Tính toán chiến lược của Bắc Kinh qua “thông điệp mới” về Biển Đông
Việc Trung Quốc thay đổi cách phát ngôn về hành động của họ tại Biển Đông là một dấu hiệu cho thấy có sự chuyển biến trong tính toán chiến lược của Bắc Kinh.
Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh (Ảnh: Global Daily News)
Tại cuộc họp báo ngày 15/5 năm ngoái, khi được hỏi về hình ảnh về các hoạt động xây dựng và cải tạo đất của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã trả lời rằng “Trung Quốc có chủ quyền không thể bàn cãi (?) tại quần đảo Trường Sa, bao gồm cả Đá Gạc Ma và vùng tiếp giáp lãnh hải. Cho dù việc xây dựng của Trung Quốc tại Đá Gạc Ma có như thế nào thì cũng hoàn toàn trong giới hạn chủ quyền của Trung Quốc”.
Tuy nhiên, Diplomat nhận định trong 5 tháng gần đây, chúng ta đã thấy một sự thay đổi lớn trong cách phát ngôn của Trung Quốc về vấn đề này. Đầu tiên là việc định nghĩa mục đích xây dựng và sau đó là một tuyên bố rằng sẽ sớm dừng các hoạt động cải tạo đất. Mặc dù vậy, có nhiều bằng chứng cho thấy sự thay đổi trong lời nói của Trung Quốc không đi đôi với việc làm khi mà Bắc Kinh vẫn lên kế hoạch hoàn thành tất cả các kế hoạch xây dựng đã bắt đầu trước đó. Nhưng dù sao, việc Trung Quốc thay đổi giọng điệu cũng là điều rất đáng quan tâm.
Sự thay đổi này cho thấy rằng Bắc Kinh đã nhận thức được những thiệt hại có thể xảy ra đối với “ sức mạnh mềm” của họ trong khu vực khi luôn ngang ngược “chúng tôi cho là vậy”. Ví dụ như Trung Quốc cho rằng việc xây dựng của nước này là “hợp pháp, hợp lý và chính đáng” chỉ đơn giản là bởi vì “chúng tôi cho là như vậy”.
Trong những tuyên bố mới đây, Trung Quốc tỏ ra “cố gắng thuyết phục” người nghe hơn (đặc biệt là với chính phủ các nước ASEAN và Mỹ) rằng họ không gây nên mối đe dọa nào và điều này chứng minh rõ ràng rằng Bắc Kinh quan tâm hơn đến hình ảnh nước mình, báo Nhật nhận định.
Video đang HOT
Thay đổi bắt đầu từ ngày 9/4 vừa qua, khi lần đầu tiên bà Hoa Xuân Oánh đưa ra những giải thích chi tiết về mục đích các công trình xây dựng của Trung Quốc tại những đảo đang tranh chấp. Họ cho rằng việc xây dựng là một ví dụ cho thấy Trung Quốc đang thực thi “trách nhiệm và nghĩa vụ quốc tế” bằng cách cung cấp các điều kiện vật chất trợ giúp cho “các hoạt động nghiên cứu và cứu trợ hàng hải, giảm nhẹ và phòng chống thiên tai, nghiên cứu khoa học biển và theo dõi thời tiết, bảo vệ môi trường và những lĩnh vực khác”. Bắc Kinh muốn rũ bỏ lời buộc tội vô trách nhiệm, đồng thời tự cho rằng Trung Quốc, với vai trò cường quốc lớn trong khu vực, “không chỉ có quyền mà còn có trách nhiệm xây dựng các cơ sở vật chất thuận lợi trên Biển Đông”(?).
Trong những tuyên bố sau đó, Bắc Kinh gợi ý thêm rằng những quốc gia các có thể sử dụng các tiền đồn này. Ngày 16/6, Bắc Kinh cũng thông báo các hoạt động cải tạo đất của họ sẽ kết thúc trong vài ngày tới mặc dù các quan chức Trung Quốc từ chối cung cấp thời gian chính xác. Dù sao thì việc xây dựng cũng vẫn sẽ tiếp diễn. Theo lời người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Lục Khảng, “sau cải tạo đất, chúng tôi sẽ tiến hành xây dựng cơ sở vật chất tại đây để đáp ứng các yêu cầu về chức năng sử dụng”.
Các nhà nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế Mỹ lưu ý rằng, trước khi đưa ra thông báo Trung Quốc đã hoàn thành việc cải tạo đất ở Đá Gạc Ma, Đá Chữ Thập và gần hoàn thành công việc tại những khu vực khác. Tuyên bố gần đây của Trung Quốc chỉ để khẳng định rằng Bắc Kinh đã hoàn thành kế hoạch cải tạo đất tại khu vực Trường Sa. Các nhà phân tích cho rằng thông báo này là “một thay đổi về thông điệp nhưng không thay đổi về chính sách”.
Tuy vậy, thay đổi trong thông điệp cũng là điều quan trọng. So với khoảng 4 tháng trước đó, các phát ngôn gần đây của Trung Quốc về Biển Đông mới đây tỏ ra khó hiểu. Thay vì bắt đầu và kết thúc bằng những tuyên bố kiểu như “chủ quyền không thể bàn cãi” thì giờ đây chúng ta có thể thấy hình ảnh Bắc Kinh đang tỏ ra “thân thiện hơn” trong những dự án xây dựng này (?). Báo Nhật cho rằng, sự thay đổi đó đáng ghi nhận vì nó cho thấy việc Trung Quốc đã nhận thức được các hành động của mình trong con mắt các bên liên quan.
Tranh chấp ở Biển Đông có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự thành công của chính sách đối ngoại ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc, đó là dự án “Vành đai và Con đường”. Con đường tơ lụa hàng hải sẽ cần phải có sự hợp tác từ phía các quốc gia láng giềng của Trung Quốc trong ASEAN.
Vì vậy, thay đổi trong thông điệp có thể là một sự điều chỉnh. Chiến lược Biển Đông của Trung Quốc bao gồm cả việc khẳng định chủ quyền trong khu vực và duy trì mối quan hệ thân thiện với các bên liên quan. Một khi Bắc Kinh đã đặt vấn đề này ra trong Sách trắng chiến lược quân sự thì nước này sẽ phải cân bằng giữa “bảo vệ quyền lợi” và “duy trì ổn định”.
Tất nhiên là sự thay đổi này vẫn còn những hạn chế, đáng kể là việc Trung Quốc chỉ thay đổi trong lời nói chứ không phải hành động. Bắc Kinh luôn khẳng định rằng họ sẽ không từ bỏ một tấc đất lãnh thổ nào, bao gồm cả đường 9 đoạn trên Biển Đông. Chính sách này chính là gốc rễ cho những tranh chấp đang tiếp diễn trong khu vực.
Hoài My
Theo Dantri/ The Diplomat
Ireland hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính
Ireland trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính thông qua trưng cầu dân ý, hứa hẹn tạo nên bước chuyển biến lớn trong xã hội nước này.
Những người ủng hộ hôn nhân đồng tính ở Ireland hôm qua tập trung bên ngoài Lâu đài Dublin, nơi kết quả cuộc bỏ phiếu được công bố. Ảnh: AP
Kết quả cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức hôm 22/5 cho thấy 62,1% cử tri Ireland đồng ý thay đổi hiến pháp quốc gia để định nghĩa lại khái niệm hôn nhân. Theo đó, hôn nhân là sự kết hợp giữa hai con người không phân biệt giới tính của họ.
Theo Washington Post, vào thời khắc kết quả cuộc bỏ phiếu được công bố, bên ngoài Lâu đài Dublin, hàng nghìn nhà hoạt động vì quyền của người đồng tính đã không giấu được niềm vui, họ ôm chầm lấy nhau, vỡ òa trong hạnh phúc vì hôn nhân đồng giới chính thực được hợp pháp hóa ở Ireland.
"Hôm nay Ireland đã làm nên lịch sử", Thủ tướng Enda Kenny tuyên bố trong một cuộc họp báo."Quyết định này khiến mọi công dân đều bình đẳng".
"Với kết quả cuộc bỏ phiếu, chúng ta đã thể hiện được ta là ai: những con người hào phóng, giàu lòng trắc ẩn, táo bạo và vui vẻ", ông Kenny nói thêm.
Phó thủ tướng Joan Burton thì cho rằng chiến thắng này "là một bước tiến màu nhiệm và đầy xúc động".
19 quốc gia khác trên thế giới cũng đã hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính nhưng Ireland là nước đầu tiên thực hiện điều này thông qua một cuộc trưng cầu dân ý. Từ các nhà lãnh đạo Giáo hội Công giáo đến những người ủng hộ quyền đồng tính đều nhận định kết quả bỏ phiếu báo hiệu một cuộc cách mạng trong xã hội Ireland.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Lạm phát ở Nga giảm lần đầu kể từ hè năm ngoái Lạm phát so với cùng kỳ năm trước của Nga giảm nhẹ trong tuần qua sau nhiều tháng tăng liên tục do sự mất giá của đồng rúp, hãng tin Interfax cho biết. Giá cả ở Nga có sự chuyển biến tích cực - Ảnh: Reuters Giá cả tăng 0,1% từ ngày 7.4 đến 13.4, dẫn đến lạm phát nguyên năm tụt xuống...