Tỉnh thứ 4 Tây Nguyên xuất hiện bạch hầu
H’Buôn Jê, nữ, 52 tuổi, người M’nông ở xã Bông Krang, huyện Lăk, chiều 7/7 được xác định dương tính với bạch hầu, là ca đầu tiên của tỉnh.
Ông Nay Phi La, Giám đốc Sở Y tế Đăk Lăk cho biết chính quyền địa phương đã khoanh vùng cách ly 400 người dân trong buôn Diêo – nơi bệnh nhân sinh sống. 13 người tiếp xúc gần với bệnh nhân, là chồng và con cháu, đã được cách ly, lấy mẫu xét nghiệm.
“Huyện Lăk là vùng lõm, tỷ lệ tiêm chủng không đạt yêu cầu”, ông Nay Phi La nói.
Bệnh nhân H’Buôn Dê bị sốt đã ba ngày, kèm đau họng, nuốt khó, ở nhà tự mua thuốc uống không bớt. Ngày 6/7, bệnh nhân đến Trung tâm Y tế huyện Lăk khám. Kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên hôm nay dương tính với bạch hầu.
Video đang HOT
Bác sĩ khám sàng lọc bạch hầu người dân ở nơi xuất hiện dịch tại Đăk Lăk. Ảnh: Ngô Duyên.
Bệnh nhân làm nghề nông. Trước và trong thời gian bệnh bà không đi đâu xa, không tiếp xúc với các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu. Khu vực quanh nhà bệnh nhân không ghi nhận các ca bệnh tương tự.
Chiều cùng ngày, Sở Y tế tỉnh Kon Tum ghi nhận thêm một ca bạch hầu nữa, nâng số ca trên địa bàn lên 23.
Như vậy Đăk Lăk là tỉnh thứ 4 Tây Nguyên xuất hiện bạch hầu. Trước đó, Gia Lai ghi nhận 13 ca, Đăk Nông 25 ca, Kon Tum 23.
Một tháng dịch bạch hầu lan 3 tỉnh Tây Nguyên Tây Nguyên thêm 12 ca bạch hầu Thêm 9 ca bạch hầu ở Gia Lai 16
Thêm 3 ca dương tính với bạch hầu ở Gia Lai
Ba ca dương tính với bạch hầu vừa ghi nhận đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi tỉnh Gia Lai.
Ngày 7/7, ông Đinh Hà Nam, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai cho biết Sở vừa nhận được thông tin từ Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên về kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm có thêm 3 ca dương tính với bạch hầu.
Ba người này đều ở làng Bông Hiot, xã Hải Yang, huyện Đak Đoa. Họ đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi tỉnh Gia Lai.
Như vậy, đến nay toàn tỉnh có 13 ca dương tính bạch hầu, trong đó một bé 4 tuổi không qua khỏi.
Ngành Y tế tổ chức khám, sàng lọc tại huyện Hải Yang, Đắk Đoa.
Trước diễn biến khó lường của bệnh bạch hầu, Sở y tế tỉnh Gia Lai yêu cầu các ngành chức trách triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Mọi diễn biến phải báo cáo lên đúng 15h hàng ngày để kịp thời có phương án xử lý.
Ngày 5/7, xã Hải Yang (huyện Đắk Đoa) ghi nhận 10 ca dương tính với bạch hầu, trong đó một người qua đời là bé V. (4 tuổi), 9 ca còn lại là người thân của V. và hàng xóm sống xung quanh.
Ngay sau khi bệnh nhi V. chết vì bạch hầu, ngành Y tế đã tổ chức phun hóa chất Cloramin B 0,5% khử khuẩn; khám sàng lọc và điều trị dự phòng cho toàn bộ người dân làng Bông Hiot, tiến tới mở rộng áp dụng đối với tất cả người dân xã Hải Yang.
Sở Y tế tỉnh Gia Lai cũng chuẩn bị sẵn sàng các khu cách ly, nhân lực, phương tiện, vật tư, thuốc để điều trị bệnh bạch hầu theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Ngoài ra, Sở Y tế gửi công văn đề nghị Bộ Y tế xem xét, tạo điều kiện hỗ trợ khoảng 100.000 liều vaccine Td tiêm phòng ngừa bệnh bạch hầu cho người dân trên địa bàn.
Cuộc sống biệt lập người dân nơi ổ dịch bạch hầu Không sóng điện thoại, đường sá đi lại khó khăn, cụm dân cư 12 ở xã Đăk R'măng, huyện Đăk G'long, hầu như bị cô lập hoàn toàn với bên ngoài. Đầu tháng 7, Tây Nguyên bắt đầu mùa mưa, hơn 50 km đường đất đỏ dẫn vào cụm 12 trở nên lầy lội. Nhiều dốc cao dựng đứng, ngoằn ngoèo. Muốn vào...