Tính toán của một số nước thay đổi tác động tình hình Biển Đông
Sự thay đổi trong tính toán của một số nước về lợi ích chiến lược của các bên và cán cân sức mạnh giữa các quốc gia là nhân tố tác động đến tình hình Biển Đông
Trên đây là ý kiến về một trong những nhân tố tác động đến tình hình Biển Đông của các học giả, chuyên gia tham dự Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 6 đang diễn ra tại Đà Nẵng. Các phiên đầu tiên của Hội thảo vừa diễn ra trong ngày 17/11.
Các phiên đầu tiên của Hội thảo vừa diễn ra trong ngày 17/11
Trong ngày làm việc đầu tiên, các đại biểu tham dự hội thảo và các học giả đã đi sâu phân tích các nhân tố tác động tới tình hình Biển Đông, vai trò của các lực lượng hoạt động trên biển đối với an toàn và an ninh hàng hải trong khu vực, hiện trạng tranh chấp trên Biển Đông và chính sách của các bên liên quan.
Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình Biển Đông gần đây, các học giả nhận định có bốn nhân tố lớn sau: Thứ nhất là sự thay đổi trong tính toán của một số nước về lợi ích chiến lược của các bên và cán cân sức mạnh giữa các quốc gia.
Video đang HOT
Thứ hai là sự gia tăng của chủ nghĩa dân tộc ở tất các bên tranh chấp, trong đó có chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở một số nước.
Thứ ba là sự cạnh tranh ảnh hưởng và tập hợp lực lượng giữa các cường quốc. Và thứ tư là sự bất đồng trong việc việc lý giải và áp dụng luật pháp quốc tế tại Biển Đông.
Các đại biểu tham dự Hội thảo
Đánh giá về tình hình Biển Đông gần đây, theo các học giả, sự gia tăng căng thẳng gần đây tại Biển Đông không chỉ có khả năng tác động tiêu cực tới việc bảo tồn và phát triển các nguồn tài nguyên biển tại khu vực mà còn đe dọa an ninh các tuyến đường hàng hải quốc tế qua Biển Đông.
Về vấn đề này, có học giả cảnh báo nghịch lý, trong khi cộng đồng khu vực rất nỗ lực tránh để xảy ra xung đột, một số nước lại đang tạo ra các căng thẳng ở mức độ thấp vì tin rằng chừng nào chưa có đối đầu trực diện thì tình hình vẫn còn nằm trong tầm kiểm soát.
Đây là dấu hiệu rất nguy hiểm vì Biển Đông còn thiếu vắng một Bộ Quy tắc ứng xử hoặc một Điều ước quản lý va chạm, xung đột trên biển có tính ràng buộc pháp lý.
Tuy nhiên, các học giả cũng nhận định rằng, bên cạnh các yếu tố làm phức tạp thêm tình hình khu vực, có hai yếu tố giúp thúc đẩy hợp tác tại Biển Đông mà các bên cần phát huy là nhu cầu đối với tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế bao gồm việc đảm bảo năng lượng, quản lý và phát triển các nguồn hải sản; và bảo vệ an ninh, an toàn, tự do hàng hải trên các tuyến đường vận tải biển quốc tế.
Nhiều học giả đánh giá cao nỗ lực thiết lập đường dây nóng giữa các bên ở Biển Đông; tuy nhiên, cho rằng việc thiết lập đường dây nóng cần kết hợp với cơ chế thực hiện cụ thể nhằm đưa đường dây nóng vào hoạt động hiệu quả.
Với chủ đề “Hợp tác vì An ninh và Phát triển ở Khu vực,” Hội thảo lần này là sự tiếp nối các nỗ lực tăng cường trao đổi, tìm hiểu quan điểm giới học giả và tư vấn chính sách trong và ngoài khu vực quan tâm đến vấn đề Biển Đông nằm trong chuỗi Hội thảo quốc tế hàng năm về Biển Đông do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia Việt Nam chủ trì từ 2009.
Trong ngày tiếp theo (18/11), Hội thảo sẽ tiếp tục với bốn phiên thảo luận về quy định pháp luật quốc tế điều chỉnh về quy chế của lãnh thổ, vùng biển và vùng trời, các yêu sách tại Biển Đông và giải quyết tranh chấp biển; và các biện pháp xây dựng lòng tin và ngăn ngừa xung đột hàng hải.
Khánh Hiền
Theo dantri
Đường dây nóng về tiêm chủng
Ngày 12.10, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế công bố 7 số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận các thắc mắc từ cha mẹ có con thuộc đối tượng được tiêm trong chiến dịch tiêm vắc xin sởi - rubella cho trẻ 1 - 14 tuổi.
Các số điện thoại do các chuyên gia của Cục Y tế dự phòng, Viện Pasteur, Viện Vệ sinh dịch tễ trực và giải đáp. Cụ thể, số điện thoại Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia (TCMRQG) khu vực Tây nguyên, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây nguyên: 0986950569/0914059557/0914042644; Chương trình TCMRQG khu vực Nha Trang, Khánh Hòa, Viện Pasteur Nha Trang: 0914103331/0934808630; Chương trình TCMRQG, Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư: 04. 39721334; Đường dây nóng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế: 0963851919.
Liên Châu
Theo TNO
Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn nói gì về trào lưu "tắm nước đá"? Trước trào lưu Sao Việt đua nhau "bắt chước" các ngôi sao thế giới "thách đố" dội nước đá lên đầu; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ Anh Tuấn đã đưa ra chia sẻ cá nhân khá dí dỏm. Trào lưu Ice Bucket Challenge bắt đầu từ năm 2013 và đang lan rộng trên khắp thế giới. Tất...