Tình tiết mới vụ xe cứu thương từ chối người gặp nạn
Mấy ngày qua dư luận đang xôn xao trước vụ xe cứu thương từ chối nạn nhân, theo tài xế xe cứu thương nguyên nhân do người nhà nạn nhân….
Trong vụ tai nạn thảm khốc trên đường cao tốc TPHCM – Trung Lương làm 7 người chết, 7 người bị thương, người dân hai bên đường đã phải leo rào mang theo xà beng và một số dụng cụ để cứu người.
Nhưng theo một số người dân gần đó, một chiếc Toyota màu trắng, mang BKS là 63M-000.16 đi qua. Chặn được xe ai cũng mừng, nhưng một lần nữa tài xế lại nhìn rồi nhấn ga cho xe chạy tiếp. Qua xác minh và được biết xe cấp cứu mang BKS 63M-000.16 là của Trung tâm Y tế huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang
Ông Ngô Văn Tỷ – Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Châu Thành – xác nhận xe cấp cứu mang BKS 63M-000.16 đúng là xe của Trung tâm, do tài xế Đỗ Văn Mười điều khiển, đi cùng điều dưỡng Nguyễn Văn Ngọc. Thời điểm đó xe đang chuyển một bệnh nhi bị bỏng đi Bệnh viện Nhi Đồng TPHCM. Khi biết vụ việc, ông Tỉ đã chỉ đạo tài xế Mười làm bản tường trình.
Hiện trường vụ tai nạn thương tâm xảy ra ngày 16/4
Sau khi vụ việc xảy ra, ông Mười kể hôm đó chở cháu bé khoảng 3 tuổi bị phỏng nặng từ cổ xuống chân đến TP.HCM cấp cứu. Đi cùng cháu bé có ba người phụ nữ. Lúc ngang qua điểm xảy ra tai nạn ông đã dừng xe và nói với ba người phụ nữ trên xe cho chở theo vài người đang bị nạn đi cấp cứu. Thế nhưng ba người phụ nữ nhất quyết không cho, họ tỏ ra hung hăng, lớn tiếng vì lo cháu bé gặp nguy hiểm.
Video đang HOT
Sau khi sự việc xảy ra, Trung tâm Y tế huyện Châu Thành đã có văn bản nhắc nhở tài xế, điều dưỡng và những cán bộ trong đơn vị rút kinh nghiệm về vụ việc.
Một lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Tiền Giang cũng cho biết theo quy định của Luật giao thông thì bất kỳ phương tiện nào lưu thông trên đường cũng phải dừng lại hỗ trợ cứu người gặp nạn trong điều kiện có thể.
Tuy nhiên khi xe đang chở người cần cứu mà dừng lại kéo dài thời gian (hay bị tác động gì đó) khiến người đang cấp cứu trên xe nguy hiểm đến tính mạng thì tài xế xe cứu thương cũng phải chịu trách nhiệm.
Nên tùy theo trường hợp mà tài xế xe cấp cứu có nhiều cách xử lý như hỗ trợ bằng cách gọi điện thoại liên hệ với xe cấp cứu khác nhanh chóng đến hiện trường giúp người.
Theo ĐVO
Đừng tưởng xe vệ sinh đường, xe tưới cây là... xe ưu tiên
Từ vụ tai nạn làm 7 người chết trên đường cao tốc TPHCM - Trung Lương cho thấy quy định pháp luật vẫn chưa rõ ràng khi các loại xe chuyên dùng cho công tác vệ sinh đường, chăm sóc cây xanh đang bị nhầm tưởng là loại xe ưu tiên.
Vụ tai nạn trên đường cao tốc TPHCM - Trung Lương làm 7 người chết (trong đó có cặp vợ chồng người Pháp) và nhiều người bị thương đang ra câu hỏi lớn về trách nhiệm, chức năng của xe bồn. Theo luật sư Nguyễn Kiều Hưng, Giám đốc Hãng luật Giải Phóng (Đoàn Luật sư TPHCM) thì từ vụ tai nạn trên, cho thấy có lỗ hổng trong các quy định luật về lĩnh vực giao thông đường bộ (GTĐB).
Chiếc xe bồn đã cản trở giao thông gây ra vụ tai nạn
Theo luật sư Hưng, hiện tại, hoạt động của các loại xe chuyên dùng phục vụ cho công tác vệ sinh đường bộ, chăm sóc cây xanh trên đường phố chưa được Luật GTĐB điều chỉnh. Thực tế, các loại xe này đang hoạt động như loại xe ưu tiên, di chuyển, dừng đổ không theo quy chuẩn nào thống nhất, nếu có thì chỉ có quy chế nội bộ của đơn vị quản lý các loại xe này. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những phương tiện tham gia giao thông đường bộ và cần phải được điều chỉnh bởi Luật GTĐB. Nếu không, khi tại nạn xảy ra, việc xử lý sẽ gặp nhiều khó khăn, vụ tại nan trên đường Cao tốc Trung Lương vừa xảy ra là một ví dụ. Các cơ quan chức năng đang lúng túng trong việc xem xét trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan.
Xe bồn phải có trách nhiệm
Theo quy định của Luật GTĐB, xe bồn cũng là một phương tiện tham gia giao thông đường bộ, nên phải tuân thủ các quy định của Luật GTĐB. Cũng theo quy định của luật này, xe bồn không phải là xe ưu tiên, nên việc tuân thủ các quy định của Luật GTĐB là tuyệt đối. Quyết định số 195/QĐ-BGTVT ngày 21/1 của Bộ Giao thông Vận tải Quy định về tổ chức quản lý khai thác tạm thời đường cao tốc TPHCM - Trung Lương có đoạn có quy định: "Người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc trong giai đoạn khai thác tạm thời có phù hiệu hoặc biểu tượng riêng thì được đi lại trên đường cao tốc (không quy định tốc độ), nhưng không gây ảnh hưởng và cản trở giao thông trên đường". Tuy nhiên, quy định này không rõ ràng và cũng không phải văn bản quy phạm pháp luật, nên nếu có nội dung trái với quy định của luật thì không có giá trị pháp lý.
Chưa làm rõ trách nhiệm của tài xế xe bồn và đơn vị quản lý trong vụ tai nạn thảm khốc
Trong vụ tai nạn làm 7 người chết vừa xảy ra trên cao tốc TPHCM - Trung Lương, theo quy định, xe bồn này đã vi phạm về tốc độ trên đường cao tốc. Đây là hành vi vi phạm các quy định về điều khiển giao thông đường bộ, nên khi xảy ra hậu quả, người điều khiển xe bồn này phải bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 202 Bộ luật Hình sự - Tội "vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ". Người điều khiển xe khách cũng có lỗi, nhưng vì người này đã chết, nên sẽ không có căn cứ khởi tố vụ án hình sự theo khoản 7 điều 107 Bộ luật Hình sự.
"Trong trường hợp này, lỗi gây ra tại nan giao thông là lỗi hỗn hợp của xe khách và xe bồn. Nên, có cơ sở để Cơ quan cảnh sát điều tra tiến hành khởi tố vụ án về hành vi phạm các quy định về điều khiển giao thông đường bộ, luật sư Hưng nói.
Những nạn nhân của vụ tai nạn
Cũng theo luật sư Hưng, Cục Quản lý đường bộ - Bộ Giao thông vận tải nếu cho phép xe bồn được lưu thông vào đường cao tốc cũng phải dựa trên cơ sở pháp luật. Tuy nhiên, chiếu theo Luật GTĐB và các quy định liên quan, chưa có văn bản luật nào quy định quy trình vận hành của xe chuyên dùng trên đường cao tốc ví dụ như quy định tốc độ, thời gian vận hành, biển báo và các biện pháp đảm bảo an toàn khác.
Vì vậy, sự cho phép xe của Cục Quản lý đường bộ, nếu có, là không có giá trị và các đơn vị, cá nhân liên quan đến việc cấp phép này phải chịu trách nhiệm hành chính trước quyết định của mình.
Công Quang
Theo Dantri
Xe cấp cứu bỏ mặc nạn nhân Vụ tai nạn thảm khốc trên đường cao tốc làm 7 người chết và nhiều người bị thương xảy ra đã 4 ngày qua nhưng chiều 19.4, tiếp xúc với PV Thanh Niên, anh Nguyễn Hoàng, một nông dân ở ấp Tân Quới, xã Tân Lý Đông (H.Châu Thành, Tiền Giang), vẫn còn bức xúc. Chiếc xe không cứu người của Trung tâm...