểu Mỹ lại ngày càng nghiêm trọng hơn sau khi cô uống thuốc. Đến lúc không thể chịu nổi được nữa, Tiểu Mỹ mới gọi bạn trai đưa cô đến bệnh viện. Sau khi kiểm tra, bác sĩ thông báo Tiểu Mỹ đã mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Điều này khiến cô và bạn trai vô cùng bất ngờ và bàng hoàng không tin nổi.
Tại sao Tiểu Mỹ lại mắc bệnh ung thư cổ tử cung?
Khi được hỏi về thói quen sinh hoạt hàng ngày, Tiểu Mỹ chia sẻ về chuyện thường quan hệ với bạn trai trong ngày đèn đỏ. Qua đó, bác sĩ đã phần nào đoán ra được nguyên nhân dẫn tới căn bệnh ung thư này của cô. Bác sĩ giải thích rằng, nếu "yêu" trong kỳ kinh nguyệt, vi khuẩn từ người nam giới sẽ lây lan vào âm đạo của nữ giới. Lúc này, máu trong kỳ kinh nguyệt chính là môi trường lý tưởng để nuôi dưỡng vi khuẩn và các vi sinh vật phát triển.
Do niêm mạc tử cung trong ngày đèn đỏ vốn rất mỏng manh, dễ rách hoặc dễ bị tổn thương khi cọ sát mạnh. Điều này cũng khiến cho vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào và gây nên tình trạng viêm nhiễm niêm mạc tử cung. Thậm chí, nó còn có thể ảnh hưởng đến cả ống dẫn trứng và các cơ quan vùng chậu, từ đó gây ra hàng loạt bệnh viêm nhiễm ở phái nữ. Nếu chủ quan không điều trị trong một thời gian dài thì bệnh sẽ tiến triển thành ung thư.
Vậy phải làm gì để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung?
- Sinh hoạt lành mạnh, "quan hệ điều độ", đúng cách: Các bác sĩ khuyên rằng, nữ giới nên tránh quan hệ giao hợp trong ngày đèn đỏ. Ngoài ra, nếu quan hệ trong những ngày bình thường mà thấy có hiện tượng xuất huyết âm đạo thì nên chủ động tới gặp bác sĩ để kiểm tra ngay.
- Chủ động điều trị sớm các chứng viêm nhiễm: Ngay khi biết mình mắc phải các bệnh phụ khoa như xói mòn cổ tử cung, viêm cổ tử cung mãn tính hay bất kỳ loại viêm nhiễm nào khác thì bạn nên chủ động đi khám để được bác sĩ tư vấn, đưa ra giải pháp chữa trị triệt để. Bởi những bệnh viêm nhiễm vùng kín nếu càng để lâu sẽ càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung rất cao.
- Sửa bỏ những thói quen xấu: Hút thuốc lá được biết tới là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ung thư cổ tử cung. Bên cạnh đó, nữ giới cũng không nên thức khuya mà cần duy trì lối sống lành mạnh, ăn ngủ điều độ để giảm bớt nguy cơ mắc bệnh.
- Tiến hành đi sàng lọc ung thư hàng năm: Theo các khuyến nghị từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cần chủ động đi tầm soát ung thư định kỳ một lần mỗi năm để tiến hành sàng lọc nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cũng như nhiều loại ung thư khác.
Source (Nguồn): Sina, WHO
Bí kíp giảm đau bụng kinh đơn giản hiệu quả Đau bụng kinh luôn là vấn đề khiến bạn gái lo lắng vào mỗi kỳ kinh nguyệt. Dưới đây là các cách giảm đau bụng kinh và thoải mái vượt qua những ngày "đèn đỏ" nhạy cảm. 1. Chườm nước ấm vào bụng Khi bị đau bụng kinh, bạn có thể lấy một ít nước ấm cho vào bình thủy tinh hoặc bình...