Tình thế ngặt nghèo của Ukraine
Nội bộ có những rạn nứt, những kết quả không khả quan ở tiền tuyến và sự “lung lay” của phương Tây trong việc duy trì viện trợ là những khó khăn mà chính quyền của ông Zelensky đang phải đối mặt.
Ukraine đang không có bước tiến trên chiến trường. Ảnh minh họa: Getty
Các chiến tuyến ở Ukraine đang dần bị tuyết bao phủ ngày càng nhiều. Theo CNN, tại Kiev, người ta có thể cảm nhận được rằng tinh thần không chịu khuất phục của người Ukraine đang bị suy giảm. Có cuộc thảo luận công khai về sự bất đồng giữa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng tham mưu trưởng quân đội Ukraine Valery Zaluzhny.
Trên khắp châu Âu, các cuộc bầu cử đang đến gần. Ngay cả nông dân Ba Lan, nước đồng minh thân thiết với Ukraine, cũng đang biểu tình và gây rắc rối lớn ở biên giới 2 nước.
Tại Mỹ, các thành viên đảng Cộng hòa ở Thượng viện đã chặn gói viện trợ 60 tỷ USD dành cho Kiev vào tối 6/12, trong bối cảnh có sự bế tắc giữa 2 đảng về chính sách nhập cư và biên giới của Mỹ.
Video đang HOT
Trong một nỗ lực phá vỡ sự bế tắc, ông Biden ngày 6/12 kêu gọi Quốc hội Mỹ không nên để “mâu thuẫn chính trị đảng phái nhỏ nhặt” cản trở việc viện trợ cho Ukraine. Tổng thống Mỹ nói: “Lịch sử sẽ phán xét gay gắt những người quay lưng với Ukraine ở thời điểm này”.
Chính phủ Anh cũng kêu gọi tiếp tục viện trợ quốc tế cho Ukraine. Tân Ngoại trưởng Anh David Cameron có cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ tại Washington để thảo luận một số vấn đề, trong đó có vấn đề Ukraine.
CNN cho rằng sự xáo trộn và mất đoàn kết ngày càng gia tăng giữa các đồng minh của Ukraine.
Ở phương diện truyền thông, có một số bài báo nêu lý do tại sao cuộc phản công của Ukraine không mang lại kết quả như mong muốn. Tờ Washington Post dẫn lời các quan chức Mỹ giấu tên nói rằng Kiev hành động quá muộn hoặc ít chịu lắng nghe các đồng minh.
Trong khi đó, các quan chức Ukraine tỏ ra ngạc nhiên trước việc các đồng minh vẫn mong đợi Kiev thực hiện các cuộc tấn công quân sự phức tạp nhưng không cung cấp kịp thời vũ khí để tạo ưu thế.
Theo CNN, tình hình ở tiền tuyến cũng không mấy khả quan với Kiev thời điểm này. Ở phía tây, Ukraine được cho là đã vượt sông Dnipro, thiết lập đầu cầu đổ bộ và đe dọa tấn công tuyến đường tiếp cận của quân Nga tới bán đảo Crimea từ phía tây. Tuy nhiên, sau bước tiến đó, thành phố Kherson (hiện do Ukraine kiểm soát) đã phải trả giá bằng các cuộc pháo kích liên tục. Quân đội Ukraine có thể giành được bước tiến nhất định ở mặt trận phía tây nhưng cần phải nỗ lực rất nhiều để tạo ra bước ngoặt và duy trì việc tiếp tế cho lực lượng vượt sông.
Các chiến tuyến bên dưới vùng Zaporizhzhia, đông nam Ukraine – nơi quân đội Ukraine tập trung tấn công vào thành phố Melitopol – gần như không có bước tiến nào. Bước đột phá mà phương Tây và Ukraine kỳ vọng ở đây là cắt đứt sự liên kết giữa phần đất liền của Nga với bán đảo Crimea nhưng điều đó không xảy ra. Mùa đông khắc nghiệt sẽ khiến tốc độ giao tranh ở đây chậm hơn.
Ở phía đông, diễn biến ở thị trấn Avdiivka, nơi ít mang giá trị chiến lược nhưng đầy tính biểu tượng, ngày càng “ nóng” hơn. Các lực lượng Nga đang dần bao vây thị trấn này, giống như những gì đã làm với thành phố Bakhmut vào đầu năm nay. CNN cho rằng, quân đội Nga có thể sẽ kiểm soát được thị trấn này, giành được lợi thế tinh thần.
CNN cũng nhận định, phương Tây dường như đang cạn ý tưởng sau khi chứng kiến chiến lược chính của họ với Kiev thất bại, và giờ đây cho rằng viện trợ cho Ukraine là vô ích vì không thể giành thắng lợi rõ ràng trong cuộc xung đột.
Tây Ban Nha sẵn sàng ký thỏa thuận với Anh về Gibraltar
Tây Ban Nha sẵn sàng ký thỏa thuận với Anh về quy chế hậu Brexit của vùng lãnh thổ Gibraltar trong ngày 29/11.
Gibraltar chính thức trở thành 1 thành phố của Vương quốc Anh Tây Ban Nha, Anh đạt thỏa thuận mở cửa biên giới vùng lãnh thổ Gibraltar Vấn đề về vùng lãnh thổ Gibraltar gây thêm trở ngại cho tiến trình Brexit
Khách du lịch tại Gibraltar. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trên đây là tuyên bố của Ngoại trưởng Tây Ban Nha, Jose Manuel Albares khi trả lời phỏng vấn với kênh truyền hình Telecinco của nước này, trước khi lên đường đi gặp ông David Cameron, người mới được bổ nhiệm làm Ngoại trưởng Anh, ở Brussels (Bỉ).
Ngoại trưởng Albares cho biết đã có cuộc điện đàm với ông Cameron ngày 27/11. Cả hai nhất trí gặp nhau tại Brussels để tiếp tục thảo luận về quy chế của Gibraltar. Ông Albares nhấn mạnh Tây Ban Nha đã đưa ra "một thỏa thuận cân bằng và hào phóng" từ cách đây vài tháng, đồng thời cho biết nước này muốn thỏa thuận được ký ngày 29/11. Ông Albares sẽ bay sang Brussels trong ngày 28/11.
Gibraltar là vùng lãnh thổ hải ngoại thuộc Anh, nằm gần cực Nam bán đảo Iberia và giáp với Tây Ban Nha. Sau khi nhượng lại vùng đất này cho Anh theo thỏa thuận năm 1713, Tây Ban Nha đã nhiều lần kêu gọi trả lại vùng đất này. Quy chế của Gibraltar và cách thức kiểm soát biên giới với Tây Ban Nha đã trở thành tâm điểm bất đồng, kể từ cuộc trưng cầu ý dân tại Anh vào năm 2016 về việc rời Liên minh châu Âu (EU). Vùng đất này không nằm trong thỏa thuận Brexit giữa Anh và EU.
Ngày 31/12/2020, Tây Ban Nha, Anh và EU đã nhất trí rằng trong thời gian chờ đợi một giải pháp lâu dài, Gibraltar sẽ vẫn là một phần trong các thỏa thuận của EU như khu vực Schengen và Tây Ban Nha sẽ kiểm soát cảng và sân bay.
Ủy ban châu Âu và Tây Ban Nha đã gửi cho Anh một đề xuất, gồm mở cửa biên giới trên đất liền của Gibraltar với Tây Ban Nha vào cuối năm 2022 và đảm bảo người dân được tự do qua lại.
Lý do Israel và Hamas hoãn thực hiện thỏa thuận con tin và ngừng bắn Theo kênh CNN ngày 23/11, hiện chưa chắc chắn về lý do trì hoãn thực hiện thỏa thuận thả con tin giữa Israel và Hamas, nhưng một quan chức Israel cho rằng việc trì hoãn này không nghiêm trọng và có thể do một số chi tiết nhỏ về vấn đề thực hiện. Cảnh đổ nát sau các cuộc oanh tạc của Israel...