Tính toán của Mỹ khi mô phỏng vũ khí siêu vượt âm Nga và Trung Quốc
Mỹ đã ký hợp đồng với một nhà thầu nhằm phát triển phương tiện mô phỏng vũ khí siêu vượt âm của Nga và Trung Quốc.
Đồ họa mô phỏng thiết bị Talon-A (Ảnh: Stratolaunch).
Asia Times đưa tin, cơ quan Tên lửa Phòng thủ Mỹ (MDA) đã ký hợp đồng với hãng Stratolaunch nhằm phát triển phương tiện thử nghiệm siêu vượt âm Talon-A, mô phỏng vũ khí siêu vượt âm của Nga và Trung Quốc.
Daniel Millman, người đứng đầu mảng công nghệ của Stralolaunch, cho hay công ty này sẽ cung cấp cho MDA phương tiện có thể mô phỏng lại mối đe dọa để quân đội Mỹ hiểu được cách đánh chặn các mục tiêu siêu vượt âm.
Video đang HOT
Vũ khí siêu vượt âm được thiết kế để đánh bại các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện tại bằng cách bay với tốc độ nhanh gấp tối thiểu 5 lần tốc độ âm thanh và cơ chế né tránh các lá chắn phòng không bằng đường bay khó đoán.
Stratolaunch hiện đang trong quá trình phát triển Talon-A, nhằm cung cấp cho quân đội Mỹ công cụ tiến hành các vụ thử nghiệm siêu vượt âm. Talon-A bay nhanh gấp 6 lần tốc độ âm thanh, được trang bị công nghệ cao để thu thập dữ liệu chuyến bay trong quá trình thử nghiệm. Hiện tại, công ty đang chế tạo 2 phiên bản TA-0 và TA-1. Ngoài khả năng bay với tốc độ siêu vượt âm, các thiết bị này có thể hạ cánh tự động và cất cánh từ các đường băng thông thường.
Stratolaunch được thành lập năm 2011 bởi nhà đồng sáng lập Microsoft Paul Allen. Hợp đồng giữa MDA và Stratolaunch là động thái mới nhất của Mỹ trong nỗ lực phát triển vũ khí siêu vượt âm và các biện pháp đánh chặn loại khí tài được xem có thể thay đổi phương pháp tác chiến trong tương lai này.
Nó cũng cho thấy cuộc đua siêu vượt âm giữa họ và Nga, Trung Quốc đang nóng lên trong bối cảnh Mỹ nhiều lần thừa nhận đang đi sau 2 đối thủ liên quan tới loại vũ khí này. Gần đây, Mỹ đã lần thử 3 thử nghiệm thất bại tên lửa siêu vượt âm AGM-183A, diễn biến được xem là bước lùi của họ. Trong khi đó, cả Nga và Trung Quốc hiện đã đưa tên lửa siêu vượt âm vào biên chế.
Trung Quốc bắt đầu thử tên lửa siêu vượt âm lần đầu tiên vào năm 2014. Kể từ đó, họ đã thực hiện một số vụ thử nghiệm thành công DF-17, tên lửa đạn đạo tầm trung có thể dùng để phóng các phương tiện lướt siêu vượt âm. Nga hiện đã đưa vào biên chế dòng tên lửa Kinzhal (nhanh gấp 10 lần tốc độ âm thanh) hay Avangard (nhanh gấp 20 lần tốc độ âm thanh).
Mỹ thừa nhận đang chạy đua với Trung Quốc về vũ khí siêu vượt âm
Mỹ thừa nhận đang có một cuộc chạy đua giữa Mỹ và Trung Quốc để phát triển vũ khí siêu vượt âm mạnh nhất.
Một vụ thử tên lửa siêu vượt âm của Mỹ diễn ra hồi tháng 10 (Ảnh: Reuters).
Bộ trưởng Không quân Mỹ Frank Kendall ngày 30/11 nhận định, Mỹ và Trung Quốc đang trong một cuộc chạy đua về vũ khí siêu vượt âm, trong bối cảnh cả Washington và Bắc Kinh gần đây đều gia tăng hoạt động xây dựng và thử nghiệm loại khí tài tốc độ cao thế hệ kế tiếp.
"Có một cuộc chạy đua vũ trang, nhưng không phải để tăng số lượng mà là để tăng chất lượng vũ khí. Đó là một cuộc chạy đua đã diễn ra được một khoảng thời gian. Trung Quốc đã và đang rất quyết liệt trong cuộc đua này", ông Kendall cảnh báo.
Một vũ khí được xếp vào loại siêu vượt âm nếu nó bay nhanh hơn 5 lần tốc độ âm thanh (khoảng 6.200 km/h).
Ông Kendall thừa nhận rằng, quân đội Mỹ trước đó từng tập trung ngân sách vào các chiến dịch quân sự ở Iraq và Afghanistan và không tập trung đủ vào lĩnh vực vũ khí siêu vượt âm.
"Không phải là chúng ta không làm được gì, nhưng chúng ta chưa làm đủ", ông Kendall nhận định.
Trong bối cảnh Lầu Năm Góc sắp bước vào giai đoạn lên kế hoạch ngân sách quốc phòng cho năm tài khóa mới, ông Kendall hy vọng quân đội Mỹ có thể gia tăng ngân sách cho các chương trình vũ khí mới - ví dụ vũ khí siêu vượt âm - bằng cách cắt giảm các hệ thống cũ hoặc vận hành quá đắt đỏ.
"Tôi thích (máy bay chiến đấu) A-10. (Máy bay vận tải) C-130 là phi cơ tuyệt vời, có uy lực và hiệu quả trong nhiều nhiệm vụ. (Máy bay không người lái) MQ-9 rất hiệu quả trong việc chống khủng bố. Chúng vẫn còn hữu dụng, nhưng chúng có thể không làm Trung Quốc e ngại", ông Kendall nói.
Các nhà thầu quốc phòng Mỹ đang kỳ vọng quân đội nước này không chỉ chế tạo vũ khí siêu vượt âm, mà sẽ mở rộng thêm khí tài có nhiệm vụ phát hiện và các cơ chế để đánh bại loại khí tài này. Mỹ muốn đẩy nhanh việc phát triển vũ khí uy lực này, nhưng họ cũng muốn các nhà thầu cắt bớt chi phí của vũ khí siêu vượt âm vì tên lửa mà các nhà thầu đang phát triển hiện có giá 10 triệu USD/quả.
Trước đó, nhiều quan chức Mỹ thừa nhận họ đang chậm chân hơn đối thủ Nga và Trung Quốc trong cuộc đua vũ khí siêu vượt âm.
Mỹ trừng phạt thực thể Trung Quốc bị nghi phát triển vũ khí kiểm soát não Mỹ đưa vào "danh sách đen" 12 thực thể của Trung Quốc với cáo buộc hỗ trợ quân đội của Bắc Kinh phát triển vũ khí kiểm soát trí não. Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo (Ảnh: Reuters). Bộ Thương mại Mỹ ngày 16/12 cập nhật "danh sách đen", bổ sung thêm hơn 30 công ty, cá nhân, thực thể từ các...