Tính toán của Trung Quốc khi đệ đơn gia nhập hiệp định CPTPP
Giới quan sát đã chỉ ra những tính toán khác nhau đằng sau việc Trung Quốc trong tuần này chính thức đệ đơn gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình năm ngoái từng tuyên bố, Trung Quốc sẵn sàng gia nhập CPTPP (Ảnh: Tân Hoa Xã).
Trung Quốc ngày 16/9 thông báo đã chính thức đệ đơn gia nhập CPTPP – một hiệp định tự do thương mại vốn do Mỹ lập ra trong một nỗ lực nhằm kiềm chế ảnh hưởng của Bắc Kinh, song cuối cùng Washington lại rút khỏi thỏa thuận.
Quyết định đệ đơn gia nhập này là kết quả của nhiều tháng thảo luận ở sau hậu trường của giới chức Trung Quốc với một số nước thành viên TPP sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình năm ngoái tuyên bố, Trung Quốc muốn tham gia vào hiệp định.
Với quyết định này, Trung Quốc là nước thứ hai đệ đơn gia nhập hiệp định có 11 thành viên. Đầu năm nay, Anh cũng đã đệ đơn gia nhập và được chấp thuận bắt đầu quá trình đàm phán.
Mở rộng ảnh hưởng
Tại cuộc họp báo ngày 18/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết: “Tôi muốn nhấn mạnh, Trung Quốc ủng hộ tự do hóa thương mại và tham gia vào hợp tác, hội nhập ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Việc Trung Quốc đệ đơn gia nhập một lần nữa cho thấy quyết tâm mở cửa và thúc đẩy hợp tác khu vực”.
Trung Quốc nộp đơn gia nhập CPTPP chỉ một ngày sau khi Mỹ, Anh và Australia thông báo thỏa thuận an ninh quốc phòng (gọi tắt là AUKUS) – một thỏa thuận được cho là nhằm kiềm chế tầm ảnh hưởng của Trung Quốc.
Video đang HOT
Giới quan sát cho rằng, nếu trở thành thành viên của CPTPP, Trung Quốc sẽ có một số đòn bẩy địa chính trị bằng cách tạo ra sức mạnh kinh tế đối trọng với liên minh quân sự. Nói cách khác, theo New York Times , đây là cách để Bắc Kinh thu hút các đồng minh truyền thống của Washington vào quỹ đạo kinh tế của họ.
Trung Quốc đang mở rộng ảnh hưởng bằng sức mạnh kinh tế (Ảnh minh họa: Getty).
Nếu gia nhập thành công, Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn nhất trong số các thành viên CPTPP và đó sẽ là bước đi quan trọng để Bắc Kinh tăng cường ảnh hưởng ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương sau Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
Gao Lingyun, chuyên gia thuộc Học Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, bình luận với Thời báo Hoàn Cầu (Global Times) rằng, quyết định xin gia nhập CPTPP là một bước đi quan trọng đối với sự tham gia của Trung Quốc trong việc thiết lập các thỏa thuận kinh tế, thương mại. Chuyên gia Gao nói, nó có thể giúp Bắc Kinh có vị thế tốt hơn trong việc quyết định các quy tắc thương mại trong tương lai.
“Đây là một tính hợp lý của Trung Quốc. Trong bối cảnh thị trường Trung Quốc đang thúc đẩy sự phục hồi của kinh tế thế giới hiện nay, họ đang có một ưu thế lớn”, Hosuk Lee-Makiyama, Giám đốc Trung tâm Kinh tế Chính trị Quốc tế ở Brussels, nhận định.
SCMP dẫn nhận định của giới chuyên gia cho rằng, quyết định của Trung Quốc có thể gây sức ép với Mỹ phải thúc đẩy chiến lược thương mại ở châu Á – Thái Bình Dương bằng cách gia nhập trở lại CPTPP hoặc lập một hiệp định mới ngang tầm.
Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama đã lập ra Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP, hay tiền thân của CPTPP). Tuy nhiên, năm 2017, chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump đã rút khỏi thỏa thuận này.
Hiện chưa rõ chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden có quyết định quay trở lại hiệp định hay không, nhưng Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki hôm 16/9 bình luận: “Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với các quốc gia khác trong khu vực về các mối quan hệ, đối tác kinh tế, và nếu có cơ hội đàm phán, chúng tôi có thể tham gia”.
Những trở ngại
Ngoại trưởng Nhật Bản Motegi Toshimitsu cho biết, Nhật Bản sẽ xem xét kỹ lưỡng và tham vấn các nước sau khi Trung Quốc đệ đơn gia nhập CPTPP (Ảnh: Reuters).
Đơn xin gia nhập CPTPP của Trung Quốc cho thấy tình hình địa chính trị ngày càng phức tạp ở châu Á, nơi Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn nhất và là đối tác thương mại chính của nhiều quốc gia, song sự cạnh tranh với Mỹ ngày càng gay gắt. Australia, Singapore, New Zealand, Nhật Bản đều là thành viên của CPTPP, là đồng minh thân cận của Mỹ, nhưng cùng với Trung Quốc, các nước này cũng là thành viên của RCEP.
Căng thẳng ngoại giao, quân sự giữa Trung Quốc và Nhật Bản – chủ tịch luân phiên hiện tại của CPTPP, cũng đang leo thang. Phản ứng về đơn xin gia nhập của Trung Quốc, Ngoại trưởng Nhật Bản Motegi Toshimitsu cho biết, Tokyo sẽ xem xét kỹ lưỡng và tham vấn các nước để xác định liệu Trung Quốc đã sẵn sàng đáp ứng tiêu chuẩn cao của CPTPP hay chưa.
Bộ trưởng Thương mại Australia Dan Tehan hôm 17/9 cho biết, nước này sẽ phản đối việc Trung Quốc gia nhập CPTPP cho đến khi Bắc Kinh chấm dứt các đòn tấn công thương mại nhằm vào Australia và tuân thủ các cam kết trong hiệp định một cách thiện chí.
CPTPP được ký kết năm 2018, gồm 11 thành viên là Nhật Bản, Australia, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Trung Quốc hiện có tranh chấp thương mại với một số thành viên CPTPP, trong đó có Australia. Việc Trung Quốc nộp đơn gia nhập CPTPP làm dấy lên hoài nghi về sự sẵn sàng của Bắc Kinh trong việc tuân thủ các điều khoản trong hiệp định.
Ông Biden đề cử đại sứ ở Trung Quốc sau hơn 300 ngày bỏ trống
Tổng thống Mỹ Joe Biden đề cử nhà ngoại giao kỳ cựu Nicholas Burns làm đại sứ Mỹ tại Trung Quốc trong bối cảnh vị trí này bị bỏ trống hơn 10 tháng qua.
Ông Nicholas Burns, người vừa được đề cử làm Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc (Ảnh: USAToday).
Reuters dẫn thông tin từ Nhà Trắng ngày 20/8 cho biết, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đề cử ông Nicholas Burns, một cựu Thứ trưởng Ngoại giao và cựu Đại sứ Mỹ tại NATO, Hy Lạp, làm Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc. Việc lựa chọn ông Burns - một chính trị gia dày dặn kinh nghiệm - đánh dấu sự thay đổi đáng kể bởi trong suốt thập niên qua, vai trò này thường được trao cho một chính trị gia.
Điều này cho thấy, Tổng thống Biden dường như muốn có một đặc phái viên đóng vai trò năng động hơn giữa lúc mối quan hệ giữa hai cường quốc ngày càng rạn nứt.
Nếu được Thượng viện phê chuẩn, ông Burns sẽ bắt đầu nhiệm kỳ đại sứ tại Bắc Kinh, lấp đầy vị trí vốn bị bỏ trống kể từ tháng 10 năm ngoái sau khi cựu Đại sứ Terry Branstad dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump từ chức.
Giống như 4 người tiền nhiệm, ông Burns không được coi là một chuyên gia chính sách về Trung Quốc. Tuy nhiên, ông từng là cố vấn cho chiến dịch tranh cử của Tổng thống Biden và có nhiều năm kinh nghiệm làm việc với một số trợ lý thân cận nhất của ông Biden, trong đó có Ngoại trưởng Giống như 4 người tiền nhiệm, ông Burns không được coi là một chuyên gia chính sách về Trung Quốc.
Hôm qua, Tổng thống Biden cũng đề cử ông Rahm Emanuel làm đại sứ Mỹ tại Nhật Bản. Vị trí đại sứ Mỹ tại Nhật Bản vẫn để trống từ khi cựu đại sứ William Hagerty từ chức vào tháng 7/2019 để chạy đua vào Thượng viện, đánh dấu khoảng thời gian trống ghế đại sứ dài nhất kể từ Thế chiến thứ hai.
Ông Emanuel là cựu thị trưởng thành phố Chicago, từng làm chánh văn phòng của cựu Tổng thống Barack Obama và cố vấn cấp cao của cựu Tổng thống Bill Clinton. Trước đó, ông Emanuel từng được cân nhắc vào một số vị trí trong chính quyền Tổng thống Biden, trong đó có chức Bộ trưởng Giao thông Vận tải. Nếu được Thượng viện phê chuẩn, ông Emanuel được cho là sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố liên minh song phương trong bối cảnh Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng ở khu vực.
Mặc dù đã nhận nhiệm sở hơn 6 tháng, nhưng đến nay mới chỉ có duy nhất Đại sứ Mỹ tại Mexico Ken Salazar được phê chuẩn. Về việc chậm trễ bổ nhiệm này, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jens Psaki cho rằng lỗi là do Thượng viện.
"Chúng tôi rất thất vọng vì quá trình phê chuẩn chậm chạp, đặc biệt với các ứng viên không gây tranh cãi. Rất nhiều ứng viên chờ phê chuẩn là những người có năng lực, nhiều người nhận được sự ủng hộ của cả đảng Cộng hòa. Vậy tại sao họ vẫn chưa được phê chuẩn", bà Psaki nói. Bà cho biết, cùng thời điểm này của nhiệm sở, ông Biden đưa ra nhiều đề cử hơn cựu Tổng thống Barack Obama hay George Bush.
Mỹ trừng phạt 7 quan chức Trung Quốc Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden trừng phạt thêm 7 quan chức Trung Quốc trong bối cảnh quan hệ hai bên tiếp tục leo thang căng thẳng về nhiều vấn đề trong đó có vấn đề Hong Kong. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (Ảnh: Reuters). Theo Reuters , 7 quan chức Trung Quốc trong danh sách trừng phạt của Mỹ công bố...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tiêu thụ xe điện toàn cầu tăng mạnh, Trung Quốc chiếm hơn một nửa

Vụ nữ TikToker bị bắn khi đang livestream: Báo động tình trạng sát hại phụ nữ ở Mexico

Moody's hạ mức xếp hạng tín nhiệm đối với nền kinh tế Mỹ

Hai lính cứu hỏa thiệt mạng trong vụ cháy lớn ở Anh

Israel phát động chiến dịch tấn công quy mô lớn vào Dải Gaza

Israel tấn công các cảng tại Yemen

Trợ lý Tổng thống Putin: Xung đột Ukraine lẽ ra có thể kết thúc chỉ trong vài tuần

Hồi sinh tàu Voyager 1 sau 20 năm "tưởng như đã chết"

Mỹ công bố gói trừng phạt mới nhằm vào Iran

Baidu phát triển hệ thống AI mở ra khả năng giao tiếp giữa con người và động vật

Hàn Quốc hợp tác thúc đẩy hiện đại hóa quốc phòng của Saudi Arabia

Tướng Ukraine ước tính số binh sĩ Nga đang tham chiến
Có thể bạn quan tâm

Nhận cuộc gọi lạ, bà lão đi trình báo công an
Tin nổi bật
17:57:30 17/05/2025
Chiếc que thử thai và bí mật chồng tôi chôn giấu suốt 16 năm
Góc tâm tình
17:54:31 17/05/2025
Vụ drama "trà xanh" bị đào lại, Thiều Bảo Trâm đăng đàn giữa đêm: "Tôi từng chênh vênh, lo lắng và sợ hãi"
Sao việt
17:45:28 17/05/2025
Khoe phá dỡ nhà cũ đào được "5 thỏi vàng, 24 đồng bạc", người phụ nữ bị cảnh sát bắt ngay sau đó
Lạ vui
17:44:42 17/05/2025
Người đàn ông sở hữu hòn đảo đẹp nguyên sơ, hoàng tử trả nghìn tỷ cũng không bán
Netizen
17:43:20 17/05/2025
Vén màn âm mưu khiến siêu sao nhạc pop lâm cảnh khốn cùng: Sụp đổ vì 5000 tỷ, ai là kẻ "giật dây"?
Nhạc quốc tế
17:40:04 17/05/2025
10 năm "vịt hoá thiên nga" của cô gái "vừa ăn vừa hát": Nhan sắc thăng hạng không nhận ra, sự nghiệp vẫn lận đận
Nhạc việt
17:36:16 17/05/2025
Ra mắt Bố ơi mình đi đâu thế? 2025: Trung Ruồi, Duy Hưng "đau đầu" vì dàn nhóc tỳ, riêng Neko Lê được đặc cách
Tv show
16:59:25 17/05/2025
Vụ nam sinh gãy 3 sườn: nghi nhắn tin với bạn gái người khác để 'chia rẽ'?
Pháp luật
16:41:10 17/05/2025
Á hậu Việt và bạn gái đồng giới "đường ai nấy đi" tan sau 2 năm yêu nhau?
Người đẹp
16:37:29 17/05/2025